Loại hình nhập khẩu e31 là gì

Chuyển loại hình sản xuất xuất khẩu

Công ty TNHH vướng mắc thủ tục đối với trường hợp hàng hóa đã nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu theo mã loại hình E31, doanh nghiệp xin chuyển loại hình, nộp thuế, sau đó xuất bán ra nước ngoài.

Hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp, theo Cục Hải quan TPHCM, thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 2103/GSQL-GQ2 ngày 28/10/2021 của Cục Giám sát quản lý về Hải quan- Tổng cục Hải quan, đối với nguyên liệu đã làm thủ tục nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu, nhưng sau đó xuất bán ra nước ngoài thì người khai hải quan phải thực hiện thủ tục thay đổi mục đích sử dụng sau đó thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định.

Về Mã loại hình, thực hiện theo quy định tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan, Công văn 4032/TCHQ-GSQL ngày 16/8/2021 của Tổng cục Hải quan. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ hàng nhập khẩu thì sử dụng mã loại hình B11 – xuất kinh doanh, hoặc B13 – xuất khẩu hàng đã nhập khẩu.

Tuy nhiên, do có vướng mắc liên quan thủ tục hoàn thuế khi thực hiện Công văn số 2103/GSQL-GQ2 ngày 28/10/2021, Cục Hải quan TPHCM đã có công văn báo cáo Tổng cục Hải quan để hướng dẫn.

Đối với nguyên liệu mua trong nước sau đó xuất khẩu, Khoản 2 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ quy định: “Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.”

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ quy định: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau:

Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.”

Về mã loại hình, Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan quy định cụ thể mã loại hình. Theo đó, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước thì sử dụng mã loại hình B11.

Thủ tục nhập khẩu hàng từ kho ngoại quan

Hướng dẫn Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Hàng hải về việc nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan, Cục Hải quan TPHCM có ý kiến hướng dẫn, căn cứ Khoản 2 Điều 88 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, được sửa đổi bổ sung tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định: Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan. Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng, thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan Hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan.

Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.

Khoản 4 Điều 91 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan hoặc tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế

Mã loại hình, doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan.

Về chính sách miễn thuế đối với hàng nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016, đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ.

CV 1357/QĐ-TCHQ Vv ban hành bảng mã loại hình xuất nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng

Mã loại hình xuất nhập khẩu là một trong những thông tin cần thiết và bắt buộc để làm các tờ khai thuế hải quản xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên có rất nhiều các loại mã khác nhau khiến người dùng băn khoăn không biết nên sử dụng loại mã nào hợp lý để thuận tiện trong việc lưu thông hàng hóa. Đừng lo lắng, Trường Phát Logistics sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn các loại hình xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay đang áp dụng.

Theo luật Hải quan, nghị định 08/2015/NĐ-Cp ngày 21/01/2015 của chính phủ và thông tư 39/2018/TT-BTC đã ban hành bảng mã loại hình và hướng dẫn sử dụng trên tờ khai hải quan.

Thường thì các lô hàng xuất nhập khẩu theo kinh doanh phổ biến mã loại hình A11 hay B11. Tuy nhiên có rất nhiều các loại mã khác nhau vì thế để xác định được loại hình xuất nhập khẩu, bạn cần xác định rõ

  • Nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa

  • Loại hình doanh nghiệp

Để từ đó có thể xác định đúng mã loại hình xuất nhập khẩu phù hợp cho đơn vị mình khi khai báo hải quan trên phần mềm điện tử. Nhằm hạn chế các sai sót, tiết kiệm thời gian xuất nhập khẩu hàng hóa.

Dưới đây là các loại hình xuất nhập khẩu phổ biến và được sử dụng rộng rãi hiện nay.

2.1 Bảng mã loại hình xuất nhập theo kinh doanh

Mã A11: Mã loại hình xuất nhập khẩu A11 được dùng chủ yếu để nhập kinh doanh tiêu dùng.

Mã A12: Được sử dụng để nhập kinh doanh sản xuất, là mẫu hàng hóa làm thủ tục tại các cơ hải quan. 

Mã A21: Là mã tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập

Mã A31: Mã dùng cho nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại hàng hóa do các vấn đề lỗi phát sinh.

Mã A42: Được dùng cho chuyển tiêu thụ nội địa, dùng để nhập hàng hóa cho các đối tượng chịu thuế và miễn thuế. Tuy nhiên với các trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập sẽ sử dụng lại mã A21.

Xem Thêm: CFR Là Gì?

2.2 Mã loại hình theo xuất nhập gia công, thủ công

Mã E11: Là loại mã hình xuất nhập khẩu dựa vào nhập nguyên liệu DNCX từ nước ngoài Mã E11 chỉ sử dụng trong các trường hợp nhập nguyên liệu, vật từ từ nước ngoài về để sản xuất hàng hóa cho doanh nghiệp.

Mã E13: Còn có tên gọi là nhập tạo tài khoản doanh nghiệp chế xuất và chỉ áp dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài về để sản xuất.

Mã E15: Được sử dụng khi doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu nguyên liệu, vật từ sản xuất.

Mã E21: loại hình xuất nhập khẩu dùng để nhập nguyên liệu gia công cho nước ngoài.

E54: Mã xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác

E56: Xuất sản phẩm gia công đi nội địa

2.3 Mã loại hình sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài

E62: Dùng để xuất sản phẩm gia công giao hàng nội địa

E42: Xuất khẩu các sản phẩm của doanh nghiệp chế xuất

E31: Nhập khẩu nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

E11: Nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất từ nước ngoài về

Xem Thêm: Telex Release Bill Of Lading Là Gì?

2.3 Bảng mã loại hình xuất nhập kho ngoại quan

A12: Nhập kinh doanh sản xuất hàng hóa để tiêu dùng, sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp

E11: Nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất từ nước ngoài về

C11: Hàng gửi kho ngoại quan về

2.4 Loại hình xuất nhập khẩu - phi mậu dịch

H21: Xuất khẩu hàng khác ra nước ngoài

H11: Hàng nhập khẩu khác

2.5 Mã loại hình tạm xuất nhập khẩu hàng hóa

G61: Tạm xuất hàng hóa ra các nước khác trong một thời gian ngắn

G51: Tái nhập hàng đã tạm xuất vào việt Nam

G21: Tái xuất hàng kinh doanh trong trường hợp đã tạm nhập theo mã G11

G11: Tạm nhập hàng kinh doanh sử dụng trong trường hợp các doanh nghiệp tạm nhập tái xuất

G22: Tái xuất máy móc, thiết bị để phục vụ các dự án có thời gian cụ thể

G12: Tạm dừng nhập máy móc, thiết bị về nước để phục vụ các dự án

G23: Tái xuất miễn thuế cho hàng hóa tạm nhập và sử dụng mã G13

G13: Tạm ngừng nhập miễn thuế

G24: Tái xuất các mặt hàng khác

G14: Tạm dừng nhập mặt hàng khác về trong nước như tạm nhập kệ, giá, thùng,.. theo các phương tiện chứa hàng hóa.

Trên đây là toàn bộ các bảng mã loại hình xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay. Hy vọng sẽ giúp mọi người có thể nắm rõ được cách sử dụng loại hình xuất nhập khẩu này để kê khai thủ tục hải quan đúng theo yêu cầu pháp lý. Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ với Trường Phát Logistics để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc xin liên hệ:

Công Ty Dịch Vụ Vận Tải Trường Phát Logistics

Địa chỉ: 78/12 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: 0981 636 575 / 0908 702 303

Email1 : [email protected]

Email2 : [email protected]

Website: //truongphatlogistics.com

Video liên quan

Chủ Đề