Trong tác phẩm Hai đứa trẻ ngọn đèn con của chị Tí được miêu tả như thế nào

Mở bài: Đọc truyện ngắn Thạch Lam-cây bút xuất sắc của VHVN trước 1945, người đọc luôn luôn có những dư âm nhức nhối trong lòng. Những truyện không có chuyện, thế mà vẫn vượt qua được lớp bụi thời gian hơn nửa thế kỉ, sống mãi trong lòng độc giả. Truyện ngắn Hai đứa trẻ cũng vậy; mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết đều gợi cho người đọc những liên tưởng sâu xa. Đặc biệt là hình ảnh ngọn đèn leo lắt từ gian hàng của chị Tí – Hình ảnh nhỏ những lại có sức gợi ám lớn.

Thân bài:

1, giới thiệu hình ảnh ngọn đèn trong tác phẩm:

1.1: xuất hiện trực tiếp qua cảm nhận của nhân vật Liên

- Ngọn đèn Hoa Kì... - Quần sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng chị Tí... - giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí và bếp lửa bác Siêu....

1.2: Xuất hiện qua bút pháp tương phản: ánh sáng ngọn đèn với ánh sáng của đoàn tàu:

- Một TG khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng của ngọn đèn chị Tí và ánh lửa bác Siêu.. - Ngọn đèn con chỉ chiếu sáng 1 vùng đất nhỏ... ==> ngọn đèn gắn với chõng hàng chị Tí, là hình ảnh quen thuộc , chân thực và bình dị của cuộc sống đời thường của những người lao động nghèo

2. Ý nghĩa:

2.1: Hình ảnh ngọn đèn tô đậm bức tranh phố huyện nghèo khổ, tù đọng cùng những kiếp người tàn nơi đây:

+, ngọn đèn gắn với chõng hàng chị Tí nên trước hết nó cho thấy được cuộc sống nghèo khổ, vất vả của chị Tí: - Ngày chị đi mò cua bắt tép, tối đến chị dọn cái hàng nước.... - Chị Tí chả kiếm đc bao nhiêu... + Ko chỉ là chị Tí, ngọn đèn còn là biểu tượng của những kiếp người tàn trong phố huyện [những đứa trẻ con nhà nghèo, chị em Liên, gia đình bác Xẩm, bác Siêu, bà cụ Thi điên...] +, ngọn đèn chỉ chiếu sáng 1 vùng đất nhỏ giữa không gian bao la đặc 1 màu đen tối==> chỉ là nguồn sáng leo lắt và yếu ớt, dường như vô nghĩa với màn đêm=> gợi lên sự tàn lụi, leo lắt của cuộc sống vất vả, cơ hàn nơi phố huyện.

2.2: Ngọn đèn cũng là biểu tượng cho một niềm hi vọng về 1 tương lai tươi sáng, về sự không tàn lụi của cuộc đời mà Liên và người dân phố huyện vẫn hằng mong ước:

+, trong sự ngự trị của đêm tối ở phố huyện, Thạch Lam vẫn thắp lên cho con người nơi đây một chút hi vọng nhỏ nhoi, le lói. Một ánh sáng sáng lên trong đêm tối không đủ xua tan bóng đêm nhưng đủ để người dân quê có thể hi vọng cải thiện cuộc sống của mình... - Chị Tí ngày nào cũng thắp đèn từ chiều tối đến đêm khuya, những mong có thể kiếm thêm chút gì đó...

2.3: Hình ảnh ngọn đèn còn biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của con người nơi đây:

+, Ngọn đèn leo lắt nhưng vẫn bền bỉ cháy từ lúc chiều tà đến đêm khuya thể hiện sự kiên trì trong lòng con người nơi phố huyện, không chỉ là kiên trì, đó còn là sự chăm chỉ, cần mẫn, chịu thương chịu khó của những người con phố huyện. + Quầng sáng thân mật: Đó chính là tình làng nghĩa xóm của những con người nơi đây. Tình người ấm áp, nghĩa tình của những người cùng cảnh ngộ, trong đêm tối, họ cùng nhau thao thức chờ tàu đêm đi qua phố huyện

3, Đánh giá:

3.1: Nghệ thuật:

- Hình ảnh ngọn đèn là 1 hình ảnh đặc sắc, được miêu tả qua cảm nhận của nhân vật Liên và qua thủ pháp tương phản - Là hình ảnh đa nghĩa, giàu sức gợi, giúp cho người đọc khả năng liên tưởng, lay thức tâm hồn - Thể hiện đặc điểm phong cách truyện ngắn Thạch Lam


3.2: Nội dung tư tưởng:

- Góp phần nổi bật bức tranh thiên nhiên, cuộc sống phố huyện tĩnh lặng, tối tăm, đượm buồn - Thể hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc của tác giả: Cổ vũ, đề cao khát vọng đổi thay của con người phố huyện, đề cao vẻ đẹp tâm hồn con người và thương xót cho những kiếp người khổ cực, lầm than...


Kết bài:


Chỉ một ngọn đèn đủ để người đọc phải thổn thức suốt hơn 50 năm, Thạch Lam thực sự đã để lại dấu ấn lớn trên văn đàn Văn học Việt Nam hiện đại với cái tài và cái tâm của một người nghệ sĩ chân chính.

//diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=153179


Đề 1: cảm nhận của anh chị về ngọn đèn con của chị Tí trong HĐT, từ đó rút ra nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của TL.

1. Giới thiệu.


- Trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu sắc, mỗi truyện như một bài thơ trữ tình giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm yêu mến, chân thành và sự nhạy cảm trước nhưng biến thái của cảnh vật và lòng người, TL đã đến với làng văn nhẹ nhàng mà đầy dấu ấn.
- HĐT là tác phẩm đặc sắc của nhà văn in trong tập “Nắng trong vườn”[1938]. Tác phẩm có sự hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.
- Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng thành công nhiều hình ảnh, chi tiết nghệ thuật mà nổi bật nhất là hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí, qua đó bộc lộ rõ nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của TL.

2. Cảm nhận.


- Hình ảnh xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, gắn với chõng hành của chị Tí.
- Hình ảnh chân thực, bình dị và gần gũi, thân thương trong cuộc sống đời thường của người lao động.
- Hình ảnh có sức ám ảnh, dư ba:
+ Nó là hình ảnh ẩn dụ, gợi sự cảm thương sâu sắc về những kiếp sống lay lắt, tăm tối, không ánh sánh, không tương lai, có tác dụng tô đậm sự tăm tối, nghèo khổ của phố huyện khi chiều xuống.
+ Nó gợi sự đồng cảm, nâng niu, trân trọng của tác giả đối với những khát vọng bé nhỏ, mong manh, mơ hồ về cuộc sống tươi sáng của người lao động nghèo.
+ Là hình ảnh thể hiện ước mơ, khát vongj về một sự đổi thay về một tương lai tươi sáng hơn của người lao động nghèo.

3. Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của TL.


- Ông có sở trường vè truyện ngắn không có cốt truyện, mỗi tác phẩm như một bài thơ trữ tình đượm buồn.
- Giọng điệu điềm đạm, thể hiện tình yêu thương , thường đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm nhân vật.
- Khả năng khám phá vẻ đẹp của cuộc sống đời thường bình dị mà sâu sắc, giàu ý nghĩa.
- Đậm yếu tố hiện thực mà vẫn giàu chất thơ, lãng mạn.

4. Đánh giá.


- Hình ảnh ngọn đèn con của chị Tí giúp người đọc cảm nhận được ở TL một tấm lòng chân cảm sâu sắc với những con ngườ lao động nghèo khổ, bé nhỏ trong cuộc sống đời thường.
- Những hình ảnh đó còn góp phần khẳng định TL là một tài năng truyện ngắn bậc thầy.

bài làm này khá đặc sắc, các bạn co thể tham khảo được

/////////////////////////////////////////////////////////////////////

Hai đứa trẻ – Thạch Lam – Ý nghĩa chi tiết ngọn đèn chị Tý. Gợi ý: a. Ngọn đèn dầu của chị Tý trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” được miêu tả: ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí; ngọn đèn phát ra “quầng sáng thân mật”; ngọn đèn chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ

b. Ý nghĩa: 

– Ánh sáng ngọn đèn con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí.

– Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại: mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ nhoi đầy bế tắc, buồn chán của chị em Liên,…; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống lam lũ, vật vờ,…trong cái đêm tối mênh mông của xã hội cũ.

– Niềm đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với số phận con người, đặc biệt là số phận người nông dân trước 1945. Đồng thời đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.

Gợi ý:

a. Ngọn đèn dầu của chị Tý trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” được miêu tả: Ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí; ngọn đèn phát ra “quầng sáng thân mật”; ngọn đèn chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ

b. Ý nghĩa: 

- Ánh sáng ngọn đèn con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí.

- Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại: Mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ nhoi đầy bế tắc, buồn chán của chị em Liên,…; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống lam lũ, vật vờ,… Trong cái đêm tối mênh mông của xã hội cũ.

- Niềm đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với số phận con người, đặc biệt là số phận người nông dân trước 1945. Đồng thời đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.

loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề