Xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình

Việc quản lý dự án đầu tư xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư [PPP] thì việc quan tâm đến các nội dung của pháp luật quy định về sơ bộ tổng mức đầu tư và tổng mức đầu tư xây dựng là rất quan trọng. Vậy những nội dung liên quan đến hai vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ nội này

Căn cứ pháp lý:

Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Thông tư 09/2019/TT-BXD thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

1. Khái niệm sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư xây dựng là gì?

Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng là ước tính chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với phương án thiết kế sơ bộ và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng gồm các khoản mục chi phí. Cụ thể:

– Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [nếu có];

– Chi phí xây dựng;

– Chi phí thiết bị;

– Chi phí quản lý dự án;

– Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

– Chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá.

Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng là dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 32/2015/NĐ-CP này và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư [nếu có].

Các chi phí của tổng mức đầu tư xây dựng được quy định cụ thể như sau:

– Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng [nếu có]; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng [nếu có] và các chi phí có liên quan khác;

– Chi phí xây dựng gồm chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công;

– Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ [nếu có]; chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác;

– Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng;

– Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi [nếu có], lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát xây dựng công trình và các chi phí tư vấn khác liên quan;

– Chi phí khác gồm chi phí hạng mục chung như quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 32/2015/NĐ-CP và các chi phí không thuộc các nội dung quy định nêu trên;

– Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

2. Căn cứ và phương pháp xác định sơ bộ tổng mức đầu tư:

Việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính dựa trên cơ sở quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án và suất vốn đầu tư hoặc dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án đã hoặc đang thực hiện, có sự phân tích, đánh giá để điều chỉnh quy đổi về mặt bằng giá thị trường phù hợp với địa điểm xây dựng, bổ sung những chi phí cần thiết khác của dự án.

Trong trường hợp phương án được thực hiện dựa  theo phương thức hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án – thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng [sau đây gọi là phương thức chìa khóa trao tay] thì sơ bộ tổng mức đầu tư phải xác định trên cơ sở khối lượng tính theo thiết kế sơ bộ kết hợp với các phương pháp khác để xác định giá gói thầu.

Phương pháp để xác định sơ bộ tổng mức đầu tư được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể:

+ Trong trường hợp chưa đủ điều kiện xác định quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án hoặc đã xác định được nhưng chưa có dữ liệu suất vốn đầu tư xây dựng công trình được công bố, sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng xác định trên cơ sở dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ đã, đang thực hiện và điều chỉnh, bổ sung những chi phí cần thiết khác, đồng thời được quy đổi chi phí cho phù hợp với thời điểm xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, địa điểm xây dựng và đặc điểm, tính chất của dự án.

+ Trong trường hợp các hợp đồng thực hiện là loại hình thức trao tay thì thì chi phí xây dựng, chi phí thiết bị trong sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được tính toán theo phương pháp xác định từ khối lượng công tác xây dựng tính theo thiết kế sơ bộ là chủ yếu, kết hợp với phương pháp sử dụng suất vốn đầu tư hoặc dữ liệu chi phí công trình tương tự, đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ để xác định dự toán gói thầu chìa khóa trao tay.

3. Căn cứ và phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng:

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì tổng mức đầu tư xây dựng được xác định dựa trên cơ sở nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm: thiết kế cơ sở, thuyết minh thiết kế cơ sở, quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng, giải pháp công nghệ và kỹ thuật, thiết bị; giải pháp về kiến trúc, kết cấu chính của công trình; giải pháp về xây dựng và vật liệu chủ yếu, điều kiện thi công công trình của dự án; kế hoạch thực hiện dự án và các yêu cầu cần thiết khác phù hợp với nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

  • Phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng

Căn vào khoản 2 Điều 5 Nghị định 68/2019/NĐ-CP thì phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng bao gồm:

+ Phương pháp xác định khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở, kế hoạch thực hiện dự án, tổ chức biện pháp thi công định hướng, các yêu cầu cần thiết khác của dự án và hệ thống định mức, đơn giá xây dựng, các chế độ, chính sách liên quan;

+ Phương pháp xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự;

+ Phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình;

+ Phương pháp kết hợp ba phương pháp trên

Và với mỗi loại hình công trình khác nhau thì lại áp dụng phương pháp xác định khác nhau:

+ Đối với công trình xây dựng phổ biến thì phương pháp được áp dụng đó là xác định từ dữ liệu về chi phí công trình tương tự và theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình

+ Đối với các dự án đầu tư theo hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình [viết tắt là EPC]; thiết kế và thi công xây dựng công trình [viết tắt là EC]; thiết kế và cung cấp thiết bị [viết tắt là EP] thì chi phí xây dựng và chi phí thiết bị trong tổng mức đầu tư xây dựng thì phải áp dụng phương pháp xác định khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở, kế hoạch thực hiện dự án, tổ chức biện pháp thi công định hướng, các yêu cầu cần thiết khác của dự án và hệ thống định mức, đơn giá xây dựng, các chế độ, chính sách liên quan;

4. Thẩm quyền thẩm định và nội dung phê duyệt tổng mức đầu tư:

a] Thẩm quyền thẩm định

+ Dự án quan trọng quốc gia do Hội đồng thẩm định nhà nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập chủ trì tổ chức thẩm định;

+ Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì tổ chức thẩm định;

+ Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định.

+ Đối với dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư [PPP] do đơn vị đầu mối quản lý về hoạt động PPP thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì tổ chức thẩm định. Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp góp ý kiến về sự phù hợp của đơn giá, định mức được sử dụng để xác định Tổng mức đầu tư xây dựng của dự án, đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng công trình của dự án

+ Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách và vốn nhà nước ngoài ngân sách do cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì tổ chức thẩm định

Trong quá trình thực hiện thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng dự án cơ quan chủ trì thẩm định được mời các tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A hoặc dự án có kỹ thuật phức tạp, sử dụng công nghệ cao để làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt

b] Nội dung thẩm định mức đầu tư xây dựng gồm:

+ Sự đầy đủ, phù hợp của các căn cứ pháp lý để xác định Tổng mức đầu tư;

+ Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng với đặc điểm, tính chất, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ của dự án;

+ Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp của các khối lượng so với thiết kế cơ sở, kế hoạch thực hiện dự án, tổ chức biện pháp thi công định hướng và yêu cầu của dự án; sự phù hợp với quy định, hướng dẫn của nhà nước đối với các chi phí sử dụng để tính toán, xác định các chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng;

+ Xác định giá trị tổng mức đầu tư xây dựng sau khi thực hiện thẩm định. Phân tích nguyên nhân tăng, giảm và đánh giá việc bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án theo giá trị tổng mức đầu tư xây dựng xác định sau thẩm định.

Video liên quan

Chủ Đề