Vì sao mặt lúc to lúc nhỏ

Nhiều người cho rằng ngoại hình trẻ đẹp hay không ảnh hưởng nhiều từ yếu tố di truyền, bé lớn lên ưa nhìn hay xấu xí thì do bẩm sinh rồi nên cứ để mọi thứ tự trong quá trình nuôi dạy trẻ, có can thiệp cũng sẽ không có tác dụng gì. Thực tế, suy nghĩ này là một sai lầm lớn, mặc dù nền tảng bẩm sinh của trẻ là rất quan trọng, nhưng những thói quen có được trong cuộc sống còn quan trọng hơn.

Ảnh minh họa

Cụ thể là 5 thói quen điển hình dưới đây của trẻ không hề tốt, nếu phụ huynh không sớm điều chỉnh mà cứ để con cái duy trì đến khi lớn lên thì có thể gây ra những tác động rất xấu cả về ngoại hình, thể chất và sức khỏe của bé.

1. Thường ăn quá nhiều

Thói quen ăn uống gắn bó chặt chẽ với ngoại hình của con người. Nhiều trẻ em từ nhỏ đã không được kiềm chế trong việc ăn uống, bố mẹ không can thiệp mà cho con thoải mái ăn những gì chúng thích. Họ cho rằng bé ăn được là may mắn, khiến bụng trẻ dần bị "căng" lên và càng thèm ăn hơn. Thói quen như vậy không tốt cho trẻ, vì ăn uống quá độ có thể khiến cơ thể mất dáng, hình thành chứng béo phì ở tuổi vị thành niên, rất khó giảm sau khi lớn lên, chưa kể từ béo phì còn có thể sinh ra rất nhiều bệnh tật khác.

Ảnh minh họa

2. Thiếu vận động

Tướng mạo của một người không phải chỉ nhìn gương mặt là được mà hình ảnh tổng thể về ngoại hình và khí chất cũng rất quan trọng. Nếu trẻ không có thói quen vận động từ nhỏ, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng, sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tính khí toàn thân.

Ngược lại, những đứa trẻ đã tập thể dục từ khi còn nhỏ chắc chắn ngoại hình và thể chất sẽ đẹp hơn nhiều so với những đứa trẻ chưa bao giờ tập thể dục, bất kể tư thế đi đứng hay làm việc gì thường sẽ linh hoạt, nhanh nhẹn và có khí chất hơn.

3. Tư thế ngồi kém

Nhiều em khi còn nhỏ thường mải chơi hay kể cả chăm chỉ ngồi vào bàn học, nhưng nếu cha mẹ không chú ý điều chỉnh tư thế ngồi của con, để bé thích ngồi thế nào cũng được thì khi lớn lên ngoại hình cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí hình thành yếu điểm vài dị tật. Chẳng hạn như bé hay ngồi kiểu chữ W, lớn lên chân dễ bị cong khuỳnh; bé ngồi uốn éo, tư thế không chuẩn về lâu dài có thể bị cong vẹo cột sống, ảnh hưởng đến chiều cao và tư thế chung, thậm chí có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm hơn…

Phụ huynh nên nhớ rằng, dù trẻ có thông minh, học hành điểm số tốt nhưng ngoại hình có khiếm khuyết thì trẻ cũng không thể tự tin được, dễ gặp bất lợi trong việc tạo thiện cảm với người đối diện, giảm cơ hội giao tiếp và việc làm, đồng nghĩa cơ hội trong cuộc sống sẽ ít đi…

Ảnh minh họa

4. Không chú ý đến vệ sinh

Những thói quen nhỏ trong cuộc sống của một người cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai. Nếu trẻ không chú ý vệ sinh sạch sẽ từ khi còn nhỏ, thiếu quan tâm đến những vấn đề cá nhân, chẳng hạn như lười đánh răng rửa mặt, quần áo mặc không giữ gìn, không rửa tay trước khi ăn…

Điều này trước mắt là ảnh hưởng đến ngoại hình, người khác nhìn vào thấy lem luốc, bệ rạc; lâu dài là những vấn đề về sức khỏe chắc chắn là vô cùng tai hại. Có thể với một đứa trẻ điều đó là bình thường, không gây ảnh hưởng gì nhiều nhưng khi lớn lên, hậu quả nhận về có thể khiến chúng phải hối hận.

5. Thói quen xấu trên khuôn mặt

Nhiều trẻ em đã hình thành một số thói quen xấu trên khuôn mặt từ khi còn nhỏ, chẳng hạn như thở bằng miệng, nhai thức ăn lệch một bên hàm, hoặc chớp mắt thường xuyên, cắn môi, ... Đừng tưởng đây là những tiểu tiết không quan trọng bởi lâu ngày chúng sẽ tác động tiêu cực nhất định đến ngũ quan, dẫn đến khuôn mặt mất cân đối hay răng vẩu,… rất khó sửa chữa sau khi trưởng thành.

Ảnh minh họa

Làm thế nào cha mẹ phát triển những thói quen tốt cho con cái của họ

Như vậy nếu không muốn con cái trở nên xấu xí và gặp những bất lợi không đáng có khi lớn lên, rõ ràng cha mẹ phải quan tâm và can thiệp kịp thời tới những thói quen không tốt của trẻ. Kể cả khi trẻ chưa xuất hiện những hành vi xấu đó, phụ huynh hiểu biết cũng nên chủ động giúp trẻ sớm hình thành những thói quen tốt.

1. Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ dinh dưỡng của trẻ rất quan trọng, cha mẹ không nên nhấn mạnh một cách mù quáng về dinh dưỡng mà nên chú ý hơn đến sự kết hợp hài hòa giữa thịt và rau.

Nếu trẻ háu ăn và ăn quá no cần phải uốn nắn kịp thời, nếu không cuối cùng trẻ sẽ nhận tác hại.

2. Kết hợp tập thể dục

Là cha mẹ, chúng ta nên nuôi dưỡng niềm yêu thích tập thể dục của trẻ. Nếu trẻ thực sự không có động lực, cha mẹ có thể tham gia cùng con để khuyến khích chúng cô gắng, ví dụ cùng trẻ chạy bộ hoặc vui chơi buổi sáng. Điều này không chỉ cho phép đứa trẻ có một tư thế mạnh mẽ, tích cực mà còn thúc đẩy giao tiếp cũng như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Ảnh minh họa

3. Trau dồi thói quen sống tốt

Thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến ngoại hình của con người trong nhiều năm. Vì vậy, cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen tốt càng sớm càng tốt, điều này không chỉ giúp cải thiện tính khí của con bạn mà còn giúp chúng có một sức khỏe tốt nhất trong tương lai.

Khi ngoại hình cơ thể có khiếm khuyết, việc “phản đòn” không phải là việc dễ dàng, và không thể giải quyết đơn giản bằng cách trang điểm hay ăn mặc.

Vẻ đẹp thực sự là từ trong ra ngoài, chỉ bằng cách tuân thủ những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ, trẻ lớn lên mới có thể sở hữu vẻ ngoài nổi bật và tự tin được.

Theo V.K - Vietnamnet

Có những người khi nhỏ khá xinh xắn nhưng lớn lên thì không còn giữ được những nét ưa nhìn của tuổi ấu thơ. Ngược lại, một số người khác lại trở nên đẹp hơn so với thời niên thiếu.

Trẻ thì xinh, lớn lên thì xấu

Thu Thủy [20 tuổi, sinh viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội ] người luôn được bạn bè đặt cho cái biệt danh “vịt con xấu xí” vì cô vừa gầy vừa nhỏ lại không được ưa nhìn cho lắm. Khuôn mặt hốc hác cộng với đôi mắt một mí khiến nhiều người quên cô đang ở lứa tuổi dậy thì. Đôi gò má cao và cái miệng hơi rộng càng làm cho Thuỷ mất đi nét duyên của người thiếu nữ. Nhưng họ không thể nghĩ rằng hồi còn nhỏ, Thủy vốn là một bé gái khá xinh xắn.

Lúc vẫn được mẹ ẵm trên tay, Thủy nhìn bụ bẫm và rất kháu khỉnh. Đôi mắt đen lấp láy và cái miệng lúc nào cũng hớn hở cười. Thuỷ bây giờ nhìn giống bố hơn, đặc biệt là đôi mắt một mí thì không lẫn đi đâu được.

Bố Thủy cao nhưng gầy và khuôn mặt cũng chứa những nét hốc hác. Lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn khi mà gia đình Thuỷ phải nuôi 3 đứa con nhỏ, Thuỷ cùng 2 đứa em sinh đôi chỉ kém Thủy 2 tuổi. Thủy sớm xa rời vòng tay mẹ để nhường cho 2 em.

Ngược lại với Thủy, Phương [24 tuổi, hiện là nhân viên công ty Minh Loan, Hải Phòng] càng lớn càng trở nên xinh đẹp hơn so với khi còn nhỏ. Cô có khuôn mặt trái xoan, đôi mắt to tròn dễ thương và hai má lúm đồng tiền.

Mẹ Phương, cô Hà Thu kể, hồi còn nhỏ Phương có nước da ngăm đen, cái mặt hơi dài, cái mũi thì tẹt nhìn chẳng đáng yêu chút nào. Thế mà, “con bé càng lớn càng trở nên ưa nhìn hơn”, với những nét thu hút của một người thiếu nữ.

Xinh hay xấu không vượt qua yếu tố di truyền

Diễn viên Jake Lloyd của bộ phim “Chiến tranh giữa các gì sao I” lúc nhỏ và bây giờ.

PGS.TS. Đào Huy Khuê, phòng Xã hội, Viện phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, trước kia từng công tác tại khoa Sinh học trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội đã có những công trình nghiên cứu về giải phẫu người.

Ông Khuê cho biết, con người trải qua nhiều thời kỳ phát triển và mỗi thời kỳ lại có những sự thay đổi về hình thể mang tính quy luật. Thời kỳ trong tử cung và thời kỳ sơ sinh, trẻ có sự thay đổi rõ rệt nhất. Không chỉ thay đổi về hình thể, vóc dáng mà ngay cả khuôn mặt cũng có sự biến đổi.

Vì thế, có trường hợp, sau nhiều năm gặp lại người ta có thể không nhận ra nhau và có thể ngạc nhiên trước sự thay đổi của một người nào đó. Người ta nhìn vào khuôn mặt để nhận biết nhau và cũng nhìn vào khuôn mặt để đánh giá xem người này xinh hay xấu.

Trên cơ sở giãi phẫu sinh lý người, PGS.TS. Đào Huy Khuê chứng minh: Khuôn mặt của con người cũng có sự thay đổi nhất định theo từng thời kỳ phát triển. Sự thay đổi đó phụ thuộc vào sự biến đổi của xương đầu.

Xương đầu gồm xương mặt và xương sọ nên khi xương đầu biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của xương mặt. Vì thế, có những trẻ khi nhỏ có khuôn mặt dài lúc lớn lên thì lại tròn và ngược lại, có những trẻ khi nhỏ nhìn giống bố, lớn lên lại nhìn giống mẹ.

Sự thay đổi này cũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: dinh dưỡng, di truyền, chế độ tập luyện, điều kiện sống…

Yếu tố di truyền từ bố mẹ sang con cũng quyết định sự phát triển gương mặt của trẻ. Trẻ không thể phát triển vượt qua sự phát triển trước kia của bố mẹ chúng. Vì thế hai bố mẹ đẹp không thể sinh ra một đứa con quá xấu hoặc ngược lại ngoại trừ đột biến.

Tuổi tác cùng các thời kỳ phát triển của con người cũng liên quan sự phát triển của khuôn mặt. Tuổi trẻ, da mặt căng, nhẵn, hồng hào hơn. Lớn lên, ngoài sự thay đổi về màu da, gương mặt cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn, da cũng không còn căng bóng nữa.

Sự đánh giá khuôn mặt xấu hay đẹp cũng phụ thuộc vào quan niệm của mỗi người và theo tiêu chí chung của nhân loại. Với người này cô A xinh nhưng với người kia cô A lại xấu. Cũng có thể, người lớn thường cưng nựng trẻ con nên cảm thấy bé dễ thương. Theo ông Khuê, khuôn mặt xinh là sự kết hợp hài hòa giữa những những yếu tố trên khuôn mặt như mắt, mũi, miệng, lông mi, lông mày… và nhiều yếu tố khác nữa.

Tất nhiên, sự thay đổi trên khuôn mặt con người có thể theo chiều hướng đẹp lên hay xấu đi nhưng không thể vượt quá xa yếu tố di truyền, ông Khuê khẳng định.

Theo Bee

Video liên quan

Chủ Đề