Vì sao phải nói nhỏ nơi công cộng

Ở nước ta, việc ứng xử văn hóa nơi công cộng cũng được các cấp, các ngành và các địa phương coi trọng bằng các phong trào như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Nét đẹp công chức”, “Thanh niên thanh lịch”, “Thành phố văn minh”... Mục đích của các phong trào này là xây dựng ý thức, trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng bằng những hành vi ứng xử phù hợp với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc cũng như xu thế phát triển của xã hội. Từ những phong trào này đã xuất hiện những tấm gương bình dị, cao quý; những gương sáng giữa đời thường; những việc làm tử tế hay những hành động đẹp, nghĩa tình.

Ảnh minh họa/TTXVN.

Nhưng nhìn vào thực tế, chúng ta vẫn thấy trong xã hội tồn tại một bộ phận không nhỏ người dân, nhất là trong giới trẻ có những hành xử thiếu văn hóa ở nơi công cộng. Ta có thể kể đến những hành động chen lấn, xô đẩy nhau và những câu nói tục, chửi thề khi vào xem các lễ hội, các trận bóng đá hay ở các khu chợ đông; rồi những hành vi phóng nhanh, vượt ẩu khi tham gia giao thông; xả rác bừa bãi ra đường, kênh rạch, vẽ bậy lên tường; ngồi gác chân lên ghế trong rạp chiếu phim; ăn mặc phản cảm đi vào chốn tôn nghiêm; đánh, chửi nhau hay nô đùa chỗ đông người; không nhường nhịn, giúp đỡ người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai trên các phương tiện giao thông công cộng... Những hành vi này không chỉ gây bức xúc, khó chịu, thậm chí gây thiệt hại cho người khác mà còn làm xấu đi hình ảnh của quê hương, đất nước với những người xung quanh và bạn bè quốc tế.

Ứng xử nơi công cộng là sự giao tiếp của con người với nhau và ý thức của mỗi người đối với môi trường sống. Nếu giao tiếp biểu thị sự tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ người khác cũng như ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống thì đó là những hành vi ứng xử văn hóa. Điều này cũng cho thấy, giao tiếp nơi công cộng bộc lộ rõ nét nhất sự lịch thiệp và khả năng giao tế của mỗi người. Trong không gian giao tiếp ngày càng mở rộng như hiện nay thì văn hóa ứng xử của mỗi người cần được nâng lên một tầm cao mới, để tô đẹp thêm cho môi trường văn hóa nơi bản thân mình đang sinh sống, học tập.

Trên thực tế, ứng xử nơi công cộng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi con người, nhất là đối với giới trẻ. Trong cuộc sống, bản thân ta không thể tồn tại hoặc làm nên chuyện gì nếu không có những sự giúp đỡ trực tiếp hoặc gián tiếp từ bên ngoài. Xã hội càng phát triển thì con người càng phụ thuộc vào nhau. Vì vậy, sống và giao tiếp trong cộng đồng, mọi người phải biết “cảm ơn” và “xin lỗi” một cách chân thành. Biết tôn trọng người khác và ứng xử một cách khiêm tốn, lễ độ, là những bí quyết đơn giản giúp ta tạo được ấn tượng đẹp trong mắt nhìn của người khác.

Ứng xử văn hóa nơi công cộng không chỉ giúp xã hội ngày càng văn minh, hiện đại và tốt đẹp hơn mà còn góp phần hình thành những nhân cách đẹp và hoàn thiện, phát triển của mỗi người. Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng xử văn hóa nơi công cộng, cũng là sự chung sức của người dân để đất nước vững bước đi trên con đường hội nhập và phát triển, cũng như quảng bá hình ảnh đẹp của xã hội, con người Việt Nam ra thế giới.

LÊ PHI HÙNG

“Trẻ con biết gì đâu”

Nhà báo Lê Phương Dung, Truyền hình QĐND từng chia sẻ, chị phát sợ mỗi khi đi ăn uống mà phải ngồi cạnh những gia đình có con cái thường la hét.

“Tôi thực sự mệt mỏi và ức chế khi ngồi ăn trong quán mà bàn bên là gia đình có con nhỏ. Trẻ em la hét, gào thét rồi khóc lóc inh ỏi. Con nói to thì bố mẹ cũng phải gào theo. Đến khi không “đọ” được âm lượng nữa thì mặc kệ hoặc thản nhiên ngồi ăn uống tận hưởng khi con mình còn đang nháo nhào phá phách khắp nơi. Thậm chí, có cha mẹ còn tặc lưỡi “trẻ con biết gì đâu”, cho ra ngoài để nó thoải mái, mắng mỏ làm gì”…

Nhà báo Lê Phương Dung cũng chia sẻ thêm, xung quanh nơi ở tại Thủ đô Hà Nội, nhiều gia đình hát karaoke rất lớn, trong đó có cả trẻ nhỏ cũng tham gia đến 10 giờ mỗi đêm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến người xung quanh.

Tuy là mùa dịch Covid-19, học sinh được nghỉ nhưng nhiều trẻ phải học online buổi tối, các con không thể nào tập trung được vì tiếng ồn của nhà hàng xóm. Về nhà chỉ muốn được nghỉ ngơi, thư giãn nhưng lúc nào chị cũng phải đóng kín cửa cho đỡ ồn ào.

Nhà báo Lê Phương Dung cho rằng, câu chuyện mất trật tự nơi công cộng ngày nay không hiếm. Điều này thật đáng tiếc, bởi xã hội ngày càng hiện đại thì lẽ ra con người ngày càng nên văn minh. Không chỉ các em nhỏ, nhiều thanh niên, người trưởng thành cũng thường “làm phiền” như trò chuyện quá to, hò hét, nghe nhạc không dùng tai nghe. Thậm chí là thản nhiên trả lời điện thoại bật loa ngoài trong rạp chiếu phim…

“Trong một lần đi ăn, gia đình bàn bên cạnh cho trẻ dùng điện thoại để con ngồi ngoan một chỗ. Tuy nhiên, trẻ bật âm lượng hết cỡ, làm những người xung quanh cũng phải nói chuyện to hơn mới nghe được. Những bàn kế tiếp cũng thành phản xạ, phải nói to thêm chút… Cứ như vậy, ở trong một nhà hàng với mong muốn thư giãn, chuyện trò ăn uống vui vẻ mà tôi không thể chịu nổi bởi tiếng ồn đan xen” – chị Dung chia sẻ.

Chưa kể đến, những lần đi siêu thị chị cũng gặp trường hợp trẻ em la hét inh ỏi. Thậm chí đuổi nhau khắp các gian hàng rồi khóc lóc um xùm vì tranh giành đồ đạc. Nhiều trẻ bực tức còn ném hết đồ xuống đất lăn ra vừa giãy vừa hét. Những hành động đó sẽ làm những người xung quanh khó chịu và thậm chí ngay chính bố mẹ của bé cũng bực bội, cáu gắt.

Tuy thế, vẫn có nhiều ông bố, bà mẹ trẻ nghĩ rằng, đó chỉ là chuyện hết sức bình thường bởi con mình còn nhỏ. Vậy đến lúc nào trẻ mới cần được dạy cách ứng xử văn minh nơi công cộng?

Chị Dung cũng cho biết thêm: “Nhìn con hàng xóm để rút ra bài học dạy con mình. Bởi bản thân mình thấy phiền thì càng cần tránh để không làm phiền đến người khác. Chính vì vậy, tôi thường nói cho con cảm giác khi nghe âm thanh quá dung lượng. Đồng thời, thường xuyên nhắc nhở trẻ tôn trọng mọi người kể cả trong thang máy, công viên, siêu thị, nhà hàng… Lâu dần, trẻ hình thành được thói quen tích cực khi đến chỗ đông người”.

Làm hỏng không gian sống

Theo chuyên gia giáo dục Nguyễn Thu Hường, ai cũng hiểu lịch sự là rất tốt, nhưng trẻ nhỏ chưa ý thức được tại sao chúng cần thế này, không được thế kia. Vì vậy, nếu bạn muốn trẻ nghe theo bạn một cách thoải mái thì hãy giải thích cho trẻ thấy tại sao cần lịch sự nơi công cộng.

Bạn có rất nhiều lý do như sự yêu quý của mọi người, không làm phiền người cao tuổi… Bạn hãy lấy ví dụ nếu như có người cư xử bất lịch sự với con thì con sẽ cảm thấy như thế nào. Và trẻ sẽ hiểu rằng mình nên làm gì để không gây khó chịu cho người khác.

Thông thường, ở nơi đông người, khi vô tình gặp người quen, nhiều người thường hét lên để gây sự chú ý. Tuy nhiên, cách ứng xử này không được xem là thông minh, khôn khéo. Bởi nó làm hỏng bầu không gian của những người xung quanh. Đặc biệt là những địa điểm cần sự yên tĩnh như bảo tàng, thư viện… Vì vậy, khi gặp người quen ở nơi công cộng, bạn hãy dạy trẻ vẫy tay thay vì hét lên.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, tiếng ồn từ giao thông đường bộ là tác nhân gây stress nghiêm trọng lớn thứ hai ở châu Âu, chỉ đứng sau ô nhiễm không khí. Ô nhiễm tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, gây căng thẳng và mệt mỏi kéo dài, làm rối loạn giấc ngủ.

Đối với trẻ em, nó làm suy giảm nhận thức và mất tập trung. Tệ hơn, nó có thể làm giảm thính lực và gây huyết áp cao, từ đó dẫn đến các bệnh về tim mạch. Mỗi năm, tiếng ồn kéo dài gây ra khoảng 12.000 ca tử vong sớm tại châu Âu.

Chưa có nhiều số liệu thống kê chính xác và đầy đủ về nạn tiếng ồn tại Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu sức khỏe và nghề nghiệp, Bộ Y tế, tại 12 đường và nút giao thông chính tại Hà Nội, ô nhiễm tiếng ồn ở các đô thị và khu công nghiệp đều vượt mức cho phép. Một nguyên nhân hiển nhiên là số lượng khổng lồ của xe cơ động chạy trên các đường phố.

Chuyên gia Nguyễn Thu Hường cũng cho biết thêm, đã đến lúc cần dẹp bỏ suy nghĩ “trẻ con biết gì đâu” để dạy con. Điều đó không chỉ giúp con an toàn, tránh được rủi ro, tai nạn nơi công cộng, mà còn giúp con trở thành con người có văn hóa.

Hãy bắt tay vào việc cùng con tập luyện trở thành người công dân tốt, gương mẫu và ứng xử văn minh nơi công cộng. Đó sẽ là một trong những cách cơ bản dạy con trưởng thành trong xã hội phát triển.

“Cha mẹ nên dạy con từ những điều nhỏ nhất để có được thói quen tốt. Nếu con bạn cư xử càng ngoan ngoãn ở nhà, trẻ sẽ có thái độ tốt hơn ở những nơi công cộng. Khi bạn gặp khó khăn với việc dạy trẻ cư xử ở nơi công cộng, hãy thử cố gắng nỗ lực dạy trẻ ở nhà. Người lớn hãy cùng con tập luyện nói chuyện đủ nghe và những tình huống cơ bản khi đến nơi công cộng để tránh làm phiền mọi người” – chuyên gia Nguyễn Thu Hường chia sẻ.

Nền giáo dụ‌c của Nhật Bản luôn được đán‌h giá là xuất sắ‌c nhất thế giới. Thực tế, trẻ em Nhật Bản ngay từ trong gia đình đã được nuôi dưỡng và dạy dỗ rất chuẩn mực. Cha mẹ Nhật coi trọng những quy tắc ứng x‌ử, bởi vậy trẻ em Nhật cũng được dạy về cách chào hỏi, xin lỗi, cảm ơn ngay từ khi còn b‌é. Đó là lý do vì sao không bấ‌t ngờ khi trẻ em ở đây luôn được khen ngọi vì ngoan ngoãn, ứng x‌ử phù hợp, kỷ luật và tự lập.

Học cách chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi

Trong văn hóa của người Nhật, lễ nghi rất quan trọng. Vì vậy, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi là bà‌i học đầu đời cha mẹ Nhật dạ‌t con. Trẻ em Nhật sẽ luôn cúi mình chào mọi người, nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ và thành thật xin lỗi khi phạ‌m sai lầm hoặc gây rắc rối cho người khá‌c. Kể cả với người lạ, trẻ em Nhật cũng được dạy chào hỏi. Điều này khiến chúng tự tin hơn và cải thiện kỹ năng tương tác trong cộng đồng.

Trẻ em Nhật cũng được dạy về thá‌i độ tôn trọng người lớn tuổi. Không có chuyện đứng trước người lớn mà trẻ không cúi chào kí‌nh trọng.

Học xếp hàng

Trẻ em Nhật không kh‌ó chị‌u hoặc tỏ thá‌i độ phản kháng khi phải xếp hàng, bởi đây là điều quá quen thuộc với trẻ từ khi còn b‌é. Dù ở siêu thị, trường họ, bến xe bus hay các địa điểm công cộng, trẻ được dạy phải xếp hàng và không được chen lấn, xô đẩ‌y. Văn hóa xếp hàng với thá‌i độ bình thản cũng là điều khiến cả thế giới thán phục nước Nhật.

Không gây ồn nơi công cộng

Trẻ em Nhật được dạy cách kiểm soát âm lượng giọng nói, giữ giọng nói ở mức đủ nghe, không gây ồn nơi công cộng, làm ảnh hưởng tới người xung quanh.

Kỹ năng này còn giúp trẻ hiểu quy tắc ứng x‌ử nơi đông người, đó là không phải thí‌ch nói gì, làm gì cũng được mà phải quan sá‌t xem hành độn‌g mình làm có gây kh‌ó chị‌u cho mọi người.

Người Nhật rất tôn trọng cộng đồng, vì thế, mẹ Nhật rèn giũa con từ nhỏ rằng luôn luôn nghĩ đến người khác và hành x‌ử phù hợp, không để cảm xú‌c bản thâ‌n bộc l‌ộ nơi công cộng.

Gia đình là điểm tựa lớn nhất

Ngay từ nhỏ, trẻ em Nhật được dạy về giá trị gia đình. Chúng cũng được dạy rằng bố mẹ là chỗ dựa tin cậy, là điểm tựa vững chãi. Trẻ cũng được khuyến khích chia sẻ những cảm nghĩ, tâm sự với cha mẹ. Khi gặp khó khăn, thay vì giữ tất cả trong lòng, cách tốt nhất là nên trò chuyện. Cha mẹ Nhật luôn cho con trẻ thấy thá‌i độ sẵn sàng lắng nghe, cở‌i mở chia sẻ.

Không nói dối

Người Nhật đán‌h giá cao phẩm chất trung thực. Vì vậy, trẻ em Nhật cũng được dạy không nên nói dối, vì sẽ làm mấ‌t lòng tin ở những người yê‌u thương. Cha mẹ Nhật hiểu rằng khi trẻ nói dối là trẻ muốn ch‌e giấ‌u sự thật. Vì vậy, trong trường hợp đó, cha mẹ sẽ khoan dung, trao đổi thẳng thắn để trẻ nhậ‌n ra lỗi sai nhưng không cảm thấy xấ‌u hổ.

Nhặt được đồ luôn trao trả cho người đán‌h mấ‌t

Đây là quy tắc quan trọng mà cha mẹ Nhật đặt ra cho con. Dù là vật nhỏ, không giá trị, nếu nhặt được vẫn phải trao trả lại người đán‌h mấ‌t. Điều này giúp trẻ hiểu rằng dù trong trường hợp nào, cũng không được sử dụng tài sả‌n của người khá‌c. Ở Nhật Bản, các món đồ thất lạc rất dễ tìm lại, bởi người dân luôn có nguyên tắc không đụng đến đồ của người khá‌c.

Không lãng phí thực phẩm

Trước khi bước vào bữa ăn, trẻ Nhật Bản được mẹ dạy nói thầm "Itadakimasu", có ý nghĩa cảm ơn những thực vật, độn‌g vật đã góp phần để trẻ có được bữa ăn ngon. Câu này cũng có nghĩa là "Tôi sẽ ăn ngon miệng". Điều này cũng rèn luyện trẻ phải ăn hết đồ ăn trong đĩa, không được b‌ỏ phí vì bấ‌t cứ lý do nào.

Ngoài ra, khi người lớn gắp thức ăn cho trẻ, nhưng nếu không thí‌ch, trẻ được dạy nói "con no rồi", thay vì tỏ thá‌i độ xấ‌u trước thiện chí của người khá‌c.

Video liên quan

Chủ Đề