Vì sao người nhật ít hối lỗi nghiencuuquocte

Lê Quốc Phong

Khoa Truyền thông, Văn hóa và Đối ngoại

Thương chiến Nhật - Hàn xứng đáng được coi là một sự kiện tiêu biểu đáng chú ý trong năm 2019. Dù không rầm rộ như thương chiến Mỹ - Trung, cuộc xung đột thương mại giữa hai quốc gia đồng minh này cũng gây ra một số tác động nhất định cho kinh tế hai nước, khu vực và thế giới. Bài viết sẽ cung cấp một bức tranh toàn cảnh về nguyên nhân, diễn biến cũng như tác động của thương chiến đối với hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc. Thêm vào đó, bài viết cũng sẽ đưa ra một số nhận định, kết luận và giả định về tương lai của thương chiến.

Sự ám ảnh của lịch sử

Trong quá khứ, hai quốc gia từng nhiều lần xung đột. Thời phong kiến, Nhật Bản đã hai lần xâm lược Triều Tiên. Khi trở thành đế quốc, Nhật Bản biến Triều Tiên thành thuộc địa và áp lên đây một chế độ cai trị hà khắc khiến người dân Triều Tiên oán thán. Hai vấn đề bức xúc nhất: phụ nữ giải khuây [comfort women] và lao động cưỡng bức [forced labor] là những nhân tố gây chia sẻ sâu sắc hai nước, và chính là những mồi lửa châm ngòi cho cuộc chiến thương mại hiện nay.Vấn đề phụ nữ giải khuây liên quan đến khoảng 200.000 cô gái, phụ nữ Hàn Quốc khoảng độ tuổi 16- 22 đã bị ép rời gia đình và chuyển tới các thuộc địa của Nhật như Mã Lai, Singapore, Hồng Kông,... để mua vui cho lính Nhật trong thế chiến thứ Hai.[1] Vấn đề này tưởng chừng đã được giải quyết vào năm 2015 bởi thỏa thuận của chính quyền Park Geun-hee và  Abe Shinzo, theo đó Nhật chính thức nhận lỗi và chịu bồi thường 1 tỷ yên cho các nạn nhân.[2] Tuy nhiên, thọả thuận bị chính các nạn nhân cho là một chiều vì không có sự tham khảo ý kiến từ phía họ[3]. Tính đến ngày 14/08/2019, đã có tới 1400 cuộc biểu tình liên quan đến vấn đề phụ nữ giải khuây ở Hàn Quốc.[4] Sau khi bà Park bị phế truất, Tổng thống tân nhiệm Moon Jae-in đã bác bỏ hoàn toàn bản thỏa thuận trong một tuyên bố vào hôm 28/12/2017.[5].Vấn đề lao động cưỡng bức cũng là nguồn cơn của nhiều bức bối.  Để vận hành cỗ máy chiến tranh, Đế quốc Nhật cưỡng ép khoảng 5.4 triệu người Triều Tiên vào các nhà máy công nghiệp quân sự. 60.000 người đã chết vì điều kiện làm việc khắc nghiệt trong khoảng 670.000 người bị ép tới Nhật[6]. Vấn đề này tưởng chừng cũng đã được giải quyết ngay từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1965, theo đó Hàn Quốc nhận 300 triệu USD viện trợ kinh tế và 500 triệu USD qua các khoản vay không hoàn lại của Nhật để phục vụ phát triển.Tuy nhiên, người dân Hàn, đặc biệt là những nạn nhân của lao động cưỡng bức vẫn tiến hành các cuộc biểu tình đòi công lý. Nhật Bản yêu cầu Hàn Quốc phải thành lập một ủy quan nhằm giải quyết tranh cãi về lao động thời chiến nhưng bị chính phủ ông Moon Jae-In bác bỏ. Tháng 10/2018, tòa án Hàn Quốc buộc hai ông lớn trong ngành công nghiệp nặng Nhật Bản là Mitsubishi và Nippon & Sumitomo phải bồi thường cho các nạn nhân bị cưỡng ép lao động nhưng cả hai đều từ chối.

Động cơ an ninh

Tháng 7/2019, với lý do Hàn Quốc tiết lộ bí mật cho Triều Tiên, Nhật Bản đặt lệnh cấm xuất khẩu 03 vật liệu công nghệ cao quan trọng với Hàn Quốc.[7] Chưa dừng tại đó, trong tháng 8, Nhật loại Hàn khỏi “danh sách trắng” bao gồm các quốc gia được đặc cách đơn giản thủ tục xuất khẩu. Trước các biện pháp đơn phương của Nhật Bản, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In nổi giận đáp trả :”Hàn Quốc sẽ không bị Nhật Bản đánh bại lần nữa”.[8] Ngày 17/09, Hàn Quốc cũng loại Nhật Bản khỏi danh sách hưởng ưu đãi thương mại. Trước đó, ngày 22/8, Hàn Quốc đã tuyên bố hủy bỏ Thỏa thuận chía sẻ thông tin tinh báo [GSOMIA] với Nhật Bản.[9]Lý do mà Nhật Bản đưa ra để biện minh cho hành động của mình vì họ tin rằng Hàn Quốc đã làm rò rỉ các thông tin nhạy cảm, đe dọa tới an ninh quốc gia Nhật Bản cho Bắc Triều Tiên.[10] Tuy nhiên, Nhật Bản dường như chưa đưa ra được bằng chứng xác đáng chứng minh cho cáo buộc của mình. Sau khi Hàn Quốc phủ nhận các cáo buộc của Nhật và kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra, Nhật Bản lại tiếp tục ra đòn loại Hàn Quốc khỏi "danh sách trắng".Bên cạnh đó, Nhật Bản cho rằng họ đã giải quyết tất cả các vấn đề về hậu quả của chế độ thực dân, cụ thể là việc bồi thường cho Hàn Quốc về vấn đề “lao động cưỡng bức” đã được giải quyết trong thỏa thuận năm 1965 và vấn đề “phụ nữ mua vui” cùng đã được giải quyết qua khoản đền bù trị giá 1 tỷ Yên giữa hai quốc gia. Do vậy, việc Hàn Quốc lật lại những vấn đề này là không đúng thỏa thuận. Hành động của Hàn Quốc có thể bị coi là vi phạm hiệp ước năm 1965.Phía Hàn Quốc có quan điểm khác. Chính phủ Moon Jae-in cho rằng thỏa thuận năm 1965 và cả thỏa thuận với Cựu Tổng thống Park Geun-hee vào năm 2015 là một chiều giữa chính phủ Hàn Quốc, không phản ánh đúng nguyện vọng của dân Hàn Quốc, và bị lên án. Do thỏa thuận không có sự tham vấn của người dân, chính phủ Hàn Quốc có thể phủ định thỏa thuận vì nó không có tính đại diện. Bên cạnh đó,  phán quyết của tòa án Hàn Quốc về vấn đề lao động cưỡng bức đưa ra nhắm tới các công ty Nhật Bản chứ không phải chính phủ Nhật Bản nên không vi phạm thỏa thuận 1965. Do đó, chính phủ Nhật không có quyền trừng phạt Hàn Quốc. Có lẽ Nhật Bản đã nhận ra điều này ngay từ đầu nên tuyên bố lệnh trừng phạt với lý do “Hàn Quốc để lộ thông tin nhạy cảm cho Triều Tiên” chứ không dùng lý do trừng phạt vì Hàn Quốc vi phạm thỏa thuận 1965.

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và dân túy

Có thể thấy rằng chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa dẫn đến xung đột hiện nay. Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều là hai quốc gia có tinh thần dân tộc rất cao và không quên quá khứ hận thù mặc dù cả hai đều là đồng minh của Hoa Kỳ.Dù cho rằng mâu thuẫn trong quá khứ nên được gác bỏ, các  nhà lãnh đạo Nhật Bản vẫn tiếp tục các nghi lễ tại đền Yasukuni - một ngôi đền tưởng niệm lính Nhật trong thế chiến thứ Hai. Nhật Bản cũng xóa bỏ nhiều dữ kiện về Thế chiến thứ hai trong sách lịch sử của mình[11]. Ngoài hai khoản đền bù cho hai vấn đề kể trên và lời xin lỗi của Thủ tướng Abe Shinzo về vấn đề “phụ nữ giải khuây”, Nhật Bản được cho là "chưa làm đủ". Ngoài ra, những thỏa thuận có được chủ yếu giữa hai chính phủ, không có sự tham gia của những người dân liên quan trực tiếp.[12]Có thể thấy, chính sách của chính phủ Moon Jae-in về các vấn đề lịch sử bị chi phối bởi ý kiến dư luận hơn là tính toán lợi ích thực dụng. Nói cách khác, mối cựu thù trong nhiều thế kỷ vốn âm ỉ bỗng trở thành một yếu tố chính trị nội bộ. Sự cứng rắn của Nhật Bản trong việc hòa giải và đền bù càng khiến mâu thuẫn giữa hai quốc gia trở nên nghiêm trọng hơn. Việc quản lý không tốt các vấn đề tồn tại trong quá khứ khiến cho mâu thuẫn mở rộng sang cả lĩnh vực kinh tế, an ninh, làm xói mòn nền tảng mối quan hệ đồng minh đã được xây dựng trong nhiều thập kỷ.

"Lưỡng bại câu thương"

Hàn Quốc có vẻ là bên chịu tác động nặng hơn. GDP của Hàn Quốc được dự đoán sẽ giảm từ 0,27- 0,44%.[13] Tăng trưởng GDP Hàn Quốc cũng dự đoán giảm từ 2.7% còn 1.8% so với cùng kì. Ba gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc là Samsung, SK Hynix và LG là những đối tượng chịu nhiều thiệt hại nhất. Sau lệnh kiểm soát chất bán dẫn, doanh thu của LG, Samsung, HK Hynik đã lần lượt giảm tới 31%[14], 56% và 88%[15]. Việc tìm nguồn hàng thay thế cũng không hề dễ bởi những rào cản về chất lượng và thủ tục.Có thể thấy, các đòn kinh tế từ Nhật Bản chủ yếu nhằm vào các công ty công nghệ hàn đầu của Hàn Quốc. Có thể Nhật Bản tính toán rằng, nếu bị thiệt hại nặng, các doanh nghiệp sẽ chuyển sang vận động chính phủ giảm leo thang, xuống nước trước. Tuy nhiên, Nhật Bản dường như đã không chú ý hoặc bỏ qua một nhân tố nữa mà có lẽ ảnh hưởng chính trị còn lớn hơn nhiều so với các ông lớn kể trên, đó chính là yếu tố dân tộc và dân túy trong nội bộ Hàn Quốc. Trong thương chiến, chính người dân Hàn Quốc đã tự tung ra các đòn đánh vào kinh tế Nhật Bản chứ không đơn thuần từ chính phủ Hàn Quốc. Do vậy, ngay cả khi ý thức được bài toán lợi ích cụ thể, chình phủ Hàn Quốc cũng khó có thể tỏ ra "mềm yếu".Các cuộc biểu tình chống Nhật của người dân Hàn Quốc ngày càng gia tăng. Ngay trong tháng 7, số lượng khách du lịch Hàn Quốc đến thăm Nhật Bản đã giảm 7,6% so với cùng kỳ.[16] Doanh số bán ô tô Nhật Bản giảm mạnh tại thị trường Hàn Quốc. Cụ thể,  doanh số bán xe của tập đoàn chế tạo ô tô Toyota tại thị trường Hàn Quốc trong tháng 7/2019 đã giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh số bán xe của hãng Honda giảm 34%. Đặc biệt, doanh số xuất khẩu bia của Nhật Bản sang Hàn Quốc đã giảm tới 99%.[17]Thêm nữa, dù Nhật Bản chiếm phần lớn thi phần, song, trong trường hợp không thể duy trì nền sản xuất, Hàn Quốc chắc chắn phải tìm tới các nhà cung cấp khác dù có thể chất lượng sẽ kém hơn Nhật Bản đôi chút. Ngoài ra, nếu Nhật Bản có xuống nước và nới lỏng trở lại việc xuất khẩu các hàng hóa này sang Hàn Quốc thì chắc chắn rằng, Hàn Quốc vẫn sẽ phải nghĩ tới việc tìm một nguồn cung khác nhằm giảm bớt phụ thuộc vào nguồn hàng Nhật Bản. Như vậy, ít nhiều thị phần chất bán dẫn của Nhật tại Hàn Quốc sẽ giảm. Nhìn vào tác động ban đầu của thương chiến, có thể thấy rằng, cả hai đều có những thiệt hại nhất định, kẻ thắng, người thua vẫn còn là ẩn số.

GSOMIA và ý đồ của Hàn Quốc

Sau khi Nhật Bản tuyên bố loại Hàn Quốc ra khỏi danh sách trắng, Hàn Quốc đã đưa ra một cú đáp trả bất ngờ - hủy bỏ GSOMIA. GSOMIA là thỏa thuận cho phép hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc được quyền chia sẻ thông tin tinh báo trực tiếp, đặc biệt là về các hoạt động quân sự ở Triều Tiên. Chỉ trong năm 2019, Tokyo và Seoul đã có tới 07 lần chia sẻ thông tin tình báo[18]. Sở dĩ điều này gây bất ngờ bởi GSOMIA thuộc lĩnh vực an ninh-quân sự, không liên quan tới kinh tế, hơn nữa việc hủy bỏ GSOMIA có khả năng gây hại trực tiếp tới Hàn Quốc vì nước này là tiền tuyến đối đầu với Triều Tiên.Có thể tạm đặt ra một giả thiết rằng, Hàn Quốc đáp trả cáo buộc của Nhật Bản, và cũng chủ động mở rộng mâu thuẫn, với mục đích chính là kéo Hoa Kỳ vào cuộc để dàn xếp. Kể từ đầu thương chiến, Hàn Quốc luôn ở thế yếu so với Nhật Bản do phụ thuộc vào các hàng hóa công nghệ cao từ Nhật Bản. Chính tờ Trung ương nhật báo Hàn Quốc cũng cho rằng:” Nhật Bản hiện chỉ sử dụng một trong một trăm biện pháp nhằm vào Hàn Quốc”[19]. Rất có thể rằng, giới chức Hàn Quốc không mong mong muốn thương chiến leo thang, do vậy, Hàn Quốc buộc phải viện đến sự trợ giúp và can thiệp của Hoa Kỳ. Giới chức Hàn chọn GSOMIA bởi thỏa thuận này có tính quan trọng trong an ninh khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt trong các vấn đề về Triều Tiên – thách thức luôn được Hoa Kỳ đặt lên hàng đầu.Việc Hàn Quốc đơn phương rút bỏ GSOMIA thực sự đã khiến Hoa Kỳ phải can dự. Trong ngày 23/11, một ngày sau khi Hàn Quốc tuyên bố rút bỏ thỏa thuận, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper và tướng Mark Milley đã họp mặt với các quan chức Hàn Quốc để thảo luận các hướng xử lý. Áp lực từ Hoa Kỳ đã khiến Hàn Quốc hủy bỏ quyết định của mình chỉ trong 06 tiếng trước khi quyết định có hiệu lực. Theo đại diện phía Hàn Quốc, Hàn Quốc giữ thỏa thuận nhưng sẽ thay đổi bất cứ lúc nào trừ phi Nhật Bản chấp nhận nới lỏng biện pháp trừng phạt.[20] Nước cờ GSOMIA đã chứng tỏ là một bước "leo thang" đầy toan tính từ phía nội các Moon Jae-in.

Triển vọng

Với những chuyển biến phức tạp, cùng những cuộc đàm thoại không có hồi kết của lãnh đạo hai quốc gia, nhiều ý kiến bày tỏ sự lo lắng về khả năng tình hình hiện tại một cuộc thương chiến toàn diện như thương chiến Mỹ - Trung. Tuy vậy, khả năng hai bên coi nhau như là kẻ thù, đối thủ cạnh tranh kiểu Mỹ-Trung là khó có thể xảy ra.Thứ nhất, Hàn Quốc và Nhật Bản đều là đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ, đều là những "mắt xích" chiến lược quan trọng, là nòng cốt trong phòng tuyến Đông Bắc Á của Hoa Kỳ. Lẽ tất nhiên, Hoa Kỳ không thể nào để hai người đồng minh này sứt mẻ vượt quá giới hạn vì điều này không chỉ gây bất lợi cho hai quốc gia mà còn gây bất lợi cho chính Hoa Kỳ.Thứ hai, cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều biết rằng thương chiến sẽ chẳng mang lại lợi lộc nào cho cả hai bên trong cả ngắn hạn lẫn lâu dài. Dù rằng Nhật Bản có vẻ đang nắm đằng chuôi nhưng chính họ cũng không nhận được bất cứ lợi ích trực tiếp nào từ thương chiến, chưa kể đến những ảnh hưởng có thể có về lâu về dài.Thứ ba, trái với thương chiến Mỹ - Trung vốn xuất phát từ những tranh giành lợi ích trực tiếp thì câu chuyện thương chiến Nhật - Hàn có lẽ liên quan nhiều đến chủ nghĩa dân tộc và dân túy hơn là lợi ích quốc gia. Cả hai quốc gia đều là những đối tác quan trọng của nhau. Vì lợi ích kinh tế và an ninh căn bản, sẽ khó có chuyện hai quốc gia leo thang tới một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện như thương chiến Mỹ - Trung.

Lối thoát nào cho thương chiến

Như đã nêu ra ở trên, cốt lõi của vấn đề giữa Nhật Bản và Hàn Quốc xuất phát từ mâu thuẫn giữa hai quốc gia trong quá khứ và sâu xa hơn là tự tôn dân tộc. Do vậy, thương chiến hoàn toàn có thể được giải quyết nếu một bên chịu xuống nước hoặc cả hai cùng xuống nước trong các vấn đề quá khứ kể trên. Mặc dù ít có khả năng bùng phát thành một cuộc đối đầu toàn diện, song cuộc xung đột thương mại này vẫn có thể gây ra nhiều rạn nứt nghiêm trọng này trong quan hệ Nhật – Hàn, làm xói mòn các lợi ích an ninh và kinh tế chung.Tuy vậy, chỉ riêng việc xuống nước cũng là một thử thách với lãnh đạo hai quốc gia đặc biệt là khi hành động của họ bị chi phối bởi chính trị dân túy. Trong hoàn cảnh cả hai đất nước đều có tinh thần dân tộc rất cao, hành động "xuống thang" trước rất có thể bị coi là nhu nhược hay thậm chí làm mất thể diện quốc gia. Để hạn chế điều này, hai chính phủ tốt nhất nên đưa ra các tuyên bố đồng thời để tránh trường hợp bị coi là kẻ xuống nước trước hoặc tương tự.Hơn tất cả, nếu hai đất nước muốn hòa thuận và cùng nhau tiến tới, cùng nhau phát triển thì cả hai buộc phải giải quyết gốc ngọn những vấn đề trong quá khứ. Nếu không, những mâu thuẫn này vẫn sẽ tiếp tục ám ảnh quan hệ hai nước. Nhật Bản nên cân nhắc xử lý vấn đề quá khứ một cách toàn diện hơn, trong khi Hàn Quốc nên xem xét việc tách bạch hợp lý giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.Chú thích[1] WCCW Inaugural International Film Festival: Sexual Violence in Warfare: The Films of Unhealed Wounds | Truy cập tại: //www.comfort-women.org/[2]  “Japan and South Korea agree WW2 'comfort women' deal”, BBC, 09 - 11 Nov 2018 | Truy cập tại: //www.bbc.com/news/world-asia-35188135[3] “Life As A “Comfort Woman”: Story of Kim Bok-Dong”, Asian Boss, 27 Oct 2018  | Truy cập tại: //www.youtube.com/watch?v=qsT97ax_Xb0&t=939s[4] “Ngày tưởng niệm các nạn nhân nô lệ tình dục thời chiến”, Thông tin Hàn Quốc, 14 Aug 2018 | Truy cập tại: //thongtinhanquoc.com/phu-nu-giai-khuay/[5] Phát biểu của ông Moon Jae-in, Arirang News, 28 Dec 2017 | Truy cập tại: //www.youtube.com/watch?v=U0glGkHwe_A[6] Jeff Kingston, “Korean-Japanese history in modern time”, The Japan Times, 22 Oct 2010 | Truy cập tại: //www.japantimes.co.jp/life/2010/08/22/general/korean-japanese-history-in-modern-times/#.XhgGOv4zbIV[7] Bùi Anh Thơ, “Nhật Bản hạn chế xuất khẩu nguyên liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc”,  Báo chính phủ, 02 Jul 2019|Truy cập  tại: //baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=369766[8] Anh Thư, Tổng thống Moon Jae In nổi giận: 'Hàn Quốc sẽ không bị Nhật Bản đánh bại lần nữa', Tuổi trẻ Online, 02 Aug 2019 |Truy cập tại: //tuoitre.vn/tong-thong-moon-ae-in-noi-gian-han-quoc-se-khong-bi-nhat-ban-danh-bai-lan-nua-20190802153158653.htm[9]  General Security of Military Information Agreement - Thỏa thuận an ninh chung về thông tin Quân sự.[10] Ben Dooley, “Japan Cites ‘National Security’ in Free Trade Crackdown. Sound Familiar?”, The New York Times, 25 Jul 2019 |Truy cập tại: //www.nytimes.com/2019/07/15/business/japan-south-korea-trade-war-semiconductors.html[11] Đọc thêm về “Tranh cãi về sách lịch sử Nhật Bản” | Tham khảo tại: //en.wikipedia.org/wiki/Japanese_history_textbook_controversies[12] Xem “Phỏng vấn bà Kim Bok-dong”.[13] Mạnh Hùng, “GDP của Hàn Quốc được dự báo giảm do căng thẳng với Nhật Bản”, Báo BNews, 05 Aug 2019 | Truy cập tại: //bnews.vn/gdp-cua-han-quoc-duoc-du-bao-giam-do-cang-thang-voi-nhat-ban/130209.html[14] Jun Kwanwoo, “LG Electronics profit falls 31% on year”, MarketWatch, 30 Oct 2019 | Truy cập tại://www.marketwatch.com/story/lg-electronics-profit-falls-31-on-year-2019-10-30[15] Saheli Roy Choudhury, “Samsung says quarterly profit fell 56% from a year ago”, CNBC News, 31 Oct 2019 | Truy cập tại: //www.cnbc.com/2019/10/31/samsung-q3-2019-earnings.html[16] “Kinh tế Nhật - Hàn đang gánh chịu nhiều thiệt hại do căng thẳng thương mại“, WTO Center, 26 Aug 2019 | Truy cập tại: //www.trungtamwto.vn/chuyen-de/13889-kinh-te-nhat--han-dang-ganh-chiu-nhieu-thiet-hai-do-cang-thang-thuong-mai[17] Alexandra Ma, “Beer exports from Japan to South Korea have fallen 99.9% as their bitter, personal trade war rages on”, Business Insider, 30 Oct 2019 | Truy cập tại: //www.businessinsider.com/japan-south-korea-trade-war-beer-exports-fall-2019-10[18] “Why are Japan and Korea in a trade war?”, CNBC, 14 Nov 2019 |Truy cập tại: //www.youtube.com/watch?v=zEf66tDHZZs&t=418s[19] Quang Hưng, Bản tin VTV24, 04 Jul 2019 | Truy cập tại : //www.youtube.com/watch?v=CajMFW2UbVE&t=13s[20] Bill Chappel, NPR, “South Korea Says It Won't Pull Out Of Japan Intel-Sharing Pact — For Now, NPR, 22 Nov 2019 |Truy cập tại: //www.npr.org/2019/11/22/781945244/south-korea-says-it-wont-pull-out-of-japan-intel-sharing-pact-for-now

Video liên quan

Chủ Đề