Từ nào sau đây không phải là từ láy nhẹ nhàng nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhẹ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 [Ngắn Gọn]
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 [Cực Ngắn]
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2

Câu 1 [Bài tập 1 trang 43 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 30 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1]:

Trả lời:

a. Các từ láy trong đoạn văn này: bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, thược dược, rực rỡ, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran.

b. Phân loại:

Từ láy toàn bộ bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp
Từ láy bộ phận nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, thược dược, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran

Câu 2 [trang 31 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1]: Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép?

máu mủ, râu ria, lấp ló, tươi tốt, khang khác, nấu nướng, đông đủ, đông đúc, nhanh nhẹn, hăng hái

Trả lời:

Từ láy lấp ló, khang khác, đông đúc, nhanh nhẹn, hăng hái
Từ ghép máu mủ, râu ria, tươi tốt, nấu nướng, đông đủ

Câu 3 [Bài tập 3 trang 43 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 31 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1]:

Trả lời:

– nhẹ nhàng, nhẹ nhõm:

a. Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.

b. Làm xong công việc, nó thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng.

– xấu xí, xấu xa:

a. Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xa của tên phản bội.

b. Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc, xấu xí.

– tan tành, tan tác:

a. Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡ tan tành.

b. Giặc đến, dân làng tan tác mỗi người một ngả.

Câu 4 [Bài tập 4 trang 43 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 32 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1]:

Trả lời:

Đặt câu

Từ Câu chứa từ đã cho
nhỏ nhắn Bạn ấy có vóc người nhỏ nhắn và rất xinh xắn
nhỏ nhặt Anh ta luôn tức giận với mọi người vì những điều nhỏ nhặt
nhỏ nhẻ Chị tôi làm gì cũng nhỏ nhẻ, không vội vàng hấp tấp bao giờ
nhỏ nhen Hắn vốn là một tên nhỏ nhen, không muốn chia sẻ với ai bất cứ điều gì
nhỏ nhoi Người bố tội nghiệp chỉ có một mong ước nhỏ nhoi là mua được cho con gái chiếc áo ấm mới trước khi cái rét ùa về

Câu 5 [trang 32 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1]: Tìm 5 từ láy có sắc thái nghĩa giảm nhẹ so với tiếng gốc. Đặt câu với mỗi từ đó.

Trả lời:

Từ láy có nghĩa giảm nhẹ so với tiếng gốc Đặt câu
đo đỏ Mặt trời lên gần hết, phía chân trời chỉ còn lại màu đo đỏ chứ không đỏ ối như trước
tim tím Những bông hoa bằng lăng cuối mùa lưu lại chút màu tim tím như nuối tiếc mùa hạ đang qua đi
nhè nhẹ Tiếng nhạc nhè nhẹ và du dương bao phủ khắp căn phòng
nho nhỏ Những bông hoa nhài nho nhỏ, màu trắng ngà, tỏa hương khắp không gian
thâm thấp Những mái nhà tranh thâm thấp lấp ló sau những lùm cây

Soạn văn 7 tập 1 bài 3 [trang 41]

Đối với chương trình Ngữ Văn lớp 7, nội dung phần tiếng Việt sẽ giới thiệu cho học sinh những kiến thức mới về từ vựng.

Chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Từ láy. Mời các bạn học sinh tham khảo nội dung chi tết ngay sau đây.

Soạn văn 7: Từ láy

1. Những từ láy [in đậm] trong câu sau [trích từ văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê] có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau?

- Giống nhau: các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm thanh.

- Khác nhau:

  • Từ đăm đăm các tiếng lặp lại hoàn toàn
  • Từ mếu máo có sự giống nhau về phụ âm đầu.
  • Từ liêu xiêu có sự giống nhau về vần.

2. Phân loại:

- Từ láy toàn bộ: đăm đăm

- Từ láy bộ phận: mếu máo, liêu xiêu

3. Lý do: Các từ láy bần bật, thăm thẳm được cấu tạo theo lối lặp lại [nhân đôi] tiếng gốc để cho dễ nói, xuôi tai.

Tổng kết:

- Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

- Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối [để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh].

- Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.

II. Nghĩa của từ láy

1. Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do mô phỏng âm thanh tiếng cười, tiếng khóc của con người, tiếng kêu của đồng hồ và tiếng kêu con chó.

2. Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có điểm chung về âm thanh:

a.

- Đặc điểm chung về âm thanh: đều lặp lại vần

- Đặc điểm chung về ý nghĩa: đều miêu tả về hình dáng

b.

- Đặc điểm chung về âm thanh: đều lặp phụ âm đầu

- Đặc điểm chung về ý nghĩa: đều miêu tả về trạng thái chuyển động

3. 

Nghĩa của các từ mềm mại, đo đỏ có sắc thái biểu hiện nhẹ hơn với nghĩa của các từ mềm, đỏ.

Tổng kết: Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc [tiếng gốc] thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.

III. Luyện tập

Câu 1.

a. Các từ láy là: bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran, nặng nề.

b.

- Từ láy toàn bộ: thăm thẳm

- Từ láy bộ phận: bần bật, nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran, nặng nề.

Câu 2.

Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy:

Lấp ló, nhỏ nhen, nhức nhối, khang khác, thấp thoáng, chênh chếch, anh ách. 

Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu.

- nhẹ nhàng, nhẹ nhõm

a. Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.

b. Làm xong công việc, nó thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng.

- xấu xí, xấu xa:

a. Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xa của tên phản bội

b. Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc, xấu xí.

- tan tành, tan tác:

a. Chiếc lọ rơi xuống đất vỡ tan tành.

b. Giặc đến, dân làng tan tác mỗi người một ngả.

Câu 4. Đặt câu với: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhen, nhỏ nhẻ, nhỏ nhoi

- Linh có dáng người nhỏ nhắn.

- Những chuyện nhỏ nhặt thì nên bỏ qua.

- Anh ta là một người nhỏ nhen.

- Chị ấy ăn nói rất nhỏ nhẻ.

- Tấm lòng của bác thật nhỏ nhoi.

Câu 5. Các từ trên là ghép, chứng chỉ giống từ láy ở hình thức nhưng các tiếng đều có nghĩa.

Câu 6.

- chiền: cũng có nghĩa là chùa nê: cũng có nghĩa là no, rớt: cũng có nghĩa là rơi [nhưng các tiếng trên đều mờ nghĩa]

- Các từ này là từ ghép. Vì các tiếng đều có nghĩa.

IV. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Tìm những từ láy trong các câu sau rồi phân loại chúng:

a.

Trăng cứ tròn vành vạch
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

[Ánh trăng, Nguyễn Duy]

b.

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

[Lượm, Tố Hữu]

c.

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

[Ca dao]

d.

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi

[Vội vàng, Xuân Diệu]

Câu 2. Phân biệt từ láy, từ ghép trong các từ sau: nhỏ nhắn, nhỏ xinh, nhỏ nhẹ, nhỏ nhẻ, tươi tốt, tươi tắn, tươi vui, tươi cười, xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, vui vẻ, vui tươi, vui vầy, học tập, học hỏi, học hành, lạnh lẽo, lạnh lùng, lành lạnh, mơ màng, mơ mộng, buôn bán, mộc mạc.

Câu 3. Xác định các từ láy trong đoạn văn sau:

“Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.”

[Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành]

Gợi ý:

Câu 1.

a. Các từ láy: vành vạnh, phăng phắc

b. Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, nghênh nghênh, thoăn thoắt

c. Từ láy: phất phơ

d. Từ láy: chếnh choáng

- Từ láy toàn bộ: xinh xinh, nghênh nghênh

- Từ láy bộ phận: vành vạch, loắt choắt, thoăn thoắt, phất phơ, chếnh choáng.

Câu 2.

- Từ láy: nhỏ nhắn, nhỏ nhẻ, tươi tắn, xinh xắn, vui vẻ, lạnh lẽo, lạnh lùng, vui vầy, mơ màng

- Từ ghép: nhỏ xinh, nhỏ nhẹ, tươi tốt, tươi vui, tươi cười, xinh đẹp, xinh tươi, vui tươi, học tập, học hỏi, học hành, mơ mộng.

Câu 3.

Các từ láy là: tràn trề, ngào ngạt, long lanh, gay gắt, dần dần.

Soạn bài Từ láy - Mẫu 2

I. Luyện tập

Câu 1. Đọc đoạn đầu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê [từ “Mẹ tôi, giọng khản đặc” đến “nặng nề thế này”].

a. Tìm các từ láy trong đoạn văn đó

b. Phân loại từ láy vừa tìm được

Gợi ý:

a. Các từ láy là: bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran, nặng nề.

b.

- Từ láy toàn bộ: thăm thẳm

- Từ láy bộ phận: bần bật, nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran, nặng nề.

Câu 2. Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy:

Lấp ló, nhỏ nhen , nhức nhối , khang khác, thấp thoáng , chênh chếch, anh ách.

Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu.

- nhẹ nhàng, nhẹ nhõm

a. Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.

b. Làm xong công việc, nó thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng.

- xấu xí, xấu xa:

a. Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xa của tên phản bội

b. Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc, xấu xí.

- tan tành, tan tác:

a. Chiếc lọ rơi xuống đất vỡ tan tành.

b. Giặc đến, dân làng tan tác mỗi người một ngả.

Câu 4. Đặt câu với: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhen, nhỏ nhẻ, nhỏ nhoi

- Dáng người của Hà rất nhỏ nhắn.

- Anh ta hay để ý chuyện nhỏ nhặt

- Tôi không thích người có tính cách nhỏ nhen.

- Ở đây, mọi người cần nói nhỏ nhẻ.

- Cánh chim nhỏ nhoi giữa bầu trời.

Câu 5. Các từ trên là ghép, chứng chỉ giống từ láy ở hình thức nhưng các tiếng đều có nghĩa.

Câu 6.

- chiền: cũng có nghĩa là chùa nê: cũng có nghĩa là no, rớt: cũng có nghĩa là rơi [nhưng các tiếng trên đều mờ nghĩa]

- Các từ này là từ ghép. Vì các tiếng đều có nghĩa.

II. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Phân loại từ ghép, từ láy?

Nhỏ nhắn, lạnh lẽo, bấp bênh, con đường, hoa quả, điện thoại, xinh xắn, xa xôi, máy tính, xấu xí, xinh đẹp, lo lắng, chạy nhảy, nhảy nhót, mơ màng, mơ ước, thấp thoáng.

Gợi ý:

  • Từ ghép: con đường, hoa quả, điện thoại, máy tính, xinh đẹp, chạy nhảy, mơ ước.
  • Từ láy: nhỏ nhắn, lạnh lẽo, bấp bênh, xinh xắn, xa xôi, xấu xí, lo lắng, nhảy nhót, mơ màng, thấp thoáng.

Câu 2. Hãy tìm các từ láy

- Giống nhau cả âm đầu và vần [Ví dụ: thoăn thoắt…]

- Giống nhau ở âm đầu [Ví dụ: tháp thoáng…]

- Giống nhau ở vần [Ví dụ: lon ton…]

Gợi ý:

- Giống nhau cả âm đầu và vần: xanh xanh, nho nhỏ, nghênh nghênh, trăng trắng, êm đềm, dửng dưng, bát ngát...

- Giống nhau ở âm đầu: lấp ló, tươi tắn, mảnh mai, lượn lẹo, gầy gò, bì bõm, bồng bềnh…

- Giống nhau ở vần: dong dỏng, chơi vơi, bồn chồn, bối rối, càu nhàu, bứt rứt, bủn rủn....

Câu 3. Tìm từ ghép và từ láy trong đoạn thơ sau:

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

[Ngắm trăng, Hồ Chí Minh]

Gợi ý:

  • Từ ghép: cửa sổ, nhà thơ
  • Từ láy: hững hờ

Cập nhật: 15/09/2021

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề