Uống thuốc nam có hại thận không

Suy thận mãn tính là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận, trong đó việc sử dụng thuốc sai cách là một trong những nguyên nhân thường bị mọi người lơ là. Các thuốc gây hại cho thận có thể là các thuốc dùng ngắn ngày như thuốc kháng sinh... hoặc kể cả thuốc sử dụng mãn tính như thuốc huyết áp...

Thận là một trong những cơ quan quan trọng của con người. Chức năng của 2 quả thận là đào thải các chất độc mà cơ thể sản sinh ra và duy trì một lượng dịch cơ bản trong cơ thể. Bên cạnh đó, thận còn có các nhiệm vụ khác như bài tiết một số loại hormone tham gia điều huyết áp cơ thể, tiết ra một số chất kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu [erythropoietin] và tham gia tổng hợp vitamin D giúp hệ xương khớp chắc khỏe.

Khi các chức năng của thận không làm việc hiệu quả đồng nghĩa với tình trạng bị suy thận. Có nhiều nguyên nhân khác gây suy thận và một trong số đó là sử dụng các loại thuốc điều trị.

XEM THÊM: Uống collagen có hại thận và dạ dày không?

Kháng sinh là loại thuốc đầu tiên và hay gặp nhất có thể gây suy thận khi sử dụng không đúng chỉ định. Mỗi nhóm hoặc loại kháng sinh khác nhau gây tổn thương đến thận theo nhiều cách khác nhau.

  • Một số kháng sinh khi hoạt động có thể tạo ra các tinh thể bền chắc, khó bị vỡ và bám vào đường lưu thông của nước tiểu người bệnh;
  • Thuốc kháng sinh gây tổn thương các tế bào trong quá trình thận lọc để đào thải chúng ra ngoài;
  • Một số người bệnh dị ứng với kháng sinh và gây ảnh hưởng đến chức năng thận.

Những tác động này sẽ tăng nguy cơ xảy ra trong trường hợp bệnh nhân sử dụng kháng sinh sai cách, dùng kéo dài hoặc liều lượng cao hơn chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng sinh gây hại cho chức năng thận

Đây là nhóm thuốc giúp thận tăng quá trình lọc để bài tiết nước tiểu nhiều hơn, thuốc được chỉ định như một thuốc huyết áp, thuốc trị suy tim hoặc điều trị tình trạng sưng phù. Thuốc lợi tiểu giúp thải bớt lượng dịch dư thừa bên trong cơ thể, tuy nhiên tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này là có thể khiến bệnh nhân bị mất nước và vô tình gây tổn thương cho 2 quả thận.

Điều quan trọng nhất đối với các bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm NSAID dạng không kê đơn [như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen] hoặc được bác sĩ kê đơn đó là: không sử dụng thuốc quá thường xuyên [lạm dụng], dùng trong thời gian dài hơn hoặc sử dụng thuốc liều cao hơn chỉ định bác sĩ. Nguyên nhân là do việc lạm dụng thuốc giảm đau NSAID là nguyên nhân gây ra đến 5% trường hợp suy thận mãn tính hàng năm.

Chức năng thận có thể bị suy giảm nếu lạm dụng thuốc NSAID

Thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong điều trị các vấn đề dạ dày như chứng ợ nóng, viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản. Tác dụng của nhóm thuốc này là giảm lượng axit trong dạ dày người bệnh, tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã chứng minh nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thận nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến suy thận.

Một nhóm thuốc khác giúp điều trị các bệnh lý tương tự là thuốc kháng histamin H2. Nhóm thuốc này có ưu điểm là ít gây ra những vấn đề liên quan đến thận hơn so với thuốc ức chế bơm proton. Do đó những bệnh nhân có chỉ định PPI điều trị kéo dài cần trao đổi với bác sĩ về việc chuyển sang một loại thuốc khác vừa giúp điều trị hiệu quả vừa hạn chế tổn thương đến thận.

Các sản phẩm thuốc nhuận tràng dạng không kê đơn hoặc được bác sĩ chỉ định sử dụng đều có thể tạo ra các tinh thể lắng đọng tại thận của người bệnh, từ đó có thể làm tổn thương hoặc gây suy thận.

Những bệnh nhân đã có bệnh lý thận mãn tính trước đây cần lưu ý khi sử dụng một số loại thuốc sau vì chúng có thể làm chức năng thận xấu hơn hoặc suy thận vĩnh viễn, bao gồm:

XEM THÊM: 10 lời khuyên dùng thuốc huyết áp chuẩn xác

Thuốc điều trị cholesterol máu tăng nguy cơ gây hại cho thận

Huyết áp là bệnh lý có tỷ lệ gặp rất cao hiện nay, do đó việc sử dụng các thuốc huyết áp cũng trở nên phổ biến hơn. Vậy uống thuốc huyết áp có hại không? Bất kỳ loại thuốc nào thì ngoài tác dụng điều trị bệnh chính vẫn có thể gây ra các tác dụng không mong muốn khác nhau [trong đó có suy thận], đặc biệt khi sử dụng sai chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc huyết áp hay sử dụng và tác dụng phụ:

  • Thuốc lợi tiểu [như thiazid, hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, spironolacton...]: Như đã đề cập ở trên, nhóm thuốc huyết áp này có thể gây mất nước và ảnh hưởng đến chức năng thận của bệnh nhân. Ngoài ra, thuốc huyết áp nhóm lợi tiểu còn gây ra một số tác dụng phụ khác như hạ huyết áp tư thế, rối loạn các chất điện giải [như hạ canxi, kali, magie máu], gây liệt dương ở nam giới và đặc biệt là gây tăng đường huyết. Do đó, cần lưu ý khi sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường;
  • Thuốc chẹn beta [bao gồm atenolol, propranolol, metoprolol, bisoprolol, carvedilol...]: Nhóm thuốc huyết áp này có thể gây co thắt mạch ngoại biên, ức chế nhịp tim gây chậm nhịp quá mức, co thắt đường hô hấp và rối loạn giấc ngủ. Do đó, nhóm thuốc này có chống chỉ định với bệnh nhân tiền căn hen suyễn hoặc nhịp tim chậm;
  • Thuốc ức chế men chuyển [như captopril, enalapril, lisinopril, perindopril...]: uống thuốc huyết áp có gây hại thận không đối với thuốc ức chế men chuyển, câu trả lời là có thể. Các thuốc ức chế men chuyển có thể gây suy giảm chức năng thận, phù mạch, đau đầu, sụt cân, choáng váng, tăng men gan, rối loạn vị giác, đau cơ, đau khớp, gây liệt dương ở nam giới và hạ huyết áp tư thế. Trong đó, đặc biệt nhất chính là gây ho khan kéo dài và tự hết khi ngưng thuốc;
  • Thuốc chẹn kênh canxi [như nifedipin, amlodipin, felodipin...]: Các thuốc huyết áp nhóm này có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, hồi hộp, choáng váng...
  • Thuốc giãn mạch [như hydralazine, minoxidil...]: Tác dụng phụ hay gặp bao gồm nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, đỏ bừng mặt;
  • Thuốc tác động vào hệ thần kinh trung ương có thể gây khô miệng, buồn ngủ, giữ nước, nhịp tim chậm, nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, nôn ói.

Uống thuốc huyết áp có thể gây khô miệng

Bên cạnh tác dụng điều trị thì một số loại thuốc có thể gây hại cho thận, đặc biệt là khi người bệnh sử dụng sai liều lượng. Vì thế để đảm bảo hiệu quả, cũng như tránh gây hại cho thận, người bệnh cần khai rõ tiền sử bệnh và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

Có nhiều cách điều trị suy thận từ đông y đến tây y. Trong đó, chữa suy thận bằng thuốc nam là phương pháp đang được đông đảo người bệnh tin tưởng áp dụng bởi tính an toàn cao. Vậy thực sự việc chữa suy thận bằng thuốc nam có tốt như những gì người ta vẫn nói không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết này nhé!

Những điều cần biết về bệnh suy thận

Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng, khiến các chất thải của cơ thể ứ đọng lại sau quá trình chuyển hóa. Trong số các vấn đề về thận thì bệnh suy thận mạn tính có tỷ lệ mắc cao, mức độ trầm trọng, gây ra nhiều hệ lụy nặng nề và ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người mắc.

 

Suy thận là bệnh lý vô cùng nguy hiểm

Có nhiều nguyên nhân gây suy thận như: Tiểu đường, huyết áp cao, sỏi thận, viêm cầu thận, ăn mặn, dùng thuốc hại thận,... Tuy nhiên, nguyên nhân chính được xác định là do sự suy giảm năng lượng, dinh dưỡng của tế bào thận. Thận là cơ quan nội tạng quan trọng trong hệ tiết niệu, đảm nhận vai trò lọc máu và nước dư thừa, cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp, sản xuất một số hormone. Khi thận có vấn đề sẽ làm tổn thương nephron [đơn vị cấu trúc của thận]. Sự tổn thương này có thể khiến thận không làm tốt nhiệm vụ, các chất cặn bã sẽ không đào thải được mà ứ đọng lại. Lâu dần, chúng sẽ gây tắc nghẽn và làm thận càng suy yếu hơn, dẫn đến suy thận.

Khi bị suy thận, bạn sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng như:

- Những thay đổi khi đi tiểu: Đi tiểu quá nhiều hay quá ít trong ngày là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh suy thận. Đặc biệt, nếu bạn phải thức dậy từ 2 lần mỗi đêm để đi tiểu thì cần hết sức lưu ý. Ngoài ra, các vấn đề về nước tiểu cũng có thể cảnh báo bệnh suy thận như: Nước tiểu có bọt, màu tối, đậm hoặc nhạt hơn bình thường, tiểu kèm theo máu, cảm giác buốt, khó chịu khi đi tiểu,…

- Sưng phù: Khi thận suy giảm chức năng hoạt động sẽ khiến cho các độc tố, chất cặn bã không thể đào thải ra bên ngoài mà tích tụ trong cơ thể, lâu ngày dẫn đến phù, tích nước ở mặt, bàn tay, bàn chân, thậm chí toàn thân.

- Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn: Khi thận bị suy giảm chức năng sẽ khiến quá trình tạo hormone erythropoietin ít hơn, gây thiếu hụt các tế bào hồng cầu trợ giúp vận chuyển oxy. Thiếu oxy và thiếu máu đến các cơ quan là lý do khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên.

- Thay đổi hơi thở và vị giác: Bạn cảm thấy hơi thở nông hơn, khó hít sâu; Trong miệng luôn cảm thấy vị khác lạ, hơi thở có mùi; Ăn không thấy ngon,…

- Khô da, ngứa, phát ban: Những độc tố, chất thải không được thận lọc hết sẽ tích tụ trong cơ thể và gây nên hiện tượng ngứa, khô da, phát ban.

Trên thực tế, rất nhiều người bị suy thận phải chịu đựng những triệu chứng do bệnh gây ra, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Ông Hoàng Đức Hạnh [SĐT: 0829627753, trú tại thôn Nhân Hải, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình] là một trong những trường hợp như vậy. Ông phát hiện bị suy thận độ 2 từ năm 2016, với chỉ số creatinin trong máu cao lên tới 140 – 160 µmol/l, ure máu là 10 mmol/l. Cầm tờ giấy chẩn đoán bị suy thận độ 2 ra về, ông buồn phiền vô cùng. Suy thận độ 2 “hoành hành” khiến ông vô cùng khổ sở, ông kể: “Suy thận độ 2 khiến tôi mất ngủ nhiều, mỗi đêm chỉ ngủ được một tiếng rưỡi đến hai tiếng. Tôi bị tuyến tiền liệt từ lâu giờ lại thêm suy thận nên hay phải đi tiểu đêm thường xuyên. Tôi thì không bị tiểu ra máu, nhưng trong nước tiểu có bọt. Tay chân thì không phù nhưng kiểm tra cân nặng thì thấy có tăng cân. Da tôi cũng bị ngứa rất khó chịu, người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, chẳng thiết tha gì ăn uống. Chỉ sợ là mình không điều trị kịp thời, chạy thận thì rất nguy hiểm”.

 

Suy thận “hành hạ” khiến ông Hạnh mất ăn, mất ngủ

Với mong muốn nhanh chóng thoát khỏi những triệu chứng phiền toái, ông Hạnh thường xuyên lên mạng tìm hiểu về tình trạng của mình cũng như cách điều trị và ông biết đến cách chữa suy thận bằng thuốc nam.

Chữa suy thận bằng thuốc nam – nên hay không nên?

Với bất cứ phương pháp chữa suy thận nào cũng vậy, dù là đông y, tây y hay dùng thuốc nam thì bên cạnh những ưu điểm thì cũng có rất nhiều nhược điểm đi kèm. Như trong tây y, mặc dù đây là giải pháp được nhiều người ưu tiên khi mắc các bệnh lý nào đó, tuy nhiên, khi dùng lâu dài sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ, không tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe của thận nói riêng như: Người mệt mỏi; Buồn nôn, nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng; Viêm loét dạ dày,... Hơn nữa, đây không phải là biện pháp có thể điều trị bệnh một cách bền vững, các triệu chứng dễ quay trở lại ngay sau khi ngưng sử dụng thuốc,...

 

Thuốc tây dễ gây nhiều tác dụng phụ

Nhiều người không thích dùng thuốc tây để chữa bệnh thường có xu hướng chuyển dần sang các bài thuốc từ cây cỏ tự nhiên. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này đó là sự lành tính. Vì đều sử dụng các thảo dược thiên nhiên, không chứa kháng sinh hay chất hóa học nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, chi phí của phương pháp này cũng khá rẻ. Bởi nguyên liệu đều là những loại cây cỏ rất phổ biến ở nước ta, do đó, số tiền phải bỏ ra cũng thấp hơn nhiều so với các phương pháp khác. Thế nhưng, phương pháp này lại rất phiền toái, khiến người bệnh dễ chán nản vì: Vị đắng, hơi khó uống; Mất nhiều thời gian để sắc thuốc, hàm lượng dược chất có thể bị mất đi, pha loãng trong quá trình đun sắc; Phải dùng trong thời gian dài mới nhận thấy hiệu quả; Thuốc nam rất khó mang theo lúc đi du lịch hay công tác, nên đôi khi lại làm cho quá trình điều trị bị gián đoạn.

 

Thuốc nam chữa suy thận mất nhiều công đun sắc

Tóm lại, tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh mà chúng ta có thể cân nhắc lựa chọn những biện pháp phù hợp. Nhưng dù là phương pháp nào thì mục tiêu cần đạt được là giúp tăng cường chức năng thận, bổ thận, cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm mà không hề để lại bất cứ tác dụng phụ nào cho cơ thể.

Quay trở lại câu chuyện của ông Hạnh, ông cũng đã từng mua các loại thuốc nam, thuốc lá về để chữa suy thận, tốn kém nhiều tiền bạc mà bệnh tình chẳng cải thiện là bao. Ông chia sẻ: “Tôi tìm hiểu cách chữa trên mạng, mua thuốc về uống 1 đợt, chỉ số creatinin có giảm một chút. Nhưng đến tháng thứ 2, khi đi xét nghiệm lại, chỉ số còn tăng cao hơn trước, lên tới 150 µmol/l. Khi đó, tôi vẫn kiên trì uống thêm 1 tháng nữa xem sao nhưng cũng không có tác dụng gì. Lúc ấy, tôi buồn phiền vô cùng vì bệnh không những chẳng cải thiện mà còn tốn kém tiền bạc. Một thời gian sau, bạn bè tôi có giới thiệu các bài thuốc nam chữa suy thận. Thiết nghĩ “có bệnh thì vái tứ phương” nên tôi cũng nghe theo và mua về uống. Tôi uống thuốc nam của ông thầy mãi trên Lạng Sơn, tầm khoảng 3 tháng nhưng bệnh cũng không tiến triển được nhiều nên tôi cũng bỏ. Sau đấy, tôi tiếp tục uống thuốc mua ở tận Phong Nha, sử dụng liên tục 6 - 7 tháng nhưng không thấy tác dụng gì”.

Những tưởng phải sống chung với bệnh suy thận hết đời, nhưng thật may mắn khi ông Hạnh biết đến sản phẩm hỗ trợ điều trị suy thận có nguồn gốc từ thảo dược dành dành. Qua tìm hiểu, ông nhận thấy sản phẩm này hoàn toàn từ thảo dược lành tính, có giấy chứng nhận, bảo đảm của cơ quan y tế, lại có nhiều người bệnh suy thận chia sẻ dùng sản phẩm thảo dược một thời gian được cải thiện tốt nên ông rất tin tưởng và quyết định mua về dùng thử.

Ông chia sẻ: “Từ ngày dùng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược dành dành, tháng nào tôi cũng đến bệnh viện làm xét nghiệm thì thấy các chỉ số ổn định dần, creatinin đã giảm xuống mức 136 – 140 µmol/l. Khi ấy tôi mừng lắm và càng thêm tin tưởng vào sản phẩm thảo , từ đó tôi kiên trì sử dụng đều đặn. Gần đây, tôi có đi xét nghiệm lại, chỉ số creatinin giảm xuống chỉ còn 80,9 µmol/l, nằm trong giới hạn bình thường, tôi và gia đình phấn khởi vô cùng. Hơn nữa, các triệu chứng của suy thận như tiểu đêm, tiểu bọt, ngứa ngáy cũng được cải thiện”.

Bệnh suy thận không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh, bạn có thể áp dụng cách chữa suy thận bằng thuốc nam hoặc để tiện lợi và cho kết quả lâu dài, hãy sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày nhé!

Video liên quan

Chủ Đề