Uống thuốc cách uống nước cam bao lâu

Uống thuốc bao lâu thì được uống nước cam? Uống nước cam ngay sau khi uống thuốc có làm mất tác dụng của thuốc? Uống thuốc xong có nên uống nước cam? Nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết uống nước cam như thế nào mới là đúng. Trong bài viết này, Thủ Thuật Nhanh sẽ cùng bạn làm rõ vấn đề.

Nước cam là một thức uống bổ dưỡng đối với chúng ta. Đặc biệt, với những người ốm, bệnh thì nước cam cung cấp một lượng vitamin, khoáng chất giúp tăng đề kháng cơ thể, giúp bệnh nhân mau chóng bình phục. Uống thuốc, uống nước cam sao cho đúng. Uống thuốc bao lâu thì uống nước cam? Uống thuốc tây có được uống nước cam? Uống thuốc xong có nên uống nước cam?

 – Chỉ uống nước cam trước hoặc sau khi uống thuốc khoảng 1-2 tiếng.

– Uống thuốc xong không nên uống nước cam ngay sau đó.

Nhiều người cho rằng:”Nên ngừng hẳn việc sử dụng nước cam để tránh làm giảm tác dụng của thuốc”. Điều này là quan niệm hoàn toàn sai, không đúng khoa học.

Nhiều bậc phụ huynh vẫn hoài nghi việc ăn cam ngay sau khi uống thuốc liệu có làm mất tác dụng của thuốc không? Vì không hiểu chính xác về điều này nên nhiều bậc cha, mẹ cho con ăn cam hoặc uống nước cam ngay khi uống thuốc để lấn át vị đắng và gây của thuốc trong miệng bé. Hãy cùng mình tìm hiểu rõ vấn đề này.

Không nên uống nước cam ngay sau khi uống thuốc. Vì nước cam sẽ làm mất tác dụng của thuốc.

– Axit trong cam sẽ làm ảnh hưởng đến sự phân hủy thuốc trong dạ dày. Những axit này sẽ làm vỡ cấu trúc hóa học, làm giảm khả năng diệt vi khuẩn gây bệnh trong thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
– Các chất trong cam sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể. Các axit trong cam sẽ làm chậm sự hoạt động của hai men OATP1A2 và CYP3A4 có trong máu của chúng ta.

Ngoài ra, nếu bạn muốn bé không cảm thấy sợ vị đắng và gây của thuốc. Sau khi cho bé uống thuốc xong, bạn có thể cho bé uống một vài ngụm nhỏ nước lọc [ hoặc nước đun sôi để nguội]. Và nên gây sự chú ý của bé tới một vài thứ đồ chơi hấp dẫn để bé quên đi vị gây của thuốc.

Chúng ta thường phải sử dụng rất nhiều thuốc trong một tháng. Thậm chí  bạn phải 2-3 loại thuốc cho các bệnh khác nhau. Mình xin chia sẻ Cách uống thuốc khoa học mà bạn nên lưu ý để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình tốt hơn.

– Uống đúng loại thuốc, đúng bệnh.

– Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý uống thuốc.

– Không uống thuốc đã hết hạn sử dụng. [ nên kiểm tra kỹ trước khi uống]

– Nên dùng nước nguội, nước lọc để uống thuốc. Không dùng nước nóng hay nước đá, nước lạnh.

– Không dùng nước trái cây, nước ép hoa quả, nước ngọt, nước có ga, cồn,… để uống thuốc.

– Nên ngồi để uống thuốc. Không nên nằm khi uống thuốc, tránh để xảy ra hiện tượng hóc hoặc sặc khi uống.

Trên đây là đáp án cho câu hỏi “Uống thuốc bao lâu thì uống nước cam?”. Hy vọng, qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe của gia đình.

Có thể bạn quan tâm:
  • Ăn thịt chó có nên uống nước chè không?
  • Uống thuốc bao lâu thì được uống sữa?
  • Sốt xuất huyết nên ăn gì?
  • Bị cảm cúm có nên uống sữa?
  • Bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì?

Lâu nay, cam đã được biết đến là một loại quả rất tốt cho sức khỏe. Cam chứa nhiều vitamin C, chất xơ, folate và chất chống oxy hóa. Cụ thể, theo BS. Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam thì hàm lượng chất khoáng và vi khoáng có trong 100g cam [thực phẩm ăn được] bao gồm: Canxi 34mg, phốt pho 23mg, sắt 0.4mg, kẽm 0.22mg, vitamin C 40mg, folat 30µg, vitamin A 8µg, vitamin E 0.18µg, β-carotene 29µg.

Ảnh minh họa

Chính vì là loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất nên nhiều người lựa chọn uống nước cam để tăng cường sức đề kháng, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang gia tăng.

Các chuyên gia khuyến cáo, nên uống nước cam đúng cách, đúng thời điểm để đem lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.

Uống nước cam đúng cách

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để uống nước cam là từ 1 – 2 giờ sau bữa ăn sáng hoặc ăn trưa và cần uống ngay sau khi vắt vì nếu để lâu sẽ mất hết giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C.

Nước cam chỉ nên uống 1 cốc/ngày, tương ứng khoảng 200ml. Bởi theo nghiên cứu, một cốc nước cam 200ml chứa khoảng 60mg vitamin C, tương đương 100% vitamin C cơ thể người lớn cần trong 1 ngày. Vì vậy, không nên uống quá nhiều nước cam vì sẽ gây dư thừa lượng vitamin C, không cần thiết cho cơ thể.

Riêng đối với phụ nữ mang thai thì lượng vitamin C cần thiết là 80mg nên có thể uống gia tăng lượng nước cam trong ngày nhưng nên chia ra chứ không nên uống quá nhiều liền một lúc. Còn với trẻ em, chỉ uống 1/2 quả cam/ngày là đủ.

Với những người bị sốt cũng nên bổ sung nước cam vì có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch để điều hòa chức năng cơ thể chống lại tác nhân gây sốt, đào thải độc tố gây sốt ra ngoài cơ thể, điều hòa nhiệt độ giúp hạ sốt dễ hơn, kích thích tiêu hóa, cung cấp nước và chất điện giải, ngăn ngừa thiếu máu.

Sai lầm khi uống nước cam

Các chuyên gia nhận định, nước cam rất tốt, tuy nhiên, nếu uống vào những thời điểm dưới đây sẽ có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ người dùng.

Uống khi đói: Khi bụng rỗng, axit trong nước cam sẽ kết hợp với lượng aixt trong dạ dày gây nên những cơn đau dạ dày. Nếu duy trì uống nước cam thường xuyên khi bụng đói dễ gây viêm loét dạ dày.

Uống ngay sau khi ăn no: Đây là sai lầm rất nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, cách uống này có thể gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng do trong cam có rất nhiều đường, sẽ ức chế quá trình tiêu hóa của thức ăn ăn trước đó.

Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ: Nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Ngoài ra, trước khi đi ngủ, nếu uống nước cam, lượng axit còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hỏng lớp men răng.

Uống nước cam với sữa: Sự kết hợp này sẽ khiến protein trong sữa phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam gây ảnh hưởng tới tiêu hóa, làm chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy.

Ai không nên uống nước cam?

Các chuyên gia khuyến cáo, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy nên hạn chế uống nước cam vì trong nước cam chứa axit, các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.

Bên cạnh đó, người bị bệnh thận cũng cân nhắc khi dùng nước cam bởi trong cam rất giàu vitamin C, do đó, việc ăn quá nhiều cam có thể sẽ dẫn đến tiêu thụ quá nhiều vitamin C và tăng acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể, điều này sẽ dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận.

Ngoài ra, người đang dùng thuốc cũng được khuyến cáo không uống nước cam vì khi uống nước cam cùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh sẽ làm hỏng cấu trúc hóa học của các thuốc khiến tác dụng của thuốc bị giảm làm bệnh lâu khỏi hơn.

Cách uống nước cam tốt cho sức khỏe?

Xem thêm video đang được quan tâm

13 triệu chứng COVID-19 ở người nhiễm biến thể Omicron.


Chúng ta thường có thói quen đi thăm bệnh nhân là mua cam để bồi bổ cho người bệnh. Những họ không biết rằng người bệnh thường phải uống thuốc, mà uống thuốc cùng với uống nước cam có thể sẽ làm giảm nồng độ thuốc đi 23-28%. Con số này thừa sức làm thay đổi phổ tác dụng của thuốc.

Can thiệp vào khâu phân huỷ

Nước cam không phải là một lựa chọn tốt để uống cùng thuốc kháng sinh. Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hoá học của các thuốc. Và một khi mất cấu trúc hoá học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn. Bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài.

Trong dòng thuốc kháng sinh, có hai loại có phản ứng bất lợi với nước cam là:

Kháng sinh dòng beta lactam được dùng khá phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, da, cơ, xương, sinh dục… Loại này có thể bị phân hủy khi uống chung với nước cam. Và kháng sinh ciprofloxaxin [kháng sinh điển hình của dòng quinolon] thường dùng điều trị nhiễm trùng tiêu hoá và tiết niệu sinh dục.

Giảm hấp thu thuốc

Nước cam cũng có thể can thiệp vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột. Lý do là vì nước cam chứa một chất tương tự như naringin, chất này làm bất hoạt hai men vận chuyển thuốc là OATP1A2 và CYP3A4. Không có hai men này hoạt hoá, thuốc khó lòng mà được hấp thu đầy đủ.

Thuốc hạ huyết áp chẹn beta

Khi dùng chung hoặc dùng gần nhau, nước cam làm thay đổi nồng độ thuốc trong máu của các loại thuốc hạ huyết áp dòng chẹn beta như atenolol, celiprolol, talinolol; khiến thuốc không đạt được nồng độ hiệu dụng. Người ta đã đo đạc và thấy rằng khi có mặt nước cam, nồng độ thuốc hạ xuống 1/5. Mức độ kiểm soát huyết áp vì thế mà ít thành công.

Thuốc chống dị ứng

Bằng những thử nghiệm và quan sát lâm sàng, các nhà khoa học Canada đã phát hiện tác động tiêu cực của nước cam với thuốc chống dị ứng như fexofenadin – loại thuốc giúp giảm các triệu chứng ngứa, giãn mạch, nổi ban, viêm mũi dị ứng.

Kiểm tra định lượng nồng độ thuốc trong máu trên một nhóm người uống thuốc chống dị ứng có sử dụng nước cam và một nhóm không, người ta phát hiện: Ở nhóm uống thuốc bằng nước cam [1,2l/ngày], nồng độ thuốc bị giảm tử 23-28%.

Ngoài ra, thuốc trị ung thư như etoposid và thuốc chống thải ghép cyclosporine [tất cả các bệnh nhân ghép tạng nếu không được dùng thuốc sẽ không thể tồn tại quá một tuần vì phản ứng thải ghép] cũng bị giảm tác dụng bởi nước cam.

“Chống” thuốc trị loét dạ dày

Đôi khi nước cam lại đối kháng lại với tác dụng của thuốc. Nhóm thuốc chống viêm loét dạ dày [cimetidin, omeprazol, lanzoprazol…] là thuốc bị phản lại theo cách thức này.

Thuốc trị loét dạ dày là những thuốc có khả năng ức chế tiết acid giúp làm giảm nồng độ axit trong dạ dày giảm xuống; nâng độ pH lên, nhờ vậy triệt tiêu các triệu chứng bệnh. Trong khi đó, nước cam lại nhiều vitamin C, nhiều axit citric, sẽ góp phần làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Nên vô tình nước cam đã làm triệt tiêu tác dụng của thuốc trị viêm loét dạ dày.

Uống đúng, vẫn bổ

Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta phủ nhận hoàn toàn lợi ích của nước cam, bởi đây vẫn là loại đồ uống giàu dinh dưỡng. Tốt nhất bạn chỉ uống thuốc bằng nước tinh khiết để không làm ảnh hưởng đến phổ tác dụng thuốc điều trị. Và chỉ uống nước cam sau khi uống thuốc ít nhất 4h để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tác dụng và tính chất lý hóa của thuốc.

Theo Sức khỏe Gia đình

BS. Cao Hồng Phúc

Học viện Quân y


Video liên quan

Chủ Đề