Xe máy la gì

Trên thực tế, chúng ta vẫn sử dụng các khái niệm như "môtô", “xe máy”, “xe gắn máy”, nhưng chưa chắc đã hiểu đúng và phân biệt rõ các loại xe này theo quy định pháp luật, dẫn tới một số trường hợp tranh cãi về quyền và nghĩa vụ.

Việc phân biệt xe máy và xe gắn máy sẽ giúp người dân hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình trước pháp luật.

Theo QCVN 41:2016 ban hành kèm Thông tư 06/2016/TT-BGTVT, “xe môtô” và “xe gắn máy” đều là phương tiện xe cơ giới, nhưng có quy định tham gia giao thông khác nhau. 

Xe môtô, hay còn gọi là xe máy là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy-lanh từ 50cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400kg, từ 350-500kg đối với xe máy 3 bánh.

Xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt [xăng] thì dung tích làm việc không được lớn hơn 50cm3.

Tất cả các loại xe máy điện có tốc độ tối đa theo thiết kế lớn hơn 50km/h đều không phải là xe gắn máy theo Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.

Giấy phép lái xe [GPLX]:

Người điều khiển xe máy [xe môtô] bắt buộc phải có GPLX hạng A1 trở lên, trong khi với xe gắn máy thì không cần.

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, GPLX hạng A1 được cấp cho người từ đủ 18 tuổi trở lên, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sức khỏe và nhận thức. GPLX này cho phép chủ sở hữu điều khiển xe môtô 2 bánh có dung tích từ 50cm3 đến dưới 175cm3, và người khuyết tật điều khiển xe môtô 3 bánh dành cho người khuyết tật. GPLX A1 không có thời hạn.

Đối với xe từ 175cm3 trở lên, người điều khiển phải có GPLX hạng A2 và loại này có thời hạn sử dụng.

Mẫu Honda Zoomer-X 125 nhập khẩu từ Thái Lan sẽ đòi hỏi người lái có GPLX hạng A1, trong khi đó mẫu Zoomer 50 nhập khẩu từ Nhật Bản lại không cần GPLX [chỉ cần trên 18 tuổi và đủ sức khoẻ].

Ví dụ, những mẫu xe SYM Galaxy/Elegant hay Kymco Like/Candi Hi… có dung tích [thực] động cơ dưới 50cm3 đều là xe gắn máy và cho dù các mẫu xe này vẫn phải đăng ký biển kiểm soát nhưng người điều khiển không cần phải có GPLX hạng A1.

Trong khi đó, các loại xe máy điện như VinFast Klara hay MBI… dù không sử dụng động cơ đốt trong, nhưng có tốc độ tối đa theo thiết kế trên 50km/h, nên người điều khiển phải có GPLX phù hợp. 

Hệ thống biển hiệu, quy định:

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT, biển hiệu quy định ký hiệu về “xe máy” và “xe gắn máy” cụ thể như sau:

Tốc độ tối đa:

Xe gắn máy: Tốc độ tối đa cho phép cả trong khu vực đông dân cư và ngoài khu vực đông dân cư đều giới hạn ở mức 40km/h.

Với xe máy lại có khác biệt và nhiều quy định khác nhau ở từng trường hợp cụ thể.

Mức phạt quá tốc độ tối đa cho phép

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, xe máy và xe gắn máy đều có mức xử phạt tương đương như nhau:

Phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng khi quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h và không bị tước quyền sử dụng GPLX.

Phạt tiền từ 500.000-1.000.000 đồng khi quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h và không bị tước quyền sử dụng GPLX.

Phạt tiền từ 3.000.000-4.000.000 đồng khi quá tốc độ quy định trên 20km/h và tước quyền sử dụng GPLX từ 1-3 tháng.

Mức phạt khi sử dụng rượu/bia khi lái xe

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, xe máy và xe gắn máy đều có mức xử phạt tương đương như nhau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam - 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1lít khí thở.

Từ trước đến nay chúng ta chỉ nghe thấy cụm từ “xe mô tô, xe gắn máy” mà không hề biết đến “xe máy chuyên dùng”. Vậy xe máy chuyên dùng là gì?

Xe máy chuyên dùng là tên gọi chung cho những phương tiện được sử dụng trong trường hợp đặc biệt. Các trường hợp này bao gồm sử dụng trong công trình thi công, trong nông nghiệp hoặc lâm nghiệp. Các xe máy dùng trong quân đội an ninh khi tham gia giao thông cũng là xe máy chuyên dùng.

Một việc đáng quan tâm nữa chính là nhiều người nhầm lẫn xe máy chuyên dùng với xe moto và xe gắn máy. Cụ thể, xe moto là xe cơ giới loại 2 bánh và 3 bánh, thường dùng để chở khách, có dung tích xylanh từ 50cm3 trở lên, trọng lượng dưới 400kg đối với xe moto 2 bánh, đối với moto 3 bánh trọng lượng từ 3350kg đến 500kg. Trong khi đó, xe gắn máy hoạt động bằng động cơ 2 bánh hoặc 3 bánh, vận tốc cho phép không quá 50km/h, dung tích xylanh không quá 50cm3.

Có thể thấy, đây là những loại xe xuất hiện rất ít trong đời sống thường ngày. Xe của CSGT hay xuất hiện nhiều nhưng mọi người cũng chỉ biết đó là xe cảnh sát mà thôi.

Xe máy chuyên dùng có những loại nào?

Xe máy chuyên dùng gồm:

Xe máy thi công: Là loại xe dùng trong thi công công trình xây dựng. Bao gồm: máy làm đất, máy thi công mặt đường, máy thi công nền móng công trình, máy đặt ống,…

Xe máy nông – lâm nghiệp: Là loại xe dùng trong nông nghiệp và lâm nghiệp. Bao gồm: xe máy kéo chuyên dùng bánh lốp, xe máy kéo chuyên dùng bánh xích.

Xe máy công an – quân sự: Là dòng xe phân khối lớn được công an và quân đội sử dụng khi thi hành nhiệm vụ.

Khi điều khiển xe máy chuyên dùng cần điều kiện gì?

Tại khoản 1 Điều 62 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định người điều khiển một trong các loại xe trên khi tham gia giao thông phải phù hợp các điều kiện sau:

  • Độ tuổi
  • Sức khỏe phù hợp với từng ngành nghề lao động
  • Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về luật giao thông đường bộ,
  • Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.

Bên cạnh đó, tại Khoản Điều 8 Thông tư số 09/2009/TT-BGTVT ngày 24/06/2009, trường hợp người điều khiển xe máy chuyên dùng có giấy phép lái xe ôtô thì giấy phép này có thể thay thế Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Xe máy chuyên dùng có được đi lên cao tốc hay không?

Theo Điều 26, luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

Những người điều khiển xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô, xe máy chuyên dùng có tốc độ nhỏ hơn 70km/h không được đi vào đường cao tốc. Xe chỉ được đi vào đường cao tốc khi phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Nếu vi phạm, người điều khiển sẽ bị phạt từ 5 – 7 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển còn bị tước Giấy phép lái xe và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 1 – 3 tháng.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về xe máy chuyên dùng. Hy vọng những thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về xe máy chuyên dùng và áp dụng nó vào cuộc sống!

Chủ Đề