Vì sao cán bộ la nhân tố quyết định

Xuân 2020 - Công tác cán bộ có ý nghĩa to lớn đối với công tác xây dựng Đảng, góp phần quyết định đến việc thành bại trong tổ chức và lãnh đạo cách mạng của Đảng, như quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.

Bạn đang xem: Vì sao cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng

Cán bộ và công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, đòi hỏi những người làm công tác cán bộ phải nắm vững và quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về công tác cán bộ. Thời gian qua, được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sát sao của BTV, Thường trực Tỉnh ủy, công tác cán bộ trên địa bàn tỉnh được các cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị triển khai, thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả theo chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với điều kiện. Do đó công tác cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp nói riêng của tỉnh nhìn chung đều tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, hăng hái, năng động và sáng tạo; đại bộ phận giữ được phẩm chất, đạo đức, có quan hệ máu thịt với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đó là nguồn lực to lớn hết sức quý báu cần được tôn trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy.

Trưởng ban Tổ chức – Nội vụ tỉnh Nguyễn Trung Tài phát biểu tại buổi làm việc với BTV Huyện ủy Hoàng Su Phì. Ảnh: ĐỨC LONG [Hoàng Su Phì]

Bố trí và sử dụng cán bộ là nội dung quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, là yếu tố cơ bản để xem xét, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện công tác cán bộ của cơ quan chức năng và cấp ủy quản lý trực tiếp cán bộ. Bố trí, sử dụng cán bộ đúng và hiệu quả không chỉ đòi hỏi tính nguyên tắc mà còn phải linh hoạt và khéo léo, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa ra tài to. Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ.

Một là, chuẩn bị nhân sự đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; chú trọng về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên; độ tuổi cấp ủy viên; cơ cấu, số lượng cấp ủy, ủy viên BTV và các chức danh lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp.

Trưởng ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh Nguyễn Trung Tài trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp kiểm tra của Đảng” của UBKT T.Ư cho các đảng viên. Ảnh: VĂN QUÂN

Hai là, thực hiện rà soát, quy hoạch cán bộ chủ chốt. Trong đó, lấy quy hoạch cấp ủy làm cơ sở để quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp; chú trọng quy hoạch chức danh người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; đồng thời, đặc biệt quan tâm quy hoạch đối với cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số ở các cấp để tạo nguồn cán bộ và thực hiện chủ trương đổi mới cấp ủy theo tinh thần Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Xem thêm: Phân Tích Thành Ngữ Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa Là Gì, Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa Là Gì

Ba là, chủ động tham mưu điều động, luân chuyển cán bộ, phân công, bố trí cán bộ theo sát đề án nhân sự cấp ủy thông qua; trong đó, quan tâm tăng cường cán bộ cho những nơi còn thiếu hoặc có phương án điều động, phân công công tác đối với nhân sự ngay sau đại hội; tập trung tham mưu xử lý dứt điểm đối với những nơi nội bộ mất đoàn kết, hoặc có đơn thư, khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài…

Bốn là, tham mưu thực hiện đúng nguyên tắc, cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình nhân sự bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; phát huy trí tuệ của tập thể, người đứng đầu và cấp ủy, cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền. Đồng thời, đặc biệt coi trọng việc nâng cao chất lượng cấp ủy các cấp; chất lượng, hiệu quả việc rà soát, lựa chọn, giới thiệu, thẩm định, xác minh và kết luận rõ, chính xác những vấn đề về tiêu chuẩn cấp ủy, tiêu chuẩn chính trị, các nội dung liên quan đến nhân sự trước đại hội.

Năm là, tham mưu công tác nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025 bảo đảm theo đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, mà trực tiếp là cấp ủy đảng các cấp, lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải đặc biệt coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uy tín, thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong tình hình mới, thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội XVII sắp tới của Đảng bộ tỉnh.

Sáu là, công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử phải thực hiện đúng Điều lệ, quy chế, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông, dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch; gắn kết chặt chẽ với công tác quy hoạch cán bộ và sắp xếp, bố trí nhân sự lãnh đạo cơ quan nhà nước các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Chú trọng phát hiện, giới thiệu tham gia cấp ủy những nhân tố mới có đức, có tài, có uy tín, có triển vọng thông qua hoạt động thực tiễn, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số. Việc đánh giá cán bộ phải chặt chẽ và thực chất, trên cơ sở đánh giá của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, đặc biệt coi trọng phẩm chất, uy tín, kết quả cụ thể.

Tám là, quan tâm, chú trọng thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, không để các thế lực thù địch cài cắm, móc nối, làm tha hóa cán bộ.

Ngày 25/10/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Quy định 08-QĐ/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương với sáu nội dung rất căn bản và cụ thể. Quy định mang tính pháp lý, bảo đảm kỷ luật của Đảng gắn liền với tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, dù ở hoàn cảnh khó khăn nào, Đảng ta luôn quan tâm giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần tiên phong gương mẫu phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc và nhân dân lên trên lợi ích của cá nhân và đã có nhiều chủ trương, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Quần chúng nhân dân luôn luôn chú ý đến lời nói và việc làm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Tự mình phải “chính” trước, mới giúp người khác “chính”. Mình không “chính”, mà muốn người khác “chính” là vô lý. Nhân dân bao giờ cũng quan tâm vào sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ, đảng viên có chức vụ cao trong chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật và sống như thế nào, nói và làm ra sao để tin tưởng và noi theo.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[1]. Cuộc đời của Người là tấm gương cao đẹp nhất và thuyết phục nhất trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người là tấm gương tiêu biểu nhất về sự vận dụng phương pháp nêu gương một cách sáng tạo và độc đáo trong thực tiễn rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Nêu gương của người đứng đầu có tầm ảnh hưởng quan trọng

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị [khóa XII], mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải thật sự là biểu tượng của trí tuệ, đạo đức, bản lĩnh, hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, phải đề cao trách nhiệm nêu gương bằng hành động cụ thể.

Trong quá trình thực hiện, vai trò nêu gương của người đứng đầu sẽ có tầm ảnh hưởng quan trọng và sức lan tỏa rõ rệt, nhất định sẽ tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Nơi nào, người đứng đầu là bí thư cấp ủy, thủ trương cơ quan, đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự mình gương mẫu làm trước, nói đi đôi với làm, thì ở đó việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào thực chất, hiệu quả, thiết thực. Mọi lời giáo huấn của người đứng đầu sẽ trở nên vô ích nếu bản thân không gương mẫu, nói nhiều mà làm ít, hoặc chỉ nói mà không làm, hoặc nói một đằng làm một nẻo.

Việc đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhất thiết phải tập trung vào ba nội dung chủ yếu. Đó là, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và tác phong sinh hoạt, công tác.

Về tư tưởng chính trị, người đứng đầu luôn gương mẫu trong quán triệt và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng, đi đầu trong phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, luôn luôn đặt lợi ích chung của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên trên hết.

Về đạo đức, lối sống, người đứng đầu tự giác, gương mẫu thực hiện nghiêm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; gương mẫu chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng, cũng như các quy định của tổ chức, cơ quan, đơn vị và địa phương nơi cư trú.

Bản thân không tham nhũng và luôn đi đầu trong phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống vụ lợi, thực dụng, cơ hội, ích kỷ, lợi ích nhóm; sẵn sàng chịu trách nhiệm khi tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đồng thời có biện pháp kiên quyết sửa chữa...

Về tác phong sinh hoạt và công tác, người đứng đầu phải nêu gương về phong cách tư duy độc lập, sáng tạo, làm việc khoa học, dân chủ, ứng xử có văn hóa, đầy tính nhân văn, nói đi đôi với làm và làm có hiệu quả, giản dị, gần gũi với quần chúng, sâu sát thực tế để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cấp dưới, của nhân dân đồng thời giải quyết kịp thời những nguyện vọng, lợi ích chính đáng đó; kiên quyết loại bỏ những biểu hiện vô cảm, cửa quyền, hách dịch và các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho cấp dưới, cho doanh nghiệp, cho nhân dân.

Người đứng đầu phải nêu cao tính chiến đấu tự phê bình và phê bình

Trong công tác, người đứng đầu phải gương mẫu chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; luôn đề cao ý thức trách nhiệm với chức trách, nhiệm vụ được giao; dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm; không lạm dụng chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm; chăm lo xây dựng và tăng cường đoàn kết nội bộ.

Người đứng đầu phải nêu cao tính chiến đấu tự phê bình và phê bình, nếu không gương mẫu tự phê bình và phê bình thì làm sao hướng dẫn cấp dưới làm tốt và phát huy cao nhất tác dụng của giải pháp hết sức quan trọng này. Tự phê bình của người đứng đầu phải đạt tới mức độ làm rung động tình cảm cách mạng của đông đảo quần chúng, có kế hoạch và quyết tâm sửa chữa rõ ràng, chắc chắn sẽ tạo được niềm tin của quần chúng và uy tín của họ sẽ được giữ vững và nâng lên.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, cán bộ lãnh đạo, nhất là những người đứng đầu, nếu không nghiêm túc tự phê bình thì sẽ trở thành rào cản lớn kim hãm, làm biến dạng chế độ tự phê bình và phê bình trong các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể. Một khi người đứng đầu không nghiêm túc tự phê bình mình thì họ cũng khó mà phê bình các đồng chí khác và chỉ đạo đảng bộ, đơn vị đó nghiêm túc thực hiện được tự phê bình và phê bình.

Một hiện tượng khá phổ biến trong sinh hoạt hiện nay là người đứng đầu và cán bộ, đảng viên không dám phê bình nhau, tự phê bình và phê bình thiếu nghiêm túc, qua loa, chiếu lệ, dễ người dễ ta, có biểu hiện thỏa hiệp, không phê bình ai, để không ai phê bình mình. Trong phê bình thì không được né tránh, “dĩ hòa vi quý”, nhưng phải chân thành, công tâm, trên tinh thần thương yêu đồng chí, đồng đội; thẳng thắn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, kiên quyết đấu tranh chống biểu hiện chia rẽ, bè phái, lợi dụng phê bình để gây mất đoàn kết.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, nhiều giải pháp đã được triển khai đồng bộ, trong đó “Đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu” là giải pháp hết sức quan trọng, có sức lan tỏa rất lớn, sẽ tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, góp phần làm cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.

---------------------------------

[1] Hồ Chí Minh toàn tập - NXB CTQG 1995 - Tập I - trang 263.

Video liên quan

Chủ Đề