Véc tơ truyền bệnh là gì

Kiểm soát vector trong phòng chống sốt rét và các bệnh vector truyền

Vector truyền bệnh còn gọi là vật chủ trung gian truyền bệnh [muỗi, ruồi, bọ chét, ve, mò] là mắt xích quan trọng lây truyền mầm bệnh hay tác nhân gây bệnh [ký sinh trùng, virus, vi khuẩn] từ người bệnh sang người lành hoặc từ động vật sang người.Trong các vectortruyền bệnhhiện nay, đáng chú ý là muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét, muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyếtvà virus Zika…Kiểm soát chặt chẽ vector truyền bệnh là yếu tố tiên quyết ngăn chặn và loại trừ các bệnh do vector truyền[vector-born diseases].

Mối nguy hại của các bệnh do vector truyền

Các bệnh do vectortruyền gây ra bởi tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng, vi khuẩn, viruscó thể dẫn tớinhững biến chứng nguy hiểm và tử vong.Tổ chức Y tế thế giới [WHO] ước tính mỗi nămcó hơn 1 tỷ camắc bệnhgần 1 triệutrường hợptử vongdo các bệnh vector truyền,chiếm hơn 17% tất cả các bệnh truyền nhiễm trên khắp toàn cầu.Sự phân bố các bệnh do véc tơ truyền liên quan đếnnhững thách thứcmôi trường do biến đổi khí hậu và tàn phá thiên nhiên do chính con người gây nên; sự thay đổi phức tạp của các yếu tố kinh tế-xã hội,toàn cầu hóa do phát triểndu lịch-thương mại, đô thị hóakhông có quy hoạchtác động đáng kể đến chỉ số lan truyền bệnh cao trong những năm gần đây như sốt xuất huyết dengue, dịch bệnh do virus zika, sốt vàng, Chikungunya và virus Tây sông Nile đang nổi lên ở các nước mà trước đây ít được biết đến. Các bệnh lây truyền qua vật chủ trung gian phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng lại hiếm gặp ở các vùng ôn đới mặc dù sự biến đổi khí hậu toàn cầu có thể tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnhbùng phát. Trong các vật chủ trung gian truyền bệnh đáng chú ý muỗi là loài côn trùng sinh trưởng trong các đầm lầy, ao hồ, vũng nước đọng và có tính nguy hiểm khá cao. Tác hại của muỗi không thể hiện ngay lập tức nhưng để lại hậu quả khá nặng nề, Việt Nam với khí hậu nhiệt đới là nơi lý tưởng để muỗi sinh tồn và phát triển mạnh mẽ.

Kiểm soát vector trong phòng chống các bệnh do vector truyền


Muỗi là vật chủ trung gian truyền bệnh hàng đầu truyền nhiều dịch bệnh nguy hiểm sang người

Muỗi là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, giữa người và động vật. Muỗi hút máu người, động vật bị bệnh sẽ mang theo mầm bệnh [virut, vi khuẩn, ký sinh trùng] lây lan cho người và động vật bị chúng hút máu tiếp theo. Các dịch bệnh do muỗi truyền đều rất nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, zika, viêm não nhật bản, giun chỉ... Tuy nhiên, sự phân bố muỗi trung gian truyền bệnh liên quan chặt chẽ đến môi trường sinh sản và phát triển của chúng.Chẳng hạnmuỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét chỉ thích nghi với các vùng rừng núi, hiện nay sốt rét có xu hướng giảm đi ngoài tác động của các biện pháp can thiệp cần phải kể đến diện tích rừng bị tàn phá và thu hẹp làm mất đi diện trú ẩn của muỗi Anopheles truyền bệnh. Ngược lại, muỗi Aedes truyền nhiều dịch bệnh như sốt xuất huyết, virus zika, Chikungunya lại thích nghi với các vùng đô thị, khu vực đông dân cưliên quan đến các ổ chứa nước phát sinh muỗi đẻ ngày càng phổ biến và khó kiểm soát.Những bằng chứng này cho thấy nếu chúng ta kiểm soát được muỗi truyền bệnh thì có thể khống chế hiệu quả và bền vững, tiến tới loại trừ dịch bệnh.


Mỗi loài muỗi truyền bệnh cần có môi trường nướcthích hợp để sinh sản và phát triển

Vector truyền bệnh sốt rét và các yếu tố ảnh hưởng

Muỗi truyền bệnh sốt rét

Muỗicái Anopheles đẻ trứng trong nước, nở thành ấu trùng, cuối cùng trở thành muỗi trưởng thành tìm kiếm một bữa ăn máu để nuôi dưỡng trứng của chúng. Mỗi loài Anopheles đều có môi trường sống tự nhiên thích hợpnhư muỗi An.minimus thích sống ở bìa rừng có suối nước trong chảy chậm, muỗi An.dirus ưa sống trong rừng sâu ở những vũng nước đọng trong rừng, bẹ lá hay vết chân thú rừng rất phong phú trong các vùng mưa nhiệt đới. Mức độ lan truyền cao hơn ở những loài muỗi có tuổi thọ dài hơn [đủ để ký sinh trùng có thời gian hoàn thành sự phát triển trong muỗi] và nơi mà nó thích đốt máu người hơn máu các loài động vật khác, tuổi thọ kéo dài [long lifespan] và thói quen đốt người [human-biting habit] của các vector sốt rét ở châu Phi chính là lý do vì sao gần 90% số trường hợp sốt rét trên thế giới tập trung ở châu lục này. Mức độ lan truyền sốt rét cũng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu có thể ảnh hưởng đến số lượng và sự sống còn của muỗi như lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm; nhiều nơi, muuõi truyền bệnh theo mùa với đỉnh bệnh cao[peak] ngay trong và sau mùa mưa. Theo WHO, hầu hết số ca sốt rét được truyền qua vết đốt của muỗi cái Anopheles,trên thế giới trong hơn 400 loài Anopheles khác nhau chỉ có khoảng 30 là vectơ truyền bệnh sốt rét chủ yếu. Dường như tất cả các vector quan trọng đều tìm mồi hút máu từ giữa lúc hoàng hôn [chập tối] đến bình minh [rạng sáng], mức độ lây truyền phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến ký sinh trùng, vector, người và môi trường.


Bản đồ vector sốt rét trên thế giới năm 2012

Điều kiện lan truyền sốt rét

Trung gian truyền bệnh muỗi Anophele được coi là “mắt xích” quan trọng trong 3 yếu tố lan truyền tự nhiên sốt rét [Người-Muỗi-Ký sinh trùng] với điều kiện vector truyền bệnh phải đốt người có giao bào của ký sinh trùng sốt rét trong máu, phải sống đủ lâu để những giao bào đó phát triển thành thoa trùng và phải đốt được một hay nhiều người chưa có miễn dịch hoặc miễn dịch sốt rét thấp thì mới có thể lây truyền sốt rét. Sự lan truyền sốt rét cũng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ và ẩmđộ, nhiều nơi sự lan truyền theo mùa với đỉnh cao trong và sau mùa mưa.


Sự lan truyền sốt rét cũng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ và ẩm độ,
nhiều nơi sự lan truyền theo mùa với đỉnh cao trong và sau mùa mưa.

Tác nhân gây bệnh hay mầm bệnh [ký sinh trùng sốt rét], trực tiếp gây bệnh sốt rét thuộc ngành động vật gồm 5 loài có khả năng gây bệnh cho người là P.falciparum, P.vivax, P.malariae, P.ovale và P.knowlesi. Tại Việt Nam, cơ cấu của ký sinh trùng sốt rétthay đổi theo vùng, theo mùa và sức ép của các biện pháp phòng chống sốt rét. Trước đây, các tỉnh phía Nam P.falciparum chiếm ưu thế [80-85%], P.vivax [15-20%], P.malariae [1-2%], P.knowlesi [ký sinh trùng sốt rét từ khỉ truyền sang người]. Gần đây, cơ cấu chủng loại ký sinh trùng sốt rét ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên có sự đảo chiều P.falciparum giảm đi [55-60%], P.vivax tăng lên [40-45%], P.malariae không thay đổi [1-2%], P.knowlesi gặp rải rác ở các vùng rừng núi Nam trung bộ. Một trong những khó khăn kỹ thuật trong phòng chống sốt rét hiện nay là chủng P.falciparum đã kháng cao trên diện rộng với nhiều loại thuốc sốt rét hiện hành [chloroquine, sulfadoxine/pyrimethamine, mefloquine,amodiaquine, artemisinine] khó khăn cho điều trị và quản lý bệnh nhân sốt rét.


Muỗi Anopheles truyền ký sinh trùng sốt rét là tác nhân gây bệnh cho người

Nguồn bệnh [bệnh nhân sốt rét] theo quy định của Bộ Y tế [2013] xác định có ký sinh trùng sốt rét thể vô tính trong máu, xét nghiệm máu bằng phương pháp nhuộm giem sa hoặc test chẩn đoán nhanh dương tính. Bệnh nhân sốt rét lâm sàng là các trường hợp không được xét nghiệm máu, xét nghiệm máu âm tính hoặc chưa có kết quả xét nghiệm có 4 đặc điểm đang sốt [nhiệt độ ³ 37,5oC], có sốt trong vòng 3 ngày, không giải thích được các nguyên nhân gây sốt khác, đang ở hoặc qua lại vùng sốt rét trong vòng 6 tháng, điều trị bằng thuốc sốt rét có đáp ứng tốt trong vòng 3 ngày.Một người nhiễm sốt rét phải bị muỗi có thoa trùng [sporozoite] đốt khi vào các vùng có lan truyền sốt rét cao mà không có biện pháp bảo vệ, biểu hiện bệnh sốt rét nặng hay nhẹ tùy thuộc tình trạng miễn dịch ít hoặc không có miễn dịch sốt rét. Khả năng miễn dịch cũng là một yếu tố quan trọng với người lớn ở các vùng sốt rét lưu hành vừa hoặc nặng, miễn dịch cục bộ được phát triển qua nhiều năm phơi nhiễm và không bao giờ cung cấp sự bảo vệ hoàn toàn mà chỉ làm giảm nguy cơ sốt rét ác tính khi bị mắc sốt rét. Dịch bệnh sốt rét cũng có thể xảy ra ở những nơi người dân ít hoặc không có khả năng miễn dịch với sốt rét hoặc người có miễn dịch thấp di biến động vào các vùng sốt rét lưu hành nặng như đi rừng, làm rẫy, di cư tự do, tỵ nạn… Sự miễn dịch cũng là một yếu tố quan trọng khác, nhất là người trưởng thành sống ở nơi có sốt rét lưu hành vừa, miễn dịch một phần được phát triển qua nhiều năm tiếp xúcmặc dù nó không bao giờ cung cấp sự bảo vệ hoàn toàn nhưng làm giảm nguy cơ sốt rét biến chứng do vậy hầu hết các ca tử vong do sốt rét ở châu Phi xảy ra ở trẻ em nhỏ, trong khi ở những vùng sốt rét lưu hành nhẹ và miễn dịch thấp, tất cả các nhóm tuổi đều có nguy cơ mắc sốt rét.


Hệ thống miễn dịch trong bệnh sốt rét

Ảnh hưởng môi trường đến sự lan truyền sốt rét

Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự lan truyền sốt rét liên quan mật thiết với trung gian truyền bệnh [mật độ, tập tính hút máu, trú đậu, khả năng nhiễm ký sinh trùng, sự hiện diện của quần thể Anopheles còn nhạy cảm]; tác nhân gây bệnh [tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét, số ca nhiễm mới theo mùa]; các yếu tố khí hậu [nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa]; đặc biệt là sự thay đổi môi trường thuận lợi cho muỗi phát sinh, phát triển và lan truyền sốt rét.

- Khí hậu: nhiệt độ vừa ảnh hưởng sự sinh sản và tuổi thọ của Anopheles, vừa ảnh hưởng đến sự tiếp xúc giữa muỗi và người, sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể muỗi. Độ ẩm ít ảnh hưởng đến ký sinh trùng sốt rét nhưng ảnh hưởng đến tuổi thọ và hoạt động của Anopheles ở độ ẩm ³ 60%; khi độ ẩm và nhiệt độ thích hợp thì Anopheles hoạt động mạnh.Lượng mưa và mùa mưa ảnh hưởng đến sự phát triển Anopheles, mật độ muỗi và mùa truyền bệnh sốt rét.

- Sinh địa cảnh vừa ảnh hưởng đến véc tơ truyền bệnh vừa ảnh hưởng đến lối sống của nhân dân là yếu tố quan trọng trong việc phân vùng sốt rét và nghiên cứu mùa bệnh sốt rét. Môi trường sinh họcgồm những sinh vật như động vật rừng, động vật nuôi, thuỷ sinh. Tuỳ nơi, từng lúc động vật có tác dụng là mồi thu hút Anopheles đến đốt do đó làm giảm số lượng muỗi đến đốt người, nhiều loài thuỷ sinh ăn bọ gậy Anopheles và có thể dùng làm phương tiện sinh học để chống muỗi.


Sinh địa cảnh và di biến động dân số là môi trường thuận lợi cho bệnh sốt rét phát triển

- Môi trường kinh tế xã hội:liên quan đến cả 3 khâu trong quá trình lan truyền sốt rét như di biến động vào vùng sốt rét hoặc nghề nghiệp đi rừng, làm rẫy... dễ phơi nhiễm bệnh và gia tăng nguy cơ sốt rét do tăng diện tiếp xúc với muỗi sốt rét có thể gây dịch với quy mô khác nhau. Mức sống kinh tế, điều kiện sinh hoạt, nhà cửa, chăn màn, áo quần ảnh hưởng đến việc tiếp xúc với muỗi và phòng chống muỗi sốt rét. Trình độ văn hoá liên quan đến nhận thức và thực hành phòng chống sốt rét của cộng đồng. Phong tục tập quán du canh du cư, định canh du cư, không ngủ màn, cúng bái để chữa bệnh gây nhiều khó khăn cho phòng chống sốt rét, những vùng sốt rét nặng là những vùng xa xôi hẻo lánh, tỷ lệ người không biết chữ và không đi học còn cao, y tế cơ sở yếu và thiếu.


Sử dụng màn tẩm hóa chất diệt muỗi [ITNs, LLINs] là biện pháp kiểm soát vector hiệu quả

Kiểm soát vector trong phòng chống sốt rét

Các biện pháp phòng chống vector sốt rét

Theo WHO, kiểm soát vector là biện pháp chính ngăn ngừa và giảm sự lan truyền bệnh sốt rét, nếu phạm vi bao phủ của can thiệp kiểm soát vector trong một khu vực cụ thể đủ cao [> 80% đối tượng bảo vệ] thì biện pháp bảo vệ sẽ được thông qua trong cộng đồng. WHO khuyến cáo bảo vệ cho tất cả những người có nguy cơ sốt rét với các biện pháp phòng chống sốt rét hiệu quả, theo đó 2 biện pháp phòng chống vector là màn tẩm hóa chất diệt muỗi [ITNs] và phun tồn lưu hóa chất trong nhà [IRS] có hiệu quả trong nhiều trường hợp.

- Màn tẩm hóa chất diệt muỗitồn lưu lâu [LLINs] và ITNs được sử dụng rộng rãi cho cộng đồng vùng sốt rét lưu hành, WHO khuyến cáo phạm vi áp dụng LLINs cho tất cả các đối tượng có nguy cơ sốt rét. Cách hiệu quả nhất để đạt được điều này là cung cấp LLINs miễn phí để đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng cho tất cả mọi người cùng chiến lược truyền thông thay đổi hành vi hiệu quả [effective behaviour change communication strategies] để đảm bảo tất cả mọi người có nguy cơ sốt rét đều ngủ dưới LLINs/ITNs mỗi đêm và bảo vệ màn tẩm đúng cách.

- Phun tồn lưu hóa chất diệt trong nhà [IRS] là biệnpháp mạnh làm giảm lan truyền sốt rétnhanh chóng, tiềm năng khi thực hiện đạt ít nhất 80% số nhà ở khu vực được phun. IRS có hiệu quả trong vòng 3-6 tháng tùy thuộc công thức pha hóa chất sử dụng và bề mặt phun, ở một số cơ sở cần phải phun nhiều lần để bảo vệ dân số trong suốt mùa truyền bệnh sốt rét trong năm.


Các biện pháp phòng chống vector cần đi đôi với chiến lược thay đổi hành vi hiệu quả nâng cao ý thức sử dụng ITNs/LLINs và tự bảo vệ của cộng đồng

Kháng hóa chất diệt côn trùng [insecticide resistance]:

Phần lớn thành công trong phòng chống sốt rét là do kiểm soát vector, phụ thuộc rất nhiều vào pyrethroidslà nhómhóa chất diệt côn trùng duy nhất hiện dùng cho ITNs hoặc LLINs.Những năm gần đây, khả năng kháng pyrethroids của muỗi đã xuất hiện ở nhiều nước, một số vùng đã có kháng với tất cả 4 loại thuốc diệt côn trùngsử dụng trong y tế công cộng nhưng may thay sức đề kháng này ít khi được kết hợp với việc giảm hiệu quả của LLINs, tiếp tục cung cấp mức độ bảo vệ đáng kể ở hầu hết các cơ sở. Sử dụng xoay vòng các hóa chất diệt côn trùng khác nhau [rotational use of different classes of insecticides] cho IRS được khuyến cáo là một trong những cách tiếp cận quản lýkháng hóa chất.


WHO tăng cường bảo vệ các đối tượng nguy cơ bằng màn tẩm [ITNs] và lưới chống muỗi

Tuy nhiên, các vùng sốt rét lưu hành ở vùng cận Sahara châu Phi và Ấn Độ đang tạo ra mối quan tâm đáng kể do mức lan truyền sốt rét cao và khả năng muỗi kháng hóa chất diệt côn trùng hiện hữu, sử dụng 2 loại thuốc diệt khác nhau trong tẩm màn chống muỗi cho phép giảm thiểu nguy cơ phát triển và lan truyền kháng hóa chất diệt; phát triển các màn lưới chống muỗi mới này là một ưu tiên, trong đó một vài sản phẩm đầy hứa hẹn cho cả IRS và màn lưới trong giai đoạn sắp tới.Việc phát hiện tính kháng thuốc diệt côn trùng phải là một cấu thành thiết yếu trong nỗ lực phòng chống sốt rét quốc gia đảm bảo các phương pháp kiểm soát vector hiệu quả nhất đang được sử dụng, lựa chọn hóa chất diệt côn trùng cho IRS nên thường xuyên được thông báo bằng các dữ liệu địa phương gần đây về tính nhạy cảm của các vec tơ đích. Để đảm bảo đáp ứng kịp thời và phối hợp toàn cầu đối với mối đe dọa do kháng hóa chất diệt, WHO đã làm việc với nhiều bên liên quan để xây dựng "Kế hoạch toàn cầu quản lý kháng hóa chấtdiệt vector sốt rét" [Global Plan for Insecticide Resistance Management in Malaria Vectors_GPIRM] được công bố vào tháng 5/2012.


Nhiều tiến bộ đáng kể trong kiểm soát vector phòng chống sốt rét những năm gần đây

Kiểm soát vector trong phòng chống các bệnh do vector truyền

Trong phiên họp Hội đồng Y tế thế giới lần thứ 69 [WHA69] tại Geneva tháng 5/2016, TS. Margaret Chan-Nguyên Tổng giám đốc WHO cho rằng “đáp ứng kiểm soát vector mới được xem là thay đổi cuộcchơi” [New vector control response seen as game-changer]. Bà kêu gọi các nước thành viên một cuộc tấn công mới ngăn chặn các bệnh do vector truyền lây lan toàn cầu: "Chúng ta đang chứng kiến sự phục hồi nhanh chóng của mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm đang nổi và tái nổi trong khi thế giới vẫn chưa sẵn sàng đối phó" và bà lưu ý sự lây lan của virus Zika, sự phục hồi của dịch bệnh sốt xuất huyết cùng mối đe dọa đang nổi của chikungunya là kết quả của các chính sách kiểm soát vector yếu kém từ những năm 1970, chính trong thập kỷ đó việc tài trợ và nỗ lực kiểm soát vector đã giảm sút đáng kể.


Muỗi Aedes aegypti truyền nhiều dịch bệnh nguy hiểm, nhất là sốt xuất huyết dengue và zika

'Kiểm soát vector không phải là ưu tiên'[Vector control has not been a priority]

TS. Ana Carolina Silva Santelli-Nguyên giám đốc chương trình sốt rét, sốt xuất huyết, zika và chikungunya thuộc Bộ Y tế Brazil đã chứng kiến ​​điều này ngay từ đầu cùng ​​những nỗ lực kiểm soát vector trong 13 năm bà còn nhiệm sở. Các vật tư thiết bị như máy phun [spraying machines], thuốc diệt côn trùng[insecticides] và nhân viên côn trùng học [entomologists] không được bổ sung hay thay thế khi cần thiết. Bà cho biết: "Việc kiểm soát vector không phải là ưu tiên hàng đầu",đến nay hơn 80% dân số thế giới có nguy cơ mắc các bệnh do vector truyền với một nửa nguy cơ mắc ≥ 2 bệnh. Muỗi có thể truyền bệnh sốt rét, giun chỉ bạch huyết [lymphatic filariasis], viêm não Nhật Bản [Japanese encephalitis] và sốt Tây sông Nile. Ruồi có thể truyền các bệnh o­nchocerciasis, leishmaniasis và trypanosomiasis hay bệnh ngủ châu Phi [African sleeping sickness]. Bọ ve [bugs] hoặc ve [ticks]có thể truyền các bệnh Chagas, bệnh Lyme và viêm não [encephalitis].Cùng với nhau, các bệnh do vector truyềnchủ yếu đã giết chết hơn 700.000 người mỗi nămở các quần thể có nguy cơ cao thuộc các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các bệnh do vector truyền khác như viêm não do bọ ve [tick-borne encephalitis] đang ngày càng trở nên quan tâm ở các vùng ôn đới. Tốc độ đô thị hoá phi kế hoạch nhanh chóng, tăng du lịch và thương mại quốc tế, những thay đổi trong thực hành nông nghiệp và môi trường đang thúc đẩy sự lan rộng vector truyền bệnh khắp toàn cầu làm gia tăng đối tượng nguy cơ, trong đó những người suy dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch đặc biệt dễ bị tổn thương.


Nhân viên y tế cần biết nơi nào và khi nào thực hiện kiểm soát vector như phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi trong nhà [IRS]. Ảnh AI. Torfinn

Một cách tiếp cận mới[A new approach]

Trong năm qua, WHO đã tiến hành phương pháp tiếp cận chiến lược mới để tái tạo lại sự kiểm soát vector. Chương trình sốt rét toàn cầu [GMP] và Cục phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên [Department of Control of Neglected Tropical Diseases_DCNTDs] cùng Chương trình đặc biệt nghiên cứu và đào tạo bệnh nhiệt đới [Special Programme for Research and Training in Tropical Diseases] đã đưa ra một cuộc tham vấn rộng rãi kinh nghiệm của các Bộ Y tế [MOH] và chuyên gia kỹ thuậtđược điều hành bởi một nhóm các nhà khoa học nổi tiếng cùng các chuyên gia y tế công cộng do TS. Santelli và GS. Thomas Scott thuộc Khoa côn trùng học và sinh học học [Department of Entomology and Nematology] tại Đại học California, Davis và kết quả là ấn phẩm "Đáp ứng kiểm soát vector toàn cầu" [Global Vector Control Response_GVCR]giai đoạn 2017-2030 được WHO chính thức phát hành. Tại kỳ họp Hội đồng Y tế thế giới lần thứ 70 [WHA70], GVCR được WHA70 nhất trí hoan nghênh vì đã phác thảo các lĩnh vực chính của các hoạt động sẽ làm thay đổi triệt để sự kiểm soát các bệnh do vector truyền bao gồm cân chỉnh hành động giữa các ngành vì kiểm soát vector không chỉ là phun hóa chất diệt côn trùng hoặc phân phát màn tẩm hóa chất, đồng nghĩa với các MOH làm việc với các nhà quy hoạch thành phố để xóa bỏ các ổ nước đọng nơi muỗi đẻ[aligning action across sectors, since vector control is more than just spraying insecticides or delivering nets. That might mean ministries of health working with city planners to eradicate breeding sites used by mosquitoes]; thu hút và huy động cộng đồng tự bảo vệ và tăng cường khả năng chống lại sự bùng phát dịch bệnh trong tương lai [engaging and mobilizing communities to protect themselves and build resilience against future disease outbreaks]; tăng cường giám sát để kịp thời đáp ứng với sự gia tăng dịch bệnh hoặc các quần thể vectơ, xác định khi nào và tại sao các can thiệp không hoạt động như mong đợi [enhancing surveillance to trigger early responses to increases in disease or vector populations, and to identify when and why interventions are not working as expected]; mở rộng các công cụ kiểm soát vectơ và sử dụng kết hợp để tối đa hóa tác động dịch bệnh đồng thời giảm thiểu tác động môi trường [scaling-up vector-control tools and using them in combination to maximize impact o­n disease while minimizing impact o­n the environment]. Đặc biệt, cách tiếp cận tổng hợp mới này yêu cầu các chương trình quốc gia phải được sắp xếp sao cho các nhân viên y tế công cộng có thể tập trung vào toàn bộ các vectơ thích hợp để từ đó kiểm soát tất cả các bệnh do chúng gây ra, nhận thức được các nỗ lực cần điều chỉnh phù hợp với nhu cầu địa phương và mang tính bền vững, sự thành công của đáp ứng sẽ phụ thuộc vào khả năng của các quốc gia tăng cường chương trình kiểm soát vector với các nguồn tài chính và nhân lực.


Thử tồn lưu hóa chất diệt côn trùng trên tường vách.WHO/AI. Torfinn

Kêu gọi tích cực theo đuổi can thiệp mới [A call to pursue novel interventions aggressively]

GVCR cũng kêu gọi tích cực theo đuổi các can thiệp mới có triển vọng như đưa ra các hóa chất diệt côn trùng mới; tạo các bẫy không gian và bẫy mùi [creating spatial repellents and odour-baited traps]; cải thiện màn lưới chắn muỗi trong nhà [improving house screening]; theo đuổi phát triển một loại vi khuẩn thông thường ngăn chặn virus nhân lên trong muỗi [pursuing development of a common bacterium that stops viruses from replicating inside mosquitoes]; thay đổi gen muỗi đực để thế hệ con cái của chúng chết sớm [modifying the genes of male mosquitoes so that their offspring die early].


Màn lưới chắn muỗi trong nhà là một trong những tiếp cận ưu tiên kiểm soát vector truyền bệnh

Phát triển kinh tế cũng mang lại các giải pháp, GS. Scott cho biết: "Nếu người dân sống trong nhà có sàn xi măngvà cửa sổ lưới hoặc điều hòa không khí thì họ sẽ không cần giường ngủ vì vậy bằng cách cải thiện mức sống của người dân chúng ta sẽ giảm đáng kể các dịch bệnh này".Kêu gọi một phương pháp tiếp cận chặt chẽ và toàn diện hơn trong kiểm soát vector không chỉ làm giảm đáng kể các bệnh do vector truyền như sốt rét trong 15 năm qua [2001-2015] tỷ lệ mắc sốt rét ở khu vực cận Sahara châu Phi đã giảm 45% chủ yếu do sử dụng rộng rãi ITNs và IRS. Tuy nhiên, thành công nào cũng có mặt trái, GS. Steve Lindsay-nhà côn trùng học về y tế công cộng tại Đại học Durham, Anh Quốc cho biết: "Chúng ta đã thành công rất nhiều trong việc giảm số lượng nhân viên côn trùng học y tế công cộng, những người có thể làm tốt công việc này đồng nghĩa vớimất đi nhân lực đào tạo". GVCR kêu gọi các quốc gia đầu tư nhân lực kiểm soát vector trong lĩnh vực côn trùng học y tế công cộng và được trao quyền đáp ứng chăm sóc sức khoẻ [health care responses],GS. Lindsay cho biết: "Giờ đây chúng ta cần kiểm soát nhiều hơn nữa, không chỉ là lộ trình phù hợp để điều chỉnh điều kiện địa phươngcần giải quyết các bệnh mới nổi và đang nổi mà còn thúc đẩy loại trừ sốt rét.Ông lưu ý theo cách tiếp cận chiến lược mới, các bệnh cá thể như Zika, sốt xuất huyết dengue và chikungunya sẽ không còn được coi là những mối đe doạ kéo dài: "Loài muỗi có thể truyền3 bệnh khác nhau, đó làAedes aegypti".


Cho đến nay nhiều bệnh do vector truyền vẫn được coi là các bệnh bị lãng quên [NTDs]

GVCR kết hợp với Mục tiêu phát triển bền vững [SDGs]

GVCR cũng sẽ giúp các nước đạt được ít nhất 6 trong số 17 SDGs, trong đó liên quan trực tiếp là mục tiêu SDG 3 về sức khoẻ và an sinh [good health and well-being], SDG 6 về nước sạch và vệ sinh [clean water and sanitation] và SDG 11 về các đô thị và cộng đồng bền vững [sustainable cities and communities].Mục tiêu của GVCR là tham vọng như giảm tỷ lệ tử vong các bệnh do vector truyền tối thiểu 75%,giảm tỷ lệ mắc ít nhất 60% vào năm 2030 và ngăn ngừa dịch bệnh ở tất cả các quốc gia.Mức chi phí hàng năm là 330 triệu đô la [USD] trên toàn cầu hoặc khoảng 5 cent/người với chi phí nhân công [workforce costs], phối hợp và giám sát [coordination and surveillance costs]. Đây là khoản đầu tư khiêm tốn liên quan đến ITNs, IRS và các hoạt động dựa vào cộng đồng [community-based activities] thường vượt quá 1 USD cho mỗi người được bảo vệ một năm. GVCR cũng đại diện cho ít hơn 10% những gì hiện đang được sử dụng mỗi năm cho các chiến lược đơn lẻ kiểm soát vectơ lây truyền sốt rét, sốt xuất huyết dengue và chagas. Cuối cùng, việc chuyển đổi trọng tâm sang điều chỉnh kiểm soát vector sẽ giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh do chúng gây ra.


Những kết quả mong đợi của GVCR gắn liền với SDGs không còn là quá tham vọng

'Lời kêu gọi hành động'['A call for action']

TS. Santelli hiện giữ chức Phó giám đốc dịch tễ học tại văn phòng Brasilia của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ [US CDC] bày tỏ sự lạc quan rằng GVCR sẽ giúp các MOH trên thế giới được chính phủ ủng hộ để tập trung vào kiểm soát vector: "Hầu như các tài liệu này là một lời kêu gọi hành động nhưng nó sẽ không hề dễ dàng như dự đoán". Việc kết hợp các biện pháp kiểm soát vector trên các bệnh khác nhau sẽ đòi hỏi nhiều trang thiết bị, nhiều người hơn và nhiều tiền hơn cũng như sự thay đổi về tinh thần.TS. Santelli cho biết: "Nguy cơ bùng phát không lớn hơn" với số lượng ngày càng tăng các mối đe dọa về dịch bệnh. Tác động tiềm năng của GVCR là rất lớn khi đưa ra các chiến lược mới nhằm giảm gánh nặng chung và cục bộ, thậm chí có thể loại trừ tất cả các dịch bệnh này.


WHO kêu gọi tăng cường hành động sớm loại trừ các bệnh do vector truyền

Nhìn chung, cuộc chiến với các bệnh vector truyền đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng để tiến tới mục tiêu loại trừ dịch bệnh vào năm 2030 theo SDGs vai trò kiểm soát vector hết sức quan trọng. Hơn 3 thập kỷ qua, sự tái xuất hiện toàn cầu của các bệnhvector truyền trong các bệnhtruyền nhiễmở người và động vật là một thách thức lớn cho y tế công cộng nhất là sự gia tăng tần xuất dịch bệnh và phân bố địa lý ngày càng lan rộng, hầu hết các bệnh do véc tơ truyền quan trọng thường xảy ra ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở các quốc gia nguồn lực chuyên môn và tài chính hạn hẹp. Trong bối cảnh, phạm vi thế giới dường như ngày càng hẹp lại do gia tăng du lịch và thương mại làm cho các bệnh này trở thành không biên giới là vấn đề sức khỏe lớn cùng mối đe dọa cho sinh kếcộng đồng đòi hỏisự nhận thức toàn diện của ngành y tế cũng như chính phủ và các nhà tài trợ để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.

Page 2

Phòng khám chữa bệnh chuyên ngành-Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn

Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên ngành của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn thuộc Bộ Y tế về các bệnh ký sinh trùng và các bệnh do véc tơ truyền, đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng mới nổi như sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, giun lươn, giun đũa chó và các bệnh thông thường khác; khám bảo hiểm y tế và xét nghiệm chẩn đoán bệnh bằng các phương tiện kỹ thuật cao như sinh hóa, huyết học, miễn dịch [ELISA], sinh học phân tử hoặc chẩn đoán hình ảnh bằng nội soi tiêu hóa, siêu âm màu…

CƠ CẤU NHÂN SỰ

Tổng số cán bộ: 37 viên chức. Trong đó:  Bác sĩ chuyên khoa II: 01; Bác sĩ chuyên khoa I: 01; Thạc sỹ: 05; đại học: 06; cao đẳng: 02; trung cấp: 22

             Các tổ trực thuộc: Tổ Khám bệnh; Tổ Sinh hóa-Huyết học; Tổ Dược; Tổ Chẩn đoán hình ảnh; Tổ Vi ký sinh-Miễn dịch 

 

Ths.BS. NGUYỄN XUÂN THIỆN
Đảng ủy Viện
Trưởng Phòng Khám chuyên Khoa

 
 

Ths.BS. NGUYỄN VĂN KHÁ
Phó Trưởng Phòng Khám chuyên Khoa

BSCK2. ĐÀO TRỊNH KHÁNH LY
Đảng ủy Viện
Phó Trưởng Phòng Khám chuyên Khoa

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG KHÁM

- Khám chữa bệnh:

+ Tiếp nhận, khám và điều trị các bệnh về ký sinh trùng, côn trùng và các bệnh khác.

+ Xét nghiệm chẩn đoán huyết học, sinh học, miễn dịch, vi sinh và các xét nghiệm kỹ thuật cao.

+ Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, nội soi.

+ Theo dõi và điều trị.

- Tham gia khám và chữa bệnh bảo hiểm y tế

+ Khám và chuyển Viện đúng tuyến.

+ Khám và điều trị bệnh nhân vượt tuyến, trái tuyến.

- Tham gia công tác đào tạo.

+ Tham gia giảng dạy.

+ Hướng dẫn học sinh thực tập.

- Công tác nghiên cứu khoa học:

+ Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học tại phòng khám.

+ Tham gia các đề tài thực địa.

- Công tác phối hợp cùng các khoa phòng trong và ngoài cơ quan:

+ Phối hợp các đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài cơ quan.

+ Phối hợp cùng các khoa, phòng thực hiện công tác chuyên môn cũng như phong trào đoàn thể do cơ quan đề ra.

+ Tham gia công tác tăng thu nhập đời sống của cơ quan.

- Công tác giám sát chỉ đạo, thống kê báo cáo:

+ Cập nhật số liệu hàng tháng, hàng quý báo cáo về lãnh đạo các khoa phòng chức năng, để có kế hoạch chỉ đạo kịp thời chuyển biến tình hình bệnh tật trong khu vực.

+ Tham gia giám sát tình hình dịch bệnh tại phòng khám và ở thực địa.
 

 

Ths. Nguyễn Xuân Thiện-Trưởng Phòng khám đang khám bệnh cho
bệnh nhân

Địa chỉ liên hệ: Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn 611B-Nguyễn Thái Học-TP. Quy Nhơn, số điện thoại: 056.3646166, FAX: 056.3846755, di động: 0905168199, Email:

Thời gian: tất cả các ngày trong tuần [kể cả thứ 7 và chủ nhật]

                                 

 

Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn  

 

Hệ thống máy phân tích sinh hóa máu 

 

Hệ thống chẩn đoán dị nguyên Immulite XP 

 

Hệ thống Xquang kỹ thuật số DXR 

 

 Hệ thống siêu âm kỹ thuật số

 

MỘT SỐ THÀNH TÍCH CỦA PHÒNG

+ GIAI ĐOẠN 2005-2011

- Bằng khen của Bộ Y tế năm 2007 theo quyết định số 1885/QĐ-BYT ngày 28/05/2008

- Bằng khen của Bộ Y tế năm 2008 theo quyết định số 610/QĐ-BYT ngày 20/02/2009

- Bằng khen của Bộ Y tế năm 2009 theo quyết định số 2159/QĐ-BYT ngày 21/06/2010

- Bằng khen của Bộ Y tế năm 2010 theo quyết định số 2724/QĐ-BYT ngày 29/07/2011

+ GIAI ĐOẠN 2012-2017

           - Bằng khen của Bộ Y tế năm 2011 [Quyết định số 561/QĐ-BYT ngày 23/02/2012]

            - Bằng khen của Bộ Y tế năm 2012 [Quyết định số 781/QĐ-BYT ngày 05/03/2013]

- Bằng khen của Bộ Y tế năm 2013 [Quyết định số 953/QĐ-BYT ngày 20/03/2014]

- Bằng khen của Bộ Y tế năm 2015 [Quyết định số 2414/QĐ-BYT ngày 08/6/2016]

- Bộ Y tế công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc các năm từ năm 2013 đến 2017.

Page 3

Thông tin ấn phẩm nghiên cứu khoa học đăng tải Tạp chí Y học thực hành

Nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Viện [08/03/1977 – 08/03/2012], Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn tổ chức Lễ Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện và đón nhận Huân chương độc lập hạng II; Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn trân trọng kính mời các đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng khu vực miền Trung-Tây Nguyên, các viện nghiên cứu và các trường đại học y dược đã có công trình nghiên cứu khoa học từ năm 2006 đến năm 2010, tổng hợp và biên soạn lại và gởi bài Ban tổ chức theo địa chỉ: Phòng Quản lý Khoa học-công nghệ, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn số 611B-Nguyễn Thái Học-Tp. Quy Nhơn-tỉnh Bình Định.

Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn rất mong nhận được các bài báo cáo của các nhà khoa học, của các đơn vị trong toàn quốc. Ban tổ chức sẽ lựa chọn cho đăng tải trên tạp chí Y học thực hành.

Để tổng hợp, sắp xếp và kịp thời in ấn tài liệu, kính mong các nhà khoa học, các đơn vị gửi bài viết tới Viện qua địa chỉ email: hoặc và trước ngày 30/10/2011. [Bài gửi bằng file và bản in trên khổ giấy A4 không quá 7 trang]. [Quy định về nội dung và trình bày bài báo cáo nghiên cứu khoa học [download tại đây]

Các chi tiết khác xin liên hệ: CN. Nguyễn Thị Minh Hiền- Phòng Quản lý Khoa học-công nghệ, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn. Điện thoại: 056.3847116 [208] và DD: 0914139929 hoặc TS. Hồ Văn Hoàng – Phó Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn. Điện thoại: 056.3746040 và DD: 0914004629.

Tệp đính kèm:


Thong_bao_goi_bai_Tap_chi_YHTH_2011.pdf

Page 4

Nhằm giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đối với chương trình sốt rét, từ ngày 24-26/3/2021 tại Khách sạn Hải Âu - Thành phố Quy Nhơn, Viện Sốt rét -Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương phối hợp với Tổ chức hành động vì sức khỏe và đói nghèo [HPA-Health Poverty Action] tổ chức lớp tập huấn cho đội ngũ y tế hoạt động trong lĩnh vực sốt rét của 12 tỉnh, thành khu vực miền Trung-Tây Nguyên về nâng cao năng lực cán bộ y tế cấp tỉnh về Quản lý các dịch vụ sốt rét thiết yếu trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Page 5

Kháng thuốc đang là một trở ngại và rào cản chính trong công tác phòng chống và loại trừ sốt rét trong thời gian tới tại Việt Nam. Theo báo cáo của Dự án phòng chống sốt rét quốc gia, ký sinh trùng kháng thuốc đang lây lan nhanh chóng và có chiều hướng gia tăng và hiện đã xuất hiện tại 5 tỉnh là Bình Phước, Gia Lai, Đak nông, Khánh Hòa, Quảng Nam.

Page 6

Theo các nhà phân tích tại Transparency Market Research [TMR], thị trường triclabendazole toàn cầu được ước tính sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR [Compounded Annual Growth rate] là 4,1% trong giai đoạn dự báo, từ năm 2021 đến năm 2031.

Page 7

Thông báo đăng bài trên Tạp chí y học thực hành nhân Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện [12/12/2011]

Nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Viện [08/03/1977 – 08/03/2012], Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn tổ chức Lễ Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện và đón nhận Huân chương độc lập hạng II; Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn trân trọng kính mời các đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng khu vực miền Trung-Tây Nguyên,

Page 8

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.

Page 9

Ban chấp hành Đảng bộ Viện lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 09 đồng chí như sau:.Đ/c Hồ Văn Hoàng, Bí thư Đảng ủy - Viện trưởng;.Đ/c Võ Trí Dũng, Phó bí thư Đảng bộ;.Đ/c Đào Ngọc Trung, Ủy viên thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Đảng;Đ/c Huỳnh Hồng Quang, Ủy viên Ban chấp hành;Đ/c Nguyễn Xuân Thiện, Ủy viên Ban chấp hành;Đ/c Hồ Đắc Thoàn, Ủy viên Ban chấp hành;.Đ/c Bùi Văn Tuấn, Ủy viên Ban chấp hành; Đ/c Phạm Thị Trà, Ủy viên Ban chấp hành;Đ/c Đào Trịnh Khánh Ly, Ủy viên Ban chấp hành

Page 10

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn là Viện khu vực, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ y tế, được thành lập theo Quyết định 259/BYT/QĐ, ngày 8/3/1977 của Bộ trưởng Bộ Y tế và được khẳng định lại tại Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Viện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở làm việc đặt tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Page 11

TTND.BSCKII.Bùi Đình Bái, Nguyên Phân Viện trưởng Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn thời kỳ 1977-1994
PGS.TS.TTND Triệu Nguyên Trung-Nguyên Viện trưởng Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn thời kỳ 2003-2012
PGS.TS. TTND Nguyễn Văn Chương-Viện trưởng Viện trưởng Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn thời kỳ 2012 đến tháng 7/2019
PGS.TS. TTND Hồ Văn Hoàng, Viện trưởng Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn từ tháng 8/2019 đến nay

Page 12

Tham mưu giúp Viện trưởng về công tác tổ chức, cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ; Triển khai thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức và nhân viên hợp đồng.Tham mưu giúp Viện trưởng thực hiện quản lý về cơ sở vật chất, thiết bị, công tác hành chính, văn thư, lưu trữ và lễ tân, khánh tiết.

Page 13

-Huân chương Độc lập hạng Ba 2004 [Quyết định số 563/QĐ-CTN ngày 26/08/2004]
          -Danh hiệu Anh hùng Lao động 2007 [Quyết định số 88/2007/QĐ-CTN ngày 18/01/2007]
        -Huân chương Độc lập hạng Nhì 2011 [Quyết định số 689 /QĐ-CTN ngày 11/05/2011]
       - Huân chương Lao động hạng I lần 2 [Quyết định số 51/QĐ-CTN ngày 26/08/2017]

Page 14

Các ca nhiễm đơn dòng chiếm tỷ lệ cao với 75% P.falciparum, 14% Plasmodium vivax và 9% nhiễm phối hợp P.falciparum/P.vivax, cùng với ít hơn 1% Plasmodium malariae cũng được xác định. Đối với msp1, họ alen MAD20 chiếm phổ biến nhất [99%], sau đó là K1 [46%], và không có mẫu nào dương tính với RO33 [0%]. Đối với msp2, họ alen 3D7 chiếm ưu thế [97%], tiếp sau đó là FC27 [10%]. Giá trị nhiễm đa alen [multiplicity of infection] của msp1 và msp2 lần lượt là 2,6 và 1,1, và giá trị nhiễm đa alen trung bình chung là 3,7, với tổng số các alen phạm vi từ 1 đến 7.

Page 15

Các nhà nghiên cứu đã xác định hai chỉ dấu sinh học có thể giúp chẩn đoán bệnh tim làm tăng nguy cơ đột quỵ. Rung nhĩ [Atrial fibrillation -AF] là rối loạn nhịp tim phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 1,6 triệu người ở Anh, nhưng nó thường chỉ được phát hiện sau khi ai đó bị đột quỵ. Quỹ Tim mạch Anh cho biết nghiên cứu này có thể mở đường cho việc phát hiện tốt hơn những người bị AF và điều trị đúng đích.

Page 16

Nguyen Thi L, 31 tuổi, Nghệ An, 091320…:Kính thưa bác sỹ, cháu năm nay 31 tuổi, bị bệnh viêm da tiết bã [được chẩn đoán ở chuyên khoa da liễu] thường xuyên gây ngứa, bong tró vảy da nhiều. Da mặt thỉnh thoảng có nhiều đốm đỏ dọc theo hai bên cánh mũi, trán giữa hai lông mày và gò má. Rất khó chịu và thường xuyên bị e ngại giao tiếp vì chứng bệnh này. Xin bác sỹ cho cháu cáchnào chữa trị viêm da tiết bã nhờn hiệu quả. Cháu cảm ơn rất nhiều ah!

Page 17

Trần Thị Hồng G., 47 tuổi, TP. Nha Trang, Khánh Hòa, honggiang125@...: Thưa bác sỹ của Viện sốt rét, em bị hội chứng ruột kích thích đã rất lâu năm và không có dùng các chất kích thích bao giờ. Em đã điều trị hai năm nay nhưng chỉ thuyên giảm mà không hết hẳng, em rất khổ sở. Gần đây, em có nghe nói đến liệu pháp tâm lý giúp kiểm soát hội chứng ruột kích thích, em muốn áp dụng nhưng chưa rõ như thế nào. Kính mong bác sỹ cho thông tin. Chân thành cảm ơn!

Page 18

Khi sản phụ mang thai đến các cơ sở y tế từ tuyến xã, phường thị trấn trở lên sinh đẻ. Để bảo đảm mẹ tròn con vuông, việc đánh giá nhanh tình hình và các yếu tố tiên lượng cho sự sinh nở rất quan trọng nhằm dự báo trước thông qua quá trình hỏi bệnh, thăm khám, theo dõi và chăm sóc sản phụ một cách đầy đủ. Vì vậy cần quan tâm đến vấn đề này.

Page 19

Theo thông tin từ WASHINGTON, tập thể dục và chế độ ăn uống là chìa khóa để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn, như nhiều nghiên cứu cho thấy, nhưng một chuyên gia về tim cũng khuyến nghị một cái gì đó khác hơn. "Một, hai, ba - xoay tròn."

Page 20

Theo thông tin từ WASHINGTON, tập thể dục và chế độ ăn uống là chìa khóa để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn, như nhiều nghiên cứu cho thấy, nhưng một chuyên gia về tim cũng khuyến nghị một cái gì đó khác hơn. "Một, hai, ba - xoay tròn."

Page 21

Công nghệ nano [Nanotechnology] là một công nghệ mang tính khoa học, công nghệ kiến thiết và mang tính thiết kế chuyên sâu tiến hành trên quy mô nano [nanoscale] với cấp độ siêu khoảng 1-100 nanometers. Khoa học nano [Nanoscience] và công nghệ nano [Nanotechnology] là nghiên cứu và ứng dụng các vật rất nhỏ và có thể sử dụng xuyên suốt các ngành khoa học như hóa học, sinh học, vật lý, khoa học vật liệu và công nghệ.

Page 22

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về giải quyết vấn đề rác thải nhựa, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế. Mặc khác,để triển khai sâu rộng tới tất cả các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế trên toàn quốc nhằm chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa của quốc gia, Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế

Page 23

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về giải quyết vấn đề rác thải nhựa, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế. Mặc khác,để triển khai sâu rộng tới tất cả các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế trên toàn quốc nhằm chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa của quốc gia, Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế

Page 24

 Mục tiêu chung:Khống chế tỷ lệ người dân mắc bệnh sốt rét dưới 0,15/1.000; tỷ lệ người dân chết do bị bệnh sốt rét dưới 0,02/100.000; không còn tỉnh nào trong giai đoạn phòng chống bệnh sốt rét tích cực; 40 tỉnh trong giai đoạn đề phòng bệnh sốt rét quay trở lại; 15 tỉnh trong giai đoạn loại trừ bệnh sốt rét và 8 tỉnh trong giai đoạn tiền loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2020.

Page 25

Mặc dù đã có những bằng chứng cho thấy những phụ nữ có thai nằm trong nhóm nguy cơ cao của căn bệnh này nhưng nhiều người vẫn chưa tiêm vắc-xin.COVID-19 có thể tấn công nhanh và mạnh – đặc biệt là khi bạn đang mang thai. Alison Cahill, một chuyên gia y học bà mẹ-thai nhi tại Trường Y tế Dell tại Austin, Texas, nhớ lại như in một bệnh nhân từ làn sóng dịch đầu tiên của đại dịch đã mang bầu 26 tuần và thức dậy vào một buổi sáng với một cơn ho.

Page 26

Trong năm 2017, ước tính có 3,1 tỷ USD đã được đầu tư vào các nỗ lực PC & LTSR do chính phủ các nước có lưu hành sốt rét [SRLH] và các đối tác quốc tế một số tiền cao hơn con số được báo cáo trong năm 2016. Gần ba phần tư [2,2 tỷ USD] đầu tư vào năm 2017 được dành cho khu vực châu Phi, tiếp theo là khu vực Đông Nam Á [300 triệu USD], châu Mỹ [200 triệu USD] và Đông Địa Trung Hải và Tây Thái Bình Dương [mỗi khu vực 100 triệu USD].

Video liên quan

Chủ Đề