Văn học 1945 đến 1975 tập trung vào hai đề tài nào

Câu 7: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Vấn đề đặt ra và hệ thống luận điểm, cách triển khai lí lẽ và dẫn chứng trong các bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc [Phạm Văn Đồng], Mấy ý nghĩ về thơ [Nguyễn Đình Thi], Đố-xtôi-ép-xki [X.Xvai-gơ].

Xem lời giải

trong: Ngữ văn, Ngữ văn lớp 12

Xem mã nguồn

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hoá

Văn học Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt: - Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp. - Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mĩ. - Xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc.

a. Mười năm [1945-1964] cuộc sống con người có nhiều thay đổi.

Nền kinh tế nghèo nàn, chậm phát triểnhình ảnh quê hương, đất nước và những con người kháng chiến như bà mẹ, anh vệ quốc quân, chị phụ nữ, em bé liên lạc. Tất cả đều thể hiện chân thực và gợi cảm.

b. Từ 1954-1965

+ Tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi đất nước và con người trong những ngày đầu xd CNXH ở miền Bắc với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và tin tưởng vào ngày mai. + Hướng về miền Nam với nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.

+ Văn xuôi: Những tác phẩm tiêu biểu: Cửa biển [4tập] - Nguyên Hồng, Vỡ bờ [2 tập] - Nguyễn Đình Thi,Sống mãi với thủ đô - Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng - Hữu Mai, Trước giờ nổ súng -Lê Khâm,Mười năm - Tô Hoài, Cái sân gạch, Mùa lúa chiêm - Đào Vũ, Mùa lạc - Nguyên Khải, Sông Đà - Nguyễn Tuân. + Thơ: Gió lộng -Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa - Chế Lan Viên, Riêng chung - Xuân Diệu, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài ca cuộc đời -Huy Cận, Tiếng sóng + Tế Hanh, Bài thơ Hắc Hải - guyễn Đình Thi, Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông. + Về kịch: Kịch phát triễn mạnh Đó là các vở: Một Đảng viên - Học Phi, Ngọn lửa - Nguyễn Vũ, Nổi gió, Chị Nhàn - Đào Hồng Cẩm.

c. Từ 1965-1975

Chủ đề bao trùm: + Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng [không sợ giặc, dám đánh giặc, quyết đánh giặc]. Có đời sống tình cảm hài hoà giữa riêng và chung, bao giờ cũng đặt cái chung lên trên hết, có tình cảm quốc tế cao cả]. + Tổ quốc và xã hội chủ nghĩa. - Văn xuôi: + Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Đình Thi, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành[Nguyên Ngọc]. + Ở Miền Bắc: Kí của Nguyễn Tuân - Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi,Vùng trời [3 tập]. - Thơ: Ra trận. Máu và hoa [Tố Hữu], Hoa ngày thường, chim báo bão [Chế Lan Viên]. Và những gương mặt: Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm. Tất cả đã mang tới cho thơ ca tiếng nói mới mẻ, sôi nổi, trẻ trung. - Kịch: Đại đội trưởng của tôi - Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt - Vũ Dũng Minh. - Lý luận, nghiên cứu phê bình:Tập trung ở một số tác giả như Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên.

d. Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945-1975

- Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945 -1975 có hai thời điểm. + Dưới chế độ thực dân Pháp [1945 -1954]. + Dưới chế độ Mĩ - Nguỵ [1954-1975]. - Chủ yếu là những xu hướng văn học tiêu cực phản động xu hướng chống phá cách mạng xu hướng đồi truỵ. - Bên cạnh các xu hướng này cũng có văn học tiến bộ thể hiện lòng yêu nước và cách mạng. + Vũ Hạnh với [Bút máu]. + Vũ Bằng với [Thương nhớ mười hai]. + Sơn Nam với [Hương rừng Cà Mau].

3. Đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945-1975
a.Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

- Nhà văn - chiến sĩ. - Văn học trước hết phải là một thứ vũ khí đấu tranh Cách mạng. - Hiện thực đời sống Cách mạng và kháng chiến là nguồn cảm hứng lớn cho văn học. - Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường của lịch sử dân tộc. - Đề tài chủ yếu: + Đề tài Tổ Quốc. + Đề tài XHCN. - Nhân vật trung tâm: Ngưòi chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh vũ trang và những người trực tiếp phục vụ chiến trường, người lao động.

b.Nền văn học hướng về đại chúng

Quần chúng đông đảo vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ ; vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học: + Quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh cũng như niềm vui, niềm tự hào của họ. + Nền văn học mới tập trung xây dựng hình tượng quần chúng Cách mạng: miêu tả người nông dân, người mẹ, người phụ nữ, em bé …

c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Khuynh hướng sử thi: - Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. - Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc; tiêu biểu cho lý tưởng cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng cá nhân -> Con người chủ yếu được khám phá ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. - Giọng văn ngợi ca, hào hùng…. Cảm hứng lãng mạn: Cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc và hướng tới lý tưởng. Ca ngợi CN anh hùng Cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc -> Nâng đỡ con người Việt Nam vượt qua thử thách. => Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển Cách mạng

II. Vài nét khái quát Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hoá

- Chiến tranh kết thúc, đời sống về tư tưởngtâm lí, nhu cầu vật chất con người đã có những thay đổi so với trước. Từ 1975-1985 ta lại gặp phải những khó khăn về kinh tế sau cuộc chiến kéo dài cộng thêm là sự ảnh hưởng của hệ thống XHCN ở Đông Âu bị sụp đổ. - Đại hội Đảng lần thứ VI [1986] mở ra những phưương hướng mới thực sự cởi mở cho văn nghệ Đẳng khẳng định: "Đổi mới có ý nghĩa sống còn là nhu cầu bức thiết. Thái độ của Đảng nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật".

2. Quá trình phát triễn và thành tựu chủ yếu

- Trường ca: "Những người đi tới biển" [Thanh Thảo] - Thơ: "Tự hát" [Xuân Quỳnh] , "Xúc xắc mùa thu" [Hoàng Nhuận Cầm], … - Văn xuôi: "Đứng trước biển", " Cù lao tràm ", [Nguyễn Mạnh Tuấn], Thời xa vắng [Lê Lựu]…

- Kí: "Ai đã đặt tên cho dòng sông" [Hoàng Phủ NgọcTường], "Cát bụi chân ai" [Tô Hoài].

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ 20 Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ 20 này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.

Câu hỏi: Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 – 1975?

Trả lời:

a, Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước:

- Tập trung vào hai đề tài: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.

+ Tổ quốc trở thành nguồn cảm hứng lớn, một đề tài chủ yếu xuyên suốt văn học giai đoạn 1945 - 1975.

+ Chủ nghĩa xã hội là một đề tài lớn.

- Hai đề tài này không có sự tách bạch hoàn toàn mà gắn bó mật thiết với nhau trong sáng tác của từng tác giả.

b, Nền văn học hướng về đại chúng

- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ.

- Nhân vật trung tâm là quần chúng cách mạng với vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Vì thế văn học có tính nhân văn sâu sắc và nội dung nhân đạo mới.

- Về hình thức: tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, ngôn ngữ bình dị, trong sáng.

c, Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

- Khuynh hướng sử thi:

+ Tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước: độc lập, tự do.

+ Nhân vật chính: tiêu biểu cho lí tưởng của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng.

+ Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ hào hùng.

+ Người cầm bút nhìn con người và cuộc đời chủ yếu bằng con mắt có tầm bao quát lịch sử, dân tộc và thời đại.

- Cảm hứng lãng mạn:

+ Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách hướng tới chiến thắng.

+ Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.

+ Tất cả những yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam về khuynh hướng thẩm mỹ.

Câu hỏi: Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975?

Trả lời:

a] Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu:

Văn học trước hết phải là một thứ vũ khí chiến đấu. Ý thức, trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ được đề cao. Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Tập trung vào đề tài Tổ quốc và CNXH, xây dựng nhân vật trung tâm là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và hình ảnh con người mới.

b] Nền văn học hướng về đại chúng:

Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. Văn học quan tâm tới đời sống nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh của họ trong xã hội cũ, niềm vui, niềm tự hào về cuộc đời mới, thể hiện con đường tất yếu đến với cách mạng, phát hiện ở họ khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng. Đó là nền văn học có tính nhân dân sâu sắc và nội dung nhân đạo mới.Về hình thức, phần lớn các tác phẩm đều ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc.

c] Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn

- Khuynh hướng sử thi: tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất có ý nghĩa sống còn của đất nước. Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Lời văn sử thi mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.

- Cảm hứng lãng mạn: chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

- Về nghệ thuật, đặc điểm trên thể hiện ở hướng vận động của cốt truyện, xung đột nghệ thuật, số phận, tính cách nhân vật từ hiện đại vươn tới tương lai, từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ hy sinh tới niềm vui chiến thắng.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tham khảo thêm một số tác phẩm nổi bật của văn học giai đoạn này nhé!

1. Thành tựu văn học giai đoạn 1945 - 1975

- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta. Từ đây, một nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội được khai sinh. Nền văn học mới đã phát triển qua hai giai đoạn: từ 1945 đến năm 1975 và từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. Giai đoạn văn học từ năm 1945 đến năm 1975 là một giai đoạn văn học hết sức đặc biệt, bởi nó diễn ra trong một hoàn cảnh lịch sử cũng rất đặc biệt. Chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt ba mươi năm, công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc,… Những sự kiện đó đã tác động mạnh mẽ đến nền văn học. Dưới sự lãng đạo của Đảng Cộng sản, đường lồi văn nghệ đã tạo nên một nền văn học thống nhất về tư tưởng, tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta còn nghèo nàn và chậm phát triển nên việc giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn ở một số nước như Liên Xô, Trung Quốc. Ở giai đoạn này, nhìn chung văn học Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn. Cụ thể như sau:

- Giai đoạn thứ nhất là từ năm 1945 đến năm 1954. Trong mười năm đầu, văn học tập trung ca ngợi Tổ quốc và quần chúng nhân dân. Nhiều tác phẩm đã phản ánh hình ảnh cả dân tộc tham gia kháng chiến với tinh thần hăng say, quên mình. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống kháng chiến. Các nhà văn hướng ngòi bút của mình về quần chúng và ngợi ca sức mạnh của nhân dân bằng một niềm tin tất thắng. Văn xuôi giai đoạn này phát triển mạnh ở thể kí và truyện ngắn. Nhiều tập truyện, kí dày dặn đã được giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam như Đôi mắt của Nam Cao, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài,… Thơ ca cũng có bước phát triển mới: thơ trữ tình công dân, ngợi ca đất nước và con ngươi kháng chiến chiếm vị trí chủ đạo; bên cạnh những thể thơ truyền thống còn có thơ tự do,- thơ không vần hoặc ít vần; cùng với cảm hứng anh hùng ca, thơ kháng chiến còn mang cảm hứng lãng mạn,… Tiêu biểu là các tác phẩm Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đất nước của Nguyễn Đình Thi,… Kịch thời kì này cũng phản ánh sinh động hiện thực cách mạng và kháng chiến, tiêu biểu là vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi,… Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học chưa phát triển nhưng đã có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng như Nhận đường của Nguyễn Đình Thi, Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” của Hoài Thanh,…

- Giai đoạn thứ hai là từ năm 1955 đến năm 1964. ở thời kì này, văn học tập trung phản ánh hình ảnh con người mới, cuộc sống mới. Không khí xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đem lại cho văn học một tiếng nói mới tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan. Nỗi đau chia cắt. và ý chí thống nhất đất nước tạo cho văn học một nội lực quan trọng. Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát nhiều vân đề, nhiều phạm vi của đời sống; nhiều tác phẩm viết về sự đổi đời của con người, sự biến đổi số phận và tính cách trong hoàn cảnh xã hội mới tốt đẹp, thể hiện khát vọng hạnh phúc của con người, có ý nghĩa nhân văn khá sâu sắc. Có những truyện ngắn, tiểu thuyết lấy đề tài về cuộc sống trước Cách mạng nhưng phân tích, khát quát theo quan điểm mới. Tiêu biểu là các tác phẩm như truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải, tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân,… Thơ ca cũng phát triển mạnh mẽ, nhiều tác phẩm có sự hài hòa giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn cách mạng. Cuộc sống mới với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nỗi đau chia cắt đất nước và nỗi nhớ miền Nam cùng với khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước,… là những nguồn cảm hứng lớn của thơ ca giai đoạn này. Tiêu biểu là các tập thơ Gió lộng của Tôt Hữu, Riêng chung của Xuân Diệu,… Kịch nói cũng có một số tác phẩm được dư luận chú ý như Ngọn lửa của Nguyễn Vũ, Nổi gió của Đào Hồng cẩm,…

- Giai đoạn thứ ba là từ năm 1965 dến năm 1975. Văn học chặng đường này tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ. Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Văn xuôi mang đậm chất kí, phản ánh nhanh nhạy, kịp thời cuộc sống chiến đấu và lao động của nhân dân anh hùng. Tiêu biểu là truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, tiếu thuyết Hòn Đất của Anh Đức,… Thơ ca cũng có nhiều thành tựu xuất sắc, đào sâu và mở rộng phạm vi phản ánh, tăng cường chất suy tưởng và chính luận. Lịch sử văn học thời kì này trân trọng ghi nhận sự đóng góp của thế hệ các nhà thơ trẻ – những chiến sĩ đã đem đến cho thơ một tiếng nói trẻ trung, sôi nổi, góp phần xây dựng nên bức chân dung tinh thần của một thế hệ trẻ cầm súng. Tiêu biểu là các tác phẩm tập Ra trận của Tố Hữu, Đầu súng trăng treo của Chính Hữu, trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm,… Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận như các vở kịch Đôi mắt của Vũ Dũng Minh, Quê hương Việt Nam của Xuân Trình,… Nhiều công trình nghiên cứu, lí luận, phê bình xuất hiện. Có giá trị hơn cả là những công trình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu,…

2. Một số tác phẩm văn học tiêu biểu giai đoạn 1945 - 1975

Đất Nước  

[Nguyễn Khoa Điềm]

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên mọi bề.

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hàng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang đất nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…

*

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn ngàn năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Nhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Những em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ truyền lửa cho mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu

Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi. 

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

[Phạm Tiến Duật]

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Ðã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Video liên quan

Chủ Đề