Xu hướng phát triển tài chính ngân hàng

Quảng cảnh Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm 2021. [Ảnh: CTV/Vietnam+]

Tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm 2021 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam [VNBA] phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam [IDG Vietnam] tổ chức ngày 25/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh, các đại biểu cho rằng ngành ngân hàng sẽ phải thích ứng linh hoạt với dịch bệnh, tiết giảm chi phí, đổi mới, sáng tạo. Cùng với đó, chuyển đổi số và thanh toán không tiền mặt cũng là xu thế tất yếu.

Giao dịch rút tiền mặt giảm mạnh

Tiến sỹ Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng cho biết hiện nay dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã trở thành xu hướng chuyển dịch tất yếu và là chiến lược phát triển trọng tâm của các ngân hàng. Việc một số địa phương trong đó có thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện giãn cách phòng chống dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng, song đây cũng là cơ hội để các ngân hàng đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, nhằm thích ứng với tình hình mới.

[Khẩn trương hoàn thiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt]

Các ngân hàng đã có nhiều chính sách, giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng số như: Xây dựng mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm, chú trọng trải nghiệm khách hàng; phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, các kênh phân phối mới đa tiện ích Mobile Banking, Internet Banking, QR code, sử dụng công nghệ eKYC... Các sản phẩm tiền gửi đa dạng, linh hoạt hơn, qua đó có thể huy động nhanh và nhiều nhất nguồn vốn nhàn rỗi nhỏ lẻ từ khách hàng cá nhân. Các hình thức cho vay cá nhân [cho vay tiêu dùng, nhà ở, mua ôtô, du học, trả góp...] ngày càng phát triển với thủ tục đơn giản, thuận tiện.

Theo thống kê, năm 2021 tín dụng ngân hàng đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng cho vay bán lẻ của nhóm ngân hàng quy mô vừa và lớn chiếm 40%-50%, đặc biệt có ngân hàng lên đến gần 90%. Cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính đạt gần 200.000 tỷ đồng, tăng gần 6% so với 2020.

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đạt mức tăng trưởng cao như qua kênh Internet tăng 48,8% về số lượng và 32,6% về giá trị, qua kênh điện thoại di động tăng 76,2% và 87,5%, thanh toán qua QRcode lên đến 200% so với 2020; tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt qua ATM trên tổng các giao dịch xử lý qua hệ thống của NAPAS giảm mạnh từ 26% năm 2020 xuống còn 12%.

Ông Hùng cho rằng nhờ xu hướng phát triển của ngân hàng bán lẻ mà các ngân hàng giữ được tốc độ tăng trưởng, vượt qua ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 đồng thời tạo ra những giá trị gia tăng, hỗ trợ khách hàng trong lúc khó khăn [lũy kế 2 năm hệ thống ngân hàng đã miễn giảm hơn 37.500 tỷ đồng tiền lãi vay, miễn phí khoảng 80% số lượng giao dịch với số tiền 2.557 tỷ đồng].

“Sự tăng trưởng của ngành ngân hàng trong năm 2021 có đóng góp tích cực của dịch vụ bán lẻ,” ông Hùng khẳng định.

[Nguồn: Ngân hàng Nhà nước]

Ông Lê Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết chỉ sau một thời gian ngắn 3 nhà mạng gồm VNPT, MobiFone và Viettel triển khai dịch vụ Mobile Money, đến nay đã có gần 1 triệu tài khoản mở mới để sử dụng dịch vụ này. Ngoài ra, có khoảng 3,37 triệu tài khoản thanh toán của các ngân hàng được mở bằng phương thức định danh điện tử [eKYC] đang hoạt động.

Nhận diện thách thức

Tại diễn đàn, đa số các đại biểu đều nhận định ngành ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc triển khai dịch vụ bán lẻ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Ông Linh Đức Hoàng, Trưởng ban khách hàng cá nhân của Agribank cho biết do tập quán và thói quen tiêu dùng của người dân tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ người dân sử dụng công cụ tiền mặt để thanh toán các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng vẫn còn phổ biến. Do đó, việc thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các công cụ thanh toán [thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử] còn nhiều hạn chế.

"Tâm lý ngại chuyển đổi của người dân khi tiếp cận với các hình thức thanh toán hiện đại cùng với việc đa phần người dân ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa có thói quen mua sắm ở các chợ nhỏ lẻ nên nhu cầu thanh toán qua các phương thức điện tử và nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử còn thấp," ông Hoàng chỉ ra.

Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động giao dịch điện tử còn hạn chế, mạng lưới Internet, Wifi, mạng viễn thông chưa tốt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa hoặc hoạt động không ổn định, tốc độ chậm... cũng là những rào cản cho việc thúc đẩy thanh toán không dùng điền mặt.

Đặc biệt, theo ông Hoàng, tội phạm công nghệ cao ngày càng tăng, thủ đoạn ngày càng tinh vi, lợi dụng thông tin của khách hàng để thực hiện các hành vi lừa đảo, gian lận trên tài khoản của khách hàng nên không ít khách hàng còn e ngại khi thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử.

Đồng quan điểm, tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cũng cho rằng chưa bao giờ vấn đề an ninh mạng, tội phạm tài chính tăng nhanh và nhiều như thời gian qua. Xu hướng này đòi hỏi các ngân hàng cần tăng cường biện pháp bảo mật, an toàn để tạo sự yên tâm cho người dùng.

Để ngân hàng bán lẻ thực sự trở thành động lực giúp tổ chức tín dụng bứt phá,  ông Lực cho rằng các ngân hàng sẽ phải thích ứng linh hoạt với dịch bệnh, phục hồi càng nhanh càng tốt, tái cấu trúc, tiết giảm chi phí, đổi mới, sáng tạo. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý rủi ro phát sinh và tăng sức đề kháng, khả năng chống chịu các cú sốc.

Ông Lực cũng cho rằng ngân hàng mở sẽ làm chủ "cuộc chơi," hệ sinh thái của ngành này trong thời gian tới./.

Thúy Hà [Vietnam+]

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của các ngân hàng trong và ngoài nước trong những năm qua đã và đang tạo ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho các bạn trẻ. Vì thế mà luôn có một lượng lớn sinh viên theo học ngành ngân hàng/kinh tế. Vậy, các việc làm cho sinh viên ngân hàng – tài chính có thể làm sau khi ra trường là gì? Đừng bỏ qua top công việc của ngành tài chính ngân hàng đang “hot” trong bài viết này nhé!

Việc làm cho sinh viên ngành tài chính ngân hàng

Lý giải vì sao thị trường việc làm tài chính – ngân hàng đang “hot” hiện nay

Trừ trước đến nay, tài chính – ngân hàng luôn là ngành học có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển cao nhất trong các mùa tuyển sinh. Bởi lẽ, đây là một ngành năng động, làm việc trong môi trường cực kỳ tốt, đặc biệt có khả năng thăng tiến cao và được gắn mác là ngành nghề rất “ngon”. Vậy, thực hư ngành tài chính vì sao lại “hot” khiến nhiều người đổ xô hoặc và làm việc đến như vậy?

Tạo sao sinh viên lại chọn học ngành tài chính – ngân hàng?

Cho đến thời điểm hiện tại, ngành tài chính – ngân hàng luôn nằm trong nhóm ngành “hot” được nhiều người lựa không chỉ tại Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Một số lý do như:

  • Môi trường làm việc hiện đại, cao cấp và năng động: Cơ sở vật chất được trang bị hiện đại, tiện nghi cùng chế độ đãi ngộ tốt. Ngoài làm việc tại quầy giao dịch hay phòng kế toán, nhân viên ngân hàng còn phụ trách bên tín dụng, thẩm định giá,… có thời gian linh hoạt, cơ hội để giao lưu, gặp gỡ khách hàng và mở rộng mối quan hệ trong công việc.
  • Cơ hội phát triển suy đoán và nhạy bén: Làm việc trong ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm nói chung sẽ giúp mỗi cá nhân trở nên nhạy bén, có óc phán đoán nhạy bén hơn.
  • Có nhiều cơ hội thăng tiến: Ngân hàng là môi trường có sự cạnh tranh “khốc liệt”, năng động, điều này cũng đồng nghĩa với nhiều cơ hội thăng tiến. Luôn cố gắng nỗ lực và cập nhật nhiều thông tin mới, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ giúp bạn dễ dàng chạm đến những vị trí mới với nhiều cơ hội hơn.

>> Xem thêm: Thu nhập 20 triệu ngay tháng thứ 2 tham gia MFast?

TOP công việc của ngành tài chính ngân hàng thu nhập hấp dẫn

Trong bối cảnh kinh tế phát triển, tài chính là một trong những ngành nghề “hot” thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Hoạt động trong lĩnh vực tài chính sẽ giúp bạn có cơ hội làm việc ở nhiều quốc gia cũng như có được mức thu nhập hấp dẫn so với nhiều ngành nghề khác. Nếu như bạn đang tìm việc làm ngành tài chính với mức lương cao thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua top việc làm cho sinh viên ngân hàng sau đây.

Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân

Mức lương trung bình khoảng từ 6 – 15 triệu/tháng.

Đúng như tên gọi, chuyên viên tư tấn tài chính cá nhân sẽ là người đánh giá nhu cầu tài chính của khách hàng và đưa ra hướng dẫn giúp họ đầu tư một cách hiệu quả nhất. Ở vị trí này, chuyên viên cần cập nhật thường xuyên và nắm rõ các xu hướng phát triển của nền kinh tế, có những kỹ năng mềm cần thiết để tạo sự tin tưởng cho khách hàng và khiến họ an tâm khi đưa ra các quyết định tài chính quan trọng.

Chuyên viên phát triển sản phẩm

Mức lương trung bình khoảng từ 9 – 16 triệu đồng/tháng.

Chuyên viên xác định và tạo cơ hội phát triển cho các sản phẩm tài chính thông qua quá trình nghiên cứu và phân tích thị trường. Họ phải nắm bắt được nhu cầu của người dùng từ đó sẽ đánh giá phát triển sản phẩm mới. 

Chuyên viên định phí bảo hiểm

Mức lương trung bình khoảng từ 12 – 37 triệu đồng/tháng.

Việc làm này sẽ phù hợp với những người yêu thích số liệu và hỗ trợ người khác trong việc đưa ra quyết định. Để làm tốt vai trò này, bạn cần phải trải qua quá trình đào tạo bài bản để có được kỹ năng phân tích và tính toán rủi ro.  

Các công việc sinh viên ngành kinh tế tài chính ngân hàng có thể làm sau khi ra trường

Một số việc làm cho sinh viên ngân hàng có thể làm sau khi ra trường, cụ thể:

Nhân viên kinh doanh

Phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế tài chính ngân hàng thường chọn vị trí nhân viên kinh doanh đầu tiên. Thông qua các chiến lược kinh doanh, bạn sẽ đảm nhiệm và thúc đẩy doanh số cũng như xây dựng quan hệ thân thiết với khách hàng.

Kế toán viên/kiểm toán viên

Kế toán viên được xem là một trong những việc làm cho sinh viên ngân hàng đang “hot” trên thị trường. Trách nhiệm chính của vị trí này là theo dõi tình hình tài chính của công ty, thực hiện các ghi chép, báo cáo để lưu trữ và phân tích các thông tin tài chính của công ty.

Nhân viên ngân hàng

Sau khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng, bạn có ứng tuyển việc làm tại các hệ thống ngân hàng với chức vụ là chuyên viên tín dụng. Khi ứng tuyển vị trí này, bạn sẽ thực hiện các giao dịch về mặt tài chính cho khách hàng.

Nhân viên ngân hàng – một trong những việc làm cho sinh viên ngân hàng được quan tâm hiện nay

Nhân viên bảo hiểm

Trong ngành bảo hiểm, bạn có thể làm việc với vai trò là chuyên viên định phí, giám định viên, thẩm định, kinh doanh bảo kiểm,…

Cố vấn kinh tế – tài chính

Bằng những kiến thức và kinh nghiệm của mình, bạn dễ dàng trở thành một nhà cố vấn về tài chính và kinh tế. Làm việc cho một cá nhân, một công ty, thậm chí cả một nền kinh tế, bạn sẽ đưa ra lời khuyên giúp họ phát triển và tăng trưởng tài chính. 

MFast – Mở rộng con đường sự nghiệp, nâng thu nhập lên tầm cao mới

Ngoài những công việc của các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên bảo hiểm, cố vấn kinh tế – tài chính,… bạn có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách tạo thu nhập thụ động từ vài triệu đến chục triệu đồng.

Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều nền tảng hỗ trợ người dùng gia tăng thu nhập, nhưng tại MFast luôn tự tin cung cấp những sản phẩm chất lượng với những thế mạnh trên cả tuyệt vời:

  • Hoa hồng cao nhất thị trường.
  • Hoa hồng được trả và rút ngay trong ngày.
  • Sản phẩm, dịch vụ trên MFast được cung cấp bởi đơn vị uy tín, chính thống và được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam.
  • Các hoạt động của người dùng trên MFast được bảo mật tuyệt đối và theo tiêu chuẩn quốc tế về Bảo Mật An Ninh Thông Tin ISO 27001:2013.

Tại MFast, có rất nhiều cách để tạo thu nhập thụ động, tuy nhiên các dòng sản phẩm chính mà bạn có thể khai thác:

  • Tăng thêm thu nhập từ các sản phẩm tài chính.
  • Tăng thêm thu nhập từ các sản phẩm bảo hiểm.
  • Tăng thêm thu nhập bằng chiết khấu từ tiện ích khác.

>> Xem thêm: Cách tăng thêm thu nhập trên ứng dụng MFast

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về cách tạo thu nhập thụ động trên ứng dụng MFast thì hãy xem ngay cách hướng dẫn sau đây:

Bước 1 – Tải xuống MFast trên CH Play hoặc App Store.

Bước 2 – Tại bước này bạn hãy nhập số điện thoại và điền mã xác nhận sau khi hệ thống gửi sms về điện thoại.

Đăng nhập số điện thoại và chờ xác nhận

Bước 3 – Tiếp theo, bạn hãy nhập tên viết liền không dấu.

Bước 4 – Cuối cùng nhập mã giới thiệu [nếu có].

Bước 5 – Kiếm thu nhập đầu tiên trên MFast. 

  • Với cách kiếm thêm thu nhập này, bạn có thể triển khai theo các sản phẩm như:
  • Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản ngân hàng trực tuyến.
  • Bán bảo hiểm phi nhân thọ.
  • Giới thiệu và xử lý những khách hàng có nhu cầu vay tài chính.
  • Nhận chiết khấu từ các tiện ích khách.

>> Xem thêm: Bắt đầu kiếm tiền trên MFast

Để nâng cao thu nhập cá nhân ngoài tiền lương chính thì bạn có thể lựa chọn cách kiếm tiền thụ động trên MFast, kiếm tiền với các sản phẩm tài chính – bảo hiểm, giới thiệu bạn bè, người thân tham gia hoặc tìm kiếm cộng tác viên. Đừng ngần ngại tải app MFast để có trải nghiệm thú vị nhé!

>> Xem thêm: Kiếm tiền nhanh trên MFast

Video liên quan

Chủ Đề