Trường học an toàn, thân thiện -- bình đẳng

Quyết định 1355/QĐ - TTG ngày 12/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý; Kế hoạch số 4792/KH - UBND, ngày 24/10/2017 vủa UBND tỉnh về Triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý.

Nghị định số 97/2017/NĐ-CP

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/2013/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 7 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

[HNM] - Ngày 14-8, tại Sở GD-ĐT Hà Nội diễn ra hội thảo xin ý kiến đóng góp vào dự thảo "Nguyên tắc, nội quy ứng xử bình đẳng giới trong trường học". Đây là một trong những nội dung quan trọng của khuôn khổ dự án "Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng" do Sở GD-ĐT Hà Nội và Tổ chức Plan quốc tế tại Việt Nam triển khai ở 20 trường học.

Hội thảo xây dựng nguyên tắc, nội quy trong trường học của Hà Nội.

Chia sẻ của Ban soạn thảo được hầu hết các đại biểu tham dự hội thảo thống nhất cao. Đó là việc xây dựng bộ nguyên tắc, nội quy ứng xử bình đẳng giới trong trường học là cần thiết khi tình trạng bạo lực học đường có xu hướng gia tăng. Trên cơ sở những tài liệu, quy định của ngành giáo dục và khảo sát thực tế tại 4 trường, bộ "Nguyên tắc, nội quy ứng xử bình đẳng giới trong trường học" được xây dựng với 3 sản phẩm, gồm: Quy ước dành cho học sinh [HS], thầy cô giáo và cán bộ nhà trường, cha mẹ HS và người chăm sóc; Bảng tiêu chí đánh giá trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng; Quy trình báo cáo vấn đề bảo vệ trẻ em trong trường học. Điểm nhấn của bộ nguyên tắc, nội quy ứng xử là chính những người thực hiện cùng tham gia xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí nhằm tạo sự đồng thuận của các lực lượng liên quan để bộ nguyên tắc được triển khai hiệu quả, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng mà dự án đã đề ra. Theo lộ trình, sau khi hoàn thiện, bộ nguyên tắc này sẽ được ban hành và áp dụng tại các trường đang triển khai dự án. Theo nhà giáo Nguyễn Hùng Tiến, Hiệu trưởng Trường THCS Vạn Thắng [Ba Vì]: Việc xây dựng, ban hành bộ nguyên tắc, nội quy ứng xử bình đẳng giới trong trường học rất hữu ích, giúp cho ban giám hiệu các trường có thêm cẩm nang thực hiện công tác quản lý trường học hiện nay. Điều chúng tôi tâm đắc nhất là Ban soạn thảo đã cụ thể hóa thành quy trình ứng phó với các tình huống bạo lực một cách lôgic, khoa học. Thực chất, đây là những việc chúng tôi từng làm, nhưng đôi khi còn phải mày mò, tốn nhiều thời gian, công sức hơn và có khi chưa đạt hiệu quả mong muốn. Giờ đây chúng tôi có quy trình để xử lý hoàn thiện một sự việc cụ thể, có các địa chỉ cụ thể để nhờ sự hỗ trợ, can thiệp kịp thời. Nói về tầm quan trọng của việc xây dựng bộ nguyên tắc, cũng như việc triển khai dự án "Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng" của Hà Nội, ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên [Bộ GD-ĐT] cho rằng, đây là căn cứ quan trọng để các trường triển khai tích cực, hiệu quả phong trào thi đua "Trường học thân thiện, HS tích cực". Bộ GD-ĐT kỳ vọng những nội dung mà Hà Nội triển khai sẽ gặt hái nhiều kết quả tích cực, tạo cơ sở để mở rộng trong toàn ngành.

"Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng" là dự án do Sở GD-ĐT Hà Nội và Tổ chức Plan quốc tế tại Việt Nam triển khai từ tháng 6-2014 đến 11-2016 với sự tài trợ của Quỹ ủy thác của Liên hợp quốc.

Trong đó, ít nhất phụ huynh cũng phải “3 biết”: Biết tình hình học tập, đạo đức của con em mình để phối hợp giáo dục; biết tình hình hoạt động và khó khăn của nhà trường để tham gia hỗ trợ; biết những chủ trương, chính sách về công tác giáo dục và đào tạo để cùng thực hiện.

Lắng nghe và thấu hiểu

Thầy Nguyễn Duy Thảo - Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Khê [Đà Nẵng] đặt vấn đề: “Thầy ở đây để lắng nghe tất cả những tâm sự của các em. Các em hãy hỏi một cách thẳng thắn, nếu thầy giải quyết được sẽ giải quyết ngay. Nếu vấn đề gì vượt khỏi tầm giải quyết của nhà trường thì thầy sẽ gửi kiến nghị lên Sở GD&ĐT”. Trước sự cởi mở của thầy hiệu trưởng, gần 50 em HS tham gia buổi đối thoại không còn e dè khi đặt câu hỏi, từ chuyện tại sao nhà trường không tổ chức các buổi học dã ngoại như kế hoạch đề ra, tại sao nhà trường không thay mới những bàn học mà mặt bàn đã bị xuống cấp, đến thắc mắc sao không thấy nhà trường tổ chức giải đá bóng để HS có thêm sân chơi…

Những thắc mắc này của HS đều được thầy Hiệu trưởng Nguyễn Duy Thảo trả lời cặn kẽ, có kế hoạch rõ ràng. Như câu hỏi của em V.L về việc các phòng học ở tầng hai của trường vừa nắng vừa nóng, sao không được trang bị rèm che, thầy Thảo cho biết: “Bản thân thầy cũng thấy phòng học rất nóng nực. Nhà trường sẽ sớm bàn bạc với ban đại diện phụ huynh để trang bị rèm chống nắng tại các phòng học. Nếu ban đại diện phụ huynh không tham gia được thì trường sẽ kêu gọi nguồn giúp đỡ khác, nhất định là tháng 9 này sẽ có rèm che nắng cho các em”.

Em Phan Thị Thiên Ngân cho biết: “Từ buổi đối thoại với thầy Hiệu trưởng, chúng em được học rất nhiều điều, từ cách diễn đạt, trình bày nguyện vọng. Được thầy Hiệu trưởng khuyến khích nên chúng em mạnh dạn đặt những câu hỏi về những băn khoăn cũng như nguyện vọng của mình và đều được giải đáp những thắc mắc đó. Chúng em thấy mình được lắng nghe, được tôn trọng, thấy tự tin hơn hẳn”.

Nhiều cán bộ quản lý giáo dục đều thống nhất quan điểm rằng mục tiêu của “HS tích cực” trong phong trào “Trường học thân thiện, HS tích cực” là HS được tham gia các hoạt động trong nhà trường một cách chủ động, được bộc lộ quan điểm, rèn luyện các kỹ năng và hình thành quan hệ tốt trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Trên nền tảng của một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho sự phát triển của HS, các em dần hình thành cho mình ý thức xây dựng, bảo vệ danh dự của nhà trường, của tập thể lớp và của chính bản thân mình, biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai…

Cần sự cộng hưởng của gia đình và cộng đồng

Với đặc thù đóng chân ở địa bàn còn nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội, Trường Tiểu học Hướng Phùng [huyện Hướng Hóa, Quảng Trị] rất chú trọng đến việc tuyên truyền cho HS những kiến thức cơ bản về giữ gìn sức khỏe và vệ sinh cá nhân, an toàn giao thông, phòng tránh đuối nước, kỹ năng phòng tránh sự xâm hại cho cả HS nam và nữ…

Tuy nhiên, theo như thầy Nguyễn Mai Trọng - Hiệu trưởng nhà trường thì: “Nhờ có sự giúp đỡ của cộng đồng mà đặc biệt là các hoạt động thiện nguyện của các tổ chức, cá nhân nên nhà trường mới có đủ điều kiện để hoàn thiện dần các điều kiện cơ sở vật chất như lắp đặt hệ thống camera để đảm bảo an ninh trường học, xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn... Ngoài những khó khăn chung do điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, một phần cũng do nhận thức, hỗ trợ của phụ huynh. Ngay như việc tuyên truyền cho HS các kiến thức về an toàn giao thông, dù nhà trường tiến hành thường xuyên, nhưng trên thực tế, với những HS được phụ huynh đưa đón bằng xe máy đến trường, lại chưa có nhiều em được trang bị mũ bảo hiểm”.

Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Núi Thành [Q. Hải Châu - TP Đà Nẵng] - chia sẻ: Nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình của những nhà dân xung quanh khu vực trường, nhà trường đã thiết lập một “vành đai an toàn” để góp phần xây dựng cổng trường bình yên, can thiệp kịp thời một số trường hợp vướng mắc của HS để các em không phải nghỉ học, bỏ học. “Để xây dựng môi trường học đường thực sự an toàn, thân thiện với HS, chỉ có nỗ lực của nhà trường thôi là chưa đủ.

Chẳng hạn như, chỉ mỗi việc đưa đón HS đúng giờ của phụ huynh cũng đã hỗ trợ cho nhà trường rất nhiều” - cô Thu Nguyệt cho biết. Đã không ít lần, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Núi Thành đã phải đi đưa HS đi tìm nhà trong khi em chỉ nhớ tên đường vì 7 giờ tối mà vẫn chưa thấy phụ huynh đến đón. Có lẽ vì vậy mà ở Trường Tiểu học Trần Văn Ơn [Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng] BGH trực và bảo vệ đêm đều có một danh bạ điện thoại phụ huynh HS toàn trường để liên lạc với những trường hợp đến đón con quá muộn.

Cô Thu Nguyệt cho biết thêm: “Đối với công tác đảm bảo an toàn cho HS, thường thì nhà trường phải để ý từng chi tiết nhỏ, như chiều cao của các lan can hành lang, hệ thống quạt trần, thậm chí đến cả chốt cửa cũng được xem xét cẩn thận vì HS tiểu học thường rất hiếu động. Ngay như trong việc phổ biến các kiến thức, kỹ năng cho HS để tránh bị xâm hại, giáo viên cũng phải tìm những từ ngữ phù hợp để HS vừa có thể tiếp thu vừa không gây ngộ nhận…”.

Nhiều trường tiểu học ở Đà Nẵng như Trần Văn Ơn, Núi Thành… đều cắt đặt nhân viên phụ trách khu vực vệ sinh. Như Trường Tiểu học Núi Thành, đối với 2 khu vệ sinh chưa lắp đặt camera, sau giờ tan học, nhà trường sẽ khóa cửa, HS ở lại sinh hoạt ngoài giờ chỉ tập trung dùng nhà vệ sinh ở khu vực dãy chính, gần khu hiệu bộ. Với nhân viên phụ trách khu vực nhà vệ sinh Trường Tiểu học Trần Văn Ơn thường phải có mặt trước giờ vào học khoảng 45 phút để đảm bảo an toàn cho những HS đi học sớm.

Video liên quan

Chủ Đề