Xạ hình giáp là gì

Xạ hình toàn thân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa dựa trên khả năng bắt i-ốt với nồng độ cao và giữ lâu trong tuyến [sự phân bố chất phóng xạ trong tuyến] sau khi đưa vào cơ thể một lượng i-ốt phóng xạ. Ngoài ra TcO4 cũng được dùng để ghi hình như i-ốt; nhưng ion này không được hữu cơ hoá mà chỉ giữ lại trong tuyến một thời gian ngắn, do đó phải ghi hình sớm hơn.

2. Dược chất phóng xạ:

+ I-123 là tốt nhất trong ghi hình chẩn đoán. I-123 phát tia gamma đơn thuần, năng lượng 160 keV, T1/2: 13 giờ. Liều hấp thụ ở tuyến giáp rất bé, chỉ bằng khoảng 1% so với dùng I-131. I-123 nhiều ưu điểm nhưng thời gian bán thải ngắn và giá thành cao nên chưa được sử dụng ở Việt Nam.

+ I-131 được dùng nhiều vì thuận tiện và giá thành tương đối rẻ, phát tia gamma [364 keV] và tia beta [0,601 MeV], T1/2 = 8 ngày.

Dược chất phóng xạ I-131

+ Tc-99m phát tia gamma đơn thuần [140 keV], T1/2: 6 giờ. Không hữu cơ hoá được như i-ốt, nhưng Tc-99m thâm nhập được vào nhân trong những phút đầu, vì vậy một số nhân lạnh với i-ốt thì có thể là nhân nóng hoặc nhân ấm với Tc-99m. Tc-99m chỉ có vai trò đánh giá trên các bệnh nhân có nhân tuyến giáp chưa được phẫu thuật mà không có vai trò ở những bệnh nhân ung thư tuyến giáp đã phẫu thuật và điều trị I-131

3. Chỉ định, mục đích, yêu cầu chụp xạ hình:

- Xạ hình với bệnh nhân ung thư tuyến giáp đã phẫu thuật nên được làm bằng i-ốt phóng xạ vì có độ đặc hiệu cao, hạn chế dùng Technitium vì không đặc hiệu. Đặc biệt, khi bệnh nhân đã uống dược chất phóng xạ, khi chụp xạ hình chẩn đoán đánh giá hiệu quả điều trị thì nhất thiết phải dùng I- ốt phóng xạ, đảm bảo độ chính xác.

- Xạ hình tuyến giáp với I-131 trước điều trị là một xét nghiệm có giá trị để phát hiện nhu mô giáp còn lại sau phẫu thuật, các ổ di căn ung thư và cũng là một chỉ số để xác định liều điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp [UTTG] thể biệt hóa. Xạ hình với I-131 nên tiến hành 4-6 tuần sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp khi bệnh nhân đã ở tình trạng nhược giáp với TSH phải đạt từ 30 mUI/ml trở lên.

- Xạ hình toàn thân với I-131 sau đợt điều trị [liều điều trị] nhằm mục đích phát hiện tổn thương tái phát, di căn, đồng thời biết được nhu mô giáp có bắt xạ hay không? giúp đánh giá hiệu quả hủy mô giáp các đợt điều trị tiếp theo. Người ta cũng nhận thấy một tỷ lệ bệnh nhân có xạ hình toàn thân với I-131 chẩn đoán trước điều trị [với liều 2-3 mCi] cho kết âm tính nhưng xạ hình sau uống liều điều trị cho kết quả dương tính. Như vậy xạ hình với liều cao [liều điều trị] đã phát hiện thêm tổn thương tái phát hoặc di căn so với liều chẩn đoán. Đây cũng là một trong những lý do làm tăng tỷ lệ không phù hợp giữa kết quả xạ hình toàn thân với Tg và antiTg trong theo dõi bệnh nhân sau điều trị.

- Xạ hình toàn thân với I-131 sau 6 tháng điều trị hủy mô giáp nhằm mục đích đánh giá kết quả điều trị hủy mô giáp bằng I-131. Trước khi xạ hình bệnh nhân cần ngưng sử dụng thyroxin trong khoảng >20 ngày để nồng độ TSH ≥30 mU/l sẽ tăng độ nhạy của phương pháp. Nhiều nghiên cứu cho thấy những trường hợp bệnh nhân không dừng uống thyroxin đủ thời gian cần thiết, nồng độ TSH thấp sẽ không đủ để kích thích các tổ chức ung thư bắt I-131 có thể cho kết quả xạ hình âm tính giả.

4. Một số hình ảnh minh họa:

Dưới đây là một số hình ảnh xạ hình toàn thân bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa bằng máy SPECT với I-131. Kỹ thuật xạ hình được thực hiện tại Viện Y học Phóng xạ và U bướu Quân đội.

Máy xạ hình SPECT 2 đầu thu hiện đại

Xạ hình toàn thân với I-131 của bệnh nhân nữ, 45 tuổi, ung thư tuyến giáp thể nhú sau điều trị hủy mô giáp bằng I-131 liều 100 mCi: không thấy hình ảnh tập trung I-131 bất thường tại vùng cổ và các vị trí trên cơ thể [xạ hình âm tính]

Xạ hình toàn thân với I-131 của bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa di căn phổi sau điều trị hủy mô giáp.- Hình bên trái: Hình ảnh di căn phổi dạng khối [mũi tên]- Hình bên phải: Hình ảnh di căn phổi dạng lan tỏa [mũi tên]

Bệnh nhân nữ, 46 tuổi, ung thư tuyến giáp thể nhú sau điều trị I-131 6 tháng:- Xạ hình toàn thân với I-131 [hình A]: tổn thương tái phát tại giường tuyến giáp [mũi tên xanh], di căn xương cột sống, di căn xương chậu trái [mũi tên đỏ].- Xạ hình xương [hình B]: di căn xương cột sống, xương chậu trái dạng khuyết xương [mũi tên] tương ứng với các vị trí tập trung I-131 bất thường trên xạ hình toàn thân với I-131

Thành phần hợp chất phóng xạ sử dụng trong chụp xạ hình tùy thuộc vào mô đích, hoặc chỉ định:

  • Đối với chụp xạ hình xương, sử dụng technetium-99m kết hợp với diphosphonat để tầm soát di căn xương hoặc nhiễm trùng.

  • Để xác định tình trạng viêm, đánh dấu bạch cầu để xác định ổ viêm.

  • Để xác định vị trí chảy máu đường tiêu hóa, các tế bào hồng cầu được dán nhãn để xác định liệu chúng đã thoát ra khỏi mạch máu hay chưa.

  • Trong chụp gan, lách, hoặc tủy xương, đánh dấu hợp chất keo lưu huỳnh.

  • Trong chụp đường mật, thường đánh dấu dẫn xuất acid iminodiacetic để thăm dò tình trạng tắc mật, rò rỉ đường mật và các bệnh lý túi mật.

Chụp xạ hình cũng được sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh tuyến giáp, hệ thống mạch máu não, tim mạch, hô hấp, và niệu dục. Ví dụ, trong chụp tưới máu cơ tim, cơ tim sẽ nhận chất phóng [ví dụ như thallium] ở mức tương xứng với lượng tưới máu. Kỹ thuật chụp này có thể được sử dụng kết hợp với các test gắng sức.

Chụp xạ hình cũng được sử đụng để đánh giá các khối u.

Xạ hình tuyến giáp là kỹ thuật sử dụng đồng vị phóng xạ để chụp hình tuyến giáp phát hiện hình thể tuyến giáp trong các bệnh lý như tuyến giáp nhu mô, tuyến giáp có nhân nóng hoặc lạnh, tuyến giáp lạc chỗ...và đặc biệt xạ hình tuyến giáp rất có giá trị trong chẩn đoán ung thư giáp, di căn ung thư giáp

Là phương pháp đơn giản, giá thành hợp lý nên xạ hình tuyến giáp là kỹ thuật phổ biến trong các khoa Y học hạt nhân. 

DƯỢC CHẤT PH NG XẠ 

Đồng vị phóng xạ

99mTc với T1/2 là 6giờ; Bức xạ gamma có đỉnh năng lượng 140KeV.

I131 với T1/2 là 8 ngày; Bức xạ Gamma có đỉnh năng lượng 364KeV.

Liều dùng 

99mTc O4: 2- 10mCi. 

I131: 20-50µCi. 

I131: 2-5mCi cho các trường hợp chẩn đoán mô giáp còn sót sau phẫu thuật ung thư giáp.

Đường dùng

Với 99mTc O4: Tiêm tĩnh mạch. 

Với I131: Uống.

CHỈ ĐỊNH

Phát hiện đánh giá cường giáp hoặc nhược giáp.

Phát hiện, xác định các vị trí di căn của ung thư giáp.

Phát hiện và đánh giá các nhân tuyến giáp.

Phát hiện, xác định vị trí tuyến giáp lạc chỗ.

Xác định vị trí làm sinh thiết.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối.

Người bệnh có thai, cho con bú cần theo hướng dẫn của bác sỹ.

CHUẨN BỊ 

Người bệnh

Với chụp với I131: Người bệnh cần ngừng ăn các loại thức ăn có nhiều Iode như hải sản, rau câu, các thuốc liên quan tới tuyến giáp, các thuốc có nhiều Iode. Với các phương pháp chụp hình khác có thuốc cản quang liều cao trong nhiều ngày [theo chỉ định của bác sỹ].

Kiểm tra y lệnh, Thực hiện quy tắc 3 kiểm tra 5 đối chiếu.

Giải thích quy trình chụp cho người bệnh. Người bệnh phải uống một cốc nước to [khoảng 200ml] trước khi chụp, không ăn trước uống 4 giờ và sau uống 2giờ. -Nếu người bệnh là trẻ em phải xem xét khả năng cùng kết hợp làm xét nghiệm vì quá nhỏ. Phải gây ngủ và có sự theo d i của bác sĩ gây mê hòi sức chuyên khoa nhi.

Phương tiện

Gamma camera  Collimator

Nếu chụp với 99mTcO4:  LEHR, hoặc LEGP, pinhole.

Nếu chụp với I131: HEGP hoặc Pinhole. 

Chế độ ghi hình [Computer setup]: 

Chụp với đồng vị phóng xạ nào thì đưa đỉnh năng lượng về đúng vị trí đồng vị phóng xạ đó.

Static ANT, LAO, RAO; Matrix 256x256; 500.000counts.

Chụp xạ hình cắt lớp [SPECT] nếu cần.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Khi chụp hình đặt người bệnh nằm ngửa, kê gối để cổ ngửa tối đa.

Tiến hành đánh dấu vị trí giải phẫu: sụn giáp, hõm ức, u khám thấy trên lâm sàng, hạch cổ...bằng nguồn điểm [nguồn đồng vị phóng xạ rời hoạt độ thấp] theo chỉ định của bác sỹ. Với người bệnh trẻ em cần đánh dấu h m ức, cằm và chóp mũi.

Khi chụp cho người bệnh nhi phải có nhân viên y tế chuyên khoa nhi tiêm thuốc gây ngủ và theo d i trong suốt quá trình chụp.

Với 99mTcO4: Tiêm tĩnh mạch dạng bolus [đẩy nhanh thuốc vào sâu trong cơ thể bằng nước muối sinh lý]. Ghi hình sau khi tiêm 20 phút.

Với I131: Uống, tráng nhiều nước. Ghi hình sau khi uống I131 24 giờ.

Truyền dữ liệu ảnh vào hệ thống mạng máy tính, xử trí ảnh, in kết quả.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Hình ảnh tuyến giáp bình thường:

Có thể hình cánh bướm, 2 thuỳ riêng hoặc có thể nhìn thấy eo, bờ tuyến nhẵn, phân bố phóng xạ đồng đều. Mật độ phóng xạ tại thời điểm 20 phút với 99mTcO4 tương đương hoặc cao hơn mật độ phóng xạ tại tuyến nước bọt.

Hình ảnh bất thường  

Không nhìn thấy tuyến giáp hoặc bắt xạ rất kém: suy giáp, viêm giáp.

Tập trung phóng xạ rất cao, đồng đều: cường giáp.

Tuyến giáp lạc chỗ: thường gặp ở trung thất hoặc gốc lưỡi...

Hình ảnh khuyết xạ hoặc giảm tập trung phóng xạ trên 1 hoặc 2 thuỳ giáp: Nang giáp, ung thư giáp.

Một nhân nóng: bệnh Plummer.

Sai số

Nhưng vật ngoại lai như vòng cổ có thể gây ra hình ảnh khuyết xạ.  

Người bệnh di động trong quá trình chụp hình.

Vị trí, tư thế chụp không chính xác.

BIẾN CHỨNG

Không có biến chứng do liều phóng xạ đưa vào cơ thể rất thấp

Video liên quan

Chủ Đề