Văn bằng giáo dục đại học bao gồm

Văn bằng đại học của sinh viên sẽ có phụ lục với đầy đủ thông tin

[Thanhtuytphcm.vn] - Bộ Giáo dục - Đào tạo [GD-ĐT] vừa đăng tải để lấy ý kiến dự thảo lần 1 thông tư quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học [GDĐH]. Đáng chú ý, điều 1 văn bản này đề cập nội dung chính ghi trên văn bằng GDĐH bao gồm: bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và bằng tiến sĩ danh dự.

Theo đó, 10 chi tiết chính ghi trên văn bằng GDĐH không hề có loại hình đào tạo [chính quy hay tại chức], trình độ người học [tốt nghiệp loại gì], chuyên môn đào tạo... Nội dung dự thảo này đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều.

Nhiều ý kiến đồng thuận với dự thảo thông tư thì cho rằng, hiện chúng ta đang hướng tới một nền giáo dục chất lượng, không phân biệt chính quy, tại chức, văn bằng 2, miễn là người học muốn học, nghiêm túc học thì ngành giáo dục sẵn sàng cung cấp cho người học điều kiện tốt nhất. Còn những ý kiến phản đối thì cho rằng, nếu bỏ hết nội dung như hiện hành thì văn bằng GDĐH không thể hiện được sự nỗ lực phấn đấu học chính quy, học giỏi của người học.

Phản hồi lại ý kiến của xã hội, Cục Quản lý chất lượng [Bộ GD-ĐT] đã có thông tin vấn đề này, cho rằng, Điều 38 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH quy định “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng, phụ lục văn bằng…”. Như vậy, đối với GDĐH, người học khi tốt nghiệp sẽ được cấp đồng thời bằng và phụ lục văn bằng.

Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, cùng với thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng GDĐH, bộ sẽ ban hành thông tư về quy chế quản lý bằng tốt nghiệp các cấp học, trong đó có quy định nội dung chính của Phụ lục văn bằng GDĐH. Phụ lục này bao gồm cả thông tin về quá trình đào tạo và cấp bằng, hình thức đào tạo; trình độ đào tạo kế tiếp mà người có văn bằng được tiếp cận; kết quả học tập [tên học phần hoặc môn học; số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học; điểm học phần hoặc môn học; tổng số tín chỉ tích lũy; điểm trung bình; tên luận văn và kết quả luận văn; điểm xếp loại tốt nghiệp; xếp loại tốt nghiệp].

Như vậy, các thông tin quy định ghi trên Phụ lục văn bằng đảm bảo cung cấp đầy đủ về quá trình đào tạo, kết quả học tập, hình thức đào tạo… của người học, giúp người sử dụng lao động có đầy đủ thông tin về người có văn bằng để tham khảo và lựa chọn trong việc tuyển dụng.

Cục Quản lý chất lượng cho rằng, việc cấp văn bằng cùng với phụ lục văn bằng là xu hướng của nhiều nước trên thế giới. Ban soạn đã tham khảo văn bằng của hơn 20 quốc gia, vì vậy quy định như trong dự thảo là phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới, đảm bảo sự hội nhập của GDĐH Việt Nam với GDĐH của các nước.

Theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của GDĐH, văn bằng GDĐH gồm 3 loại: Bằng cử nhân; bằng thạc sĩ và bằng tiến sỹ. Các loại văn bằng chuyên môn đặc thù do Chính phủ quy định. Hiện tại, Bộ GD-ĐT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật GDĐH sửa đổi, theo đó các loại ngành nghề chuyên môn đặc thù sẽ được quy định tại Nghị định này, dự kiến, sẽ có các loại bằng kỹ sư, bằng bác sỹ, bằng dược sỹ… [với tư cách là bằng chuyên môn đặc thù].

Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, với dự thảo quy định nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học, bộ sẽ lắng nghe ý kiến dư luận để hoàn thiện nội dung phù hợp nhất.

Trung Kiên

Tin liên quan

18:34, 31/12/2019

Hệ thống văn bằng giáo dục đại học vẫn gồm bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và các văn bằng đối với ngành đào tạo đặc thù như bác sĩ y khoa, dược sĩ.

Ảnh minh họa - Nguồn: internet

Theo Nghị định 99 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, ban hành hôm 30/12, hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm bốn loại.

Một là bằng cử nhân, cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Hai là bằng thạc sĩ, cấp cho người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Ba là bằng tiến sĩ, cấp cho người tốt nghiệp tiến sĩ, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8.

Ngoài ra, hệ thống cũng có văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học gồm bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ đa khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bác sĩ thú ý, kỹ sư, kiến trúc sư và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định.

Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù gồm: chương trình có khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người tốt nghiệp THPT và tương đương hoặc từ 30 tín chỉ trở lên đối với người tốt nghiệp đại học; từ 90 tín chỉ trở lên đối với người có trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Căn cứ điều kiện đầu vào, khối lượng học tập tối thiểu, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra và một số chuẩn khác, người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù được xếp vào bậc tương ứng trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Chính phủ cũng quy định việc chuyển một trường đại học lên thành đại học. Để được chuyển, trường đó phải được công nhận đạt chuẩn chất lượng, có ít nhất ba trường thành viên, 10 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người và có sự chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc nhà đầu tư.

Để thành lập trường thành viên, các đơn vị phải có 5 ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo đại học, trong đó có ít nhất ba ngành đào tạo bậc thạc sĩ, một ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ, có quy mô đào tạo chính quy từ 2.000 người trở lên. Thành lập trường chỉ để đào tạo chương trình theo định hướng ứng dụng thì không cần điều kiện đào tạo đến thạc sĩ, tiến sĩ.

Với trường hợp thành lập trường có quy mô đào tạo chính quy nhỏ hơn 2.000 hoặc số ngành ít hơn quy định, trường phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.

Tìm hiểu về văn bằng

  • 1. Quy định về văn bằng, chứng chỉ
  • 2. Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ
  • 3. Nguyên tắc quản lý và điều kiện cấp phát văn bằng, chứng chỉ
  • 3.1 Nguyên tắc cấp phát văn bằng, chứng chỉ
  • 3.2 Điều kiện cấp văng bằng, chứng chỉ
  • 4. Các trường hợp bị thu hồi và thẩm quyền thu hồi văn bằng, chứng chỉ
  • 5. Công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp
  • 6. Nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ

1. Quy định về văn bằng, chứng chỉ

Luật giáo dục 2019 quy định như sau về văn bằng, chứng chỉ :

Điều 12. Văn bằng, chứng chỉ

1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.

2. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

3. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.

4. Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.

5. Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng trình độ tương đương của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Luật giáo dụcquy định văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp, cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.

2. Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ

Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:

– Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện cấp;

– Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp;

– Bằng tốt nghiệp trung cấp, Bằng tốt nghiệp cao đẳng, Bằng tốt nghiệp đại học do Hiệu trưởng nhà trường, nơi tổ chức đào tạo các trình độ tương ứng cấp; cơ sở giáo dục đại học có trường đại học thành viên thì Hiệu trưởng trường đại học thành viên cấp bằng tốt nghiệp;

– Bằng thạc sĩ do Hiệu trưởng trường đại học được phép đào tạo trình độ thạc sĩ cấp; trường hợp viện nghiên cứu khoa học được phép phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ thì Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng thạc sĩ;

– Bằng tiến sĩ do Hiệu trưởng trường đại học hoặc Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ cấp.

– Chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân do người đứng đầu cơ sở giáo dục hoặc người đứng đầu tổ chức được phép cấp chứng chỉ cấp.

Ngày 29/11/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân [Thông tư]; Theo đó, Thông tư quy định việc phân cấp và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý văn bằng, chứng chỉ như sau:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất quản lý văn bằng, chứng chỉ; quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng, phụ lục văn bằng giáo dục đại học; quy định mẫu bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân; quy định nguyên tắc in phôi, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ.

- Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; quản lý việc sử dụng phôi, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quản lý việc sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ đã được cấp theo quy định và chịu trách nhiệm về việc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.

- Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo giáo viên tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Nguyên tắc quản lý và điều kiện cấp phát văn bằng, chứng chỉ

3.1 Nguyên tắc cấp phát văn bằng, chứng chỉ

Văn bằng, chứng chỉ được quản lý thống nhất, thực hiện phân cấp quản lý cho các sở giáo dục và đào tạo, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo giáo viên, cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này.

Văn bằng, chứng chỉ được cấp một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Quy chế này.

Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ.

Bảo đảm công khai, minh bạch trong cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

3.2 Điều kiện cấp văng bằng, chứng chỉ

Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.

Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người dự thi lấy chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Các trường hợp bị thu hồi và thẩm quyền thu hồi văn bằng, chứng chỉ

Văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi trong các trường hợp sau đây [trách nhiệm thu hồi và hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ là của cấp có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đó]:

– Có hành vi gian lận trong học tập, trong thi cử, tuyển sinh hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;

– Cấp cho người không đủ điều kiện;

– Do người không có thẩm quyền cấp;

– Bị tẩy xoá, sửa chữa;

– Để cho người khác sử dụng.

Thẩm quyền thu hồi văn bằng, chứng chỉ

Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ là cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp khác.

Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ra quyết định thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ. Nội dung của quyết định nêu rõ lý do thu hồi, hủy bỏ. Quyết định được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ; được gửi đến người bị thu hồi văn bằng, chứng chỉ, cơ quan kiểm tra phát hiện sai phạm [nếu có], cơ quan người bị thu hồi văn bằng, chứng chỉ đang công tác [nếu có] và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

5. Công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận trong các trường hợp sau đây:

– Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định của Việt Nam hoặc nước ngoài công nhận về chất lượng;

– Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định vềtương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

– Văn bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông ở nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận.

6. Nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ

Ngày 30/12/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư số 27/2019/TT-BGDĐT về việc quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học.

Thông tư này quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học gồm: bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và các văn bằng trình độ tương đương. Áp dụng đối với cơ sở giáo dục đại học, tổ chức và cá nhân có liên quan đến giáo dục đại học.

Theo đó, 10 nội dung chính ghi trên văn bằng bao gồm: Tiêu đề; Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo [bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương]; Ngành đào tạo; Tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng; Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng; Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng; Hạng tốt nghiệp [nếu có]; Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng; Chức danh, chữ ký, họ, tên đệm của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định; Số hiệu, sổ vào sổ cấp văn bằng.

Đặc biệt, theo quy định mới, trong nội dung chính ghi trên văn bằng sẽ không có thông tin hình thức đào tạo là “Chính quy” hoặc một trong các hình thức “Vừa làm vừa học”, “Học từ xa”, “Tự học có hướng dẫn” như quy định cũ mà mục này sẽ ghi trong phần phụ lục văn bằng.

Cụ thể, nội dung chính ghi trên phụ lục văn bằng bao gồm:

- Thông tin về người được cấp văn bằng: họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh.

- Thông tin về văn bằng: tên cơ sở giáo dục đại học cấp bằng, chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, hình thức đào tạo.

- Thông tin về nội dung, kết quả học tập [nếu có]: tên học phần hoặc môn học, số tín chỉ của từng học phần hoặc môn học, điểm học phần hoặc môn học, tổng số tín chỉ tích lũy, điểm trung bình, tên và kết quả luận văn, luận án, điểm xếp hạng tốt nghiệp. Trường hợp văn bằng được cấp khi các tín chỉ tích lũy ở những cơ sở đào tạo khác nhau, cần ghi rõ tên môn học, số tín chỉ của từng môn học được công nhận để xét tốt nghiệp và tên cơ sở đào tạo.

- Thông tin kết nối với văn bằng: mã số sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; số hiệu văn bằng.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đồng ý cho các cơ sở giáo dục đại học được bổ sung các nội dung khác ghi trên văn bằng giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.

Cơ sở giáo dục đại học tự thiết kế mẫu và được bổ sung các nội dung khác ghi trên phụ lục văn bằng giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.

Ngôn ngữ ghi trên phụ lục văn bằng thực hiện như ghi trên văn bằng.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề