Vì sao bị chai chân

Chai chân chính là hiện tượng một lớp da ở chân bị chai cứng.

[Ảnh minh họa]

Triệu chứng: da dày, màu vàng, sờ cộm, bóp không đau, vị trí thường hay gặp là đầu xương bàn chân.

Chai chân rất dễ nhận biết, nếu bạn thấy xuất hiện một vùng da ở chân dày cứng khác thường [có thể kèm theo lớp biểu bì sưng tấy], thì chứng tỏ bạn đã bị chai chân.Chai chân thường hình thành nên các vết nhỏ và đóng ở các ngón chân, gan bàn chân và đôi khi là ở cả lòng bàn tay.Ban đầu nó có thể không gây đau đớn nhưng càng về sau sẽ càng phát triển mạnh, lan rộng và có thể gây đau đớn trên phạm vi rộng.Sừng và chai chân cấu tạo giống nhau, chỉ khác nhau ở vị trí. Sừng là lớp da cứng thường có ở những đầu xương, trên ngón chân, ở mắt cá chân; còn chai ở dưới bàn chân, thường ở dưới ngón chân cái, phần thịt tiếp giáp với cổ ngón cái, gót chân.

Tránh cọ sát đè ép trên vùng da dày, ngâm nước ấm 15 phút cho da mềm rồi dùng dao gọt cho da chỗ dày mỏng bớt, không để chảy máu. Hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

Nếu muốn loại bỏ tận gốc lớp da chai sần, chúng ta chỉ có thể sử dụng liệu pháp lazer hoặc muối băng [đốt cháy bằng khí nitơ lỏng].

Cục chai ở lòng bàn chân, giống như ở những vị trí khác, do đáp ứng với áp lực hay ma sát lặp lại liên tục để bảo vệ da bên dưới không bị tổn thương. Cục chai lòng bàn chân thường do mang giày chật hay không vừa, làm cho lòng bàn chân phải cọ xát nhiều với mặt trong của giày. Biểu hiện là một vùng da cứng, dày, ở một hoặc hai bàn chân.

Cục chai ở lòng bàn chân có khuynh hướng phát triển gần nền của các ngón chân, do ma sát với mặt trong của giày hay có những vấn đề về rối loạn dáng đi, biến dạng bàn chân hay ngón chân làm một số vị trí của bàn chân phải chịu áp lực nhiều.

Triệu chứng của cục chai ở lòng bàn chân là gì?

Cục chai điển hình không đau, đây là đặc điểm giúp phân biệt với mắt cá, thường đau khi ấn. Cục chai có thể thay đổi màu sắc theo thời gian, tạo những khoảng màu nâu, đen hay đỏ bên dưới lớp da cứng.

Điều trị cục chai ở lòng bàn chân như thế nào?

Hầu hết cục chai sẽ dần dần biến mất khi ngưng ma sát hoặc giảm áp lực. Một số khuyến cáo giúp hỗ trợ việc điều trị cục chai:

  • Ngâm vùng chai chân trong nước ấm khoảng 5 – 10 phút hoặc đến khi da mềm;

  • Không chà xát, cạo mạnh hay nhiều lớp da dày, vì có thể sẽ làm cục chai chảy máu và gây nhiễm trùng;

  • Dưỡng ẩm mỗi ngày với lotion hay kem chứa salicylic acid hay urea sẽ giúp làm mềm dần cục chai;

  • Để tránh làm cục chai tiến triển tệ hơn có thể dùng đệm lót, đặt xung quanh cục chai;

  • Nếu cục chai chảy máu hay vỡ, thì cần giữ sạch và che phủ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy lành thương.

Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu khi cục chai to hơn, đau hay ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày. Bác sĩ có thể giúp loại bỏ một phần da cứng và đưa ra những lời khuyên về giày dép để giảm, ngăn ngừa tạo cục chai.

Phòng ngừa xuất hiện cục chai ở chân

Cách phòng ngừa tốt nhất để ngăn xuất hiện cục chai ở lòng bàn chân là không nên mang giày dép quá chật. Giày gót thấp, thoải mái có đủ khoảng trống quanh các ngón chân là lựa chọn tốt nhất.

Mang vớ cũng giúp giảm ma sát và giảm tiến triển của cục chai.

Kết luận

Cục chai ở lòng bàn chân có khuynh hướng tái phát sau loại bỏ và một số trường hợp tiến triển nặng gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu chú ý cẩn thận trong lựa chọn giày dép và nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được điều trị, tư vấn các phương pháp phòng ngừa giúp ngăn chặn sự tiến triển và giảm tái phát cục chai ở lòng bàn chân.

Xem thêm: Chăm sóc da vùng gót chân

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.  
  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương

Chai da và sừng da là tăng dày sừng tại một vị trí áp lực hoặc ma sát không liên tục. Chai da thường ở nông hơn, bao phủ các vùng da rộng hơn và thường không có triệu chứng. Sừng da ở sâu hơn, tập trung hơn và thường xuyên gây đau Chẩn đoán dựa vào hình thái thương tổn. Điều trị bằng mài mòn thủ công có hoặc không có chất bạt sừng. Phòng ngừa bao gồm thay đổi cơ sinh học, chẳng hạn như thay đổi giày dép. Hiếm khi phải phẫu thuật.

Chai da và sừng da được gây ra bởi áp lực hoặc ma sát liên tục, thường là trên một xương gồ lên [ví dụ, mắt cá chân, điểm lồi trong gan bàn tay, gan bàn chân].

Sừng da bao gồm một nút sừng ranh giới rõ, kích thước bằng hạt đậu hoặc lớn hơn một chút, kéo dài qua hầu hết các lớp hạ bì bên dưới. Viêm khớp có thể phát triển. Các sừng da cứng xuất hiện trên nền xương cứng, đặc biệt là trên các ngón chân và bề mặt lòng bàn chân. Các sừng da mềm gặp ở giữa các ngón chân. Hầu hết sừng da là do đi giày dép không hợp lý, nhưng nút sừng có kích thước nhỏ trên các mặt không tỳ đè của lòng bàn tay và lòng bàn tay có thể là do di truyền.

Chai da không có nút sừng trung tâm và xuất hiện nhiều hơn. Chúng thường xuất hiện trên bàn tay hoặc bàn chân, nhưng có thể xảy ra ở những nơi khác, đặc biệt là ở người có nghề nghiệp không tránh được chấn thương lặp lại ở một khu vực cụ thể [ví dụ, hàm dưới và xương đòn của nghệ sỹ violin].

Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể

Chai da thường không có triệu chứng, nhưng nếu ma sát cực lớn, da có thể trở nên dày và kích thích, gây khó chịu, bỏng rát nhẹ. Đôi khi, sự khó chịu có thể giống đau dây thần kinh liên ngón Đau thần kinh giữa các ngón chân [Xem thêm Tổng quan các bệnh lý bàn chân và cổ chân.] Sự kích thích thần kinh giữa các ngón chân [đau thần kinh] hoặc phì đại lành tính dai dẳng của bao thần kinh [neuroma] có thể gây ra đau... đọc thêm .

Sừng da có thể gây đau khi có áp lực. Bên dưới sừng da có thể hình thành túi dịch.

Chẩn đoán

  • Đánh giá lâm sàng

Nút sừng có thể khác với giống mụn cóc lòng bàn chân Chẩn đoán Mụn cóc là bệnh phổ biến, lành tính, tổn thương thượng bì do nhiễm papillomavirus ở người. Chúng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể với nhiều hình thái khác nhau. Chẩn đoán bằng khám... đọc thêm hoặc dày da bằng cách gọt dày da. Sau khi chà xát chai da thì da mịn màng, trong khi chà xát mụn cóc làm mềm mô da sắc, có khi xuất hiện các chấm màu đen trung tâm [điểm chảy máu] do mao mạch có huyết khối. Khi gọt sừng da sẽ thấy một lõi mờ đậm màu vàng vàng hoặc đậm, làm gián đoạn cấu trúc bình thường của lớp hạ nhú trung bì.

Điều trị

  • Gọt thủ công

  • Chất bạt sừng

  • Đệm

  • Thay đổi cơ sinh học về chân

  • Đôi khi cần chuyên gia chăm sóc bàn chân

Gọt thủ công

Một miếng đá vôi, hoặc đá bọt được sử dụng ngay sau khi tắm thường là một cách thực tế để loại bỏ bằng tay các mô dày sừng.

Chất bạt sừng

Có thể sử dụng chất bạt sừng [ví dụ, axit salicylic 17% trong bọc, axid salicylic 40%, urê 40%], tránh sử dụng các chất này vào da bình thường. Da bình thường có thể được bảo vệ bằng cách bao phủ dung dịch tẩy trước khi áp dụng thuốc tẩy da.

Lót đệm và cơ sinh học bàn chân

Lót đệm và thay đổi cơ sinh học ở chân có thể giúp ngăn ngừa sừng da và điều trị các sừng da hiện có. Mặc dù khó khăn để loại bỏ, áp lực trên bề mặt bị ảnh hưởng nên được giảm và phân phối lại. Đối với vết thương ở bàn chân, giày dép mềm mại, phù hợp là rất quan trọng; phần mũi giày cần phù hợp để ngón chân có thể di chuyển tự do trong giày. Giày thời trang thường ngăn cản sự tự do chuyển động này. Không sử dụng dày dép chật. Để phân phối lại áp lực tỳ đè có thể sử dụng các tấm lót hoặc vòng có hình dạng và kích cỡ phù hợp, băng bảo vệ cao su hoặc cao su chống bọt, các chèn vòm [orthotics], hoặc các tấm hoặc thanh kim loại dưới đáy. Đối với sừng da và chai da trên khớp bàn ngón chân, dụng cụ chỉnh hình không nên có chiều dài đầy đủ nhưng chỉ nên kéo dài đến khớp bàn ngón chân hoặc một bộ phận của giày ngay sau sừng da hoặc chai da. Phẫu thuật giải ép hoặc loại bỏ xương liên quan hiếm khi được thực hiện.

Chăm sóc chân chuyên nghiệp

Bệnh nhân có khuynh hướng phát triển các chai da đau và sừng da có thể cần được chăm sóc thường xuyên từ bác sĩ chuyên khoa về bàn chân. Bệnh nhân bị suy giảm lưu thông ngoại vi, đặc biệt nếu có bệnh tiểu đường Đái tháo đường [DM] Đái tháo đường [DM] là tình trạng giảm tiết insulin và kháng insulin ngoại vi dẫn đến tăng glucose máu. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều, tiểu... đọc thêm kèm theo đòi hỏi chăm sóc bàn chân chuyên sâu.

Những điểm chính

  • Nguyên nhân của sừng da và chai da thường là áp lực hoặc ma sát gián đoạn, thường là trên một chỗ xương lồi.

  • Sau khi cọ xát vỏ ngoài dày lên, mụn cóc sẽ chảy máu, trong khi sừng da sẽ không.

  • Khuyên cáo mài mòn cơ học và bạt sừng để giúp loại bỏ sừng da và chai da.

  • Đề nghị đệm và phân phối lại áp lực ở chân để giúp ngăn ngừa các vết nứt và chai.

Video liên quan

Chủ Đề