Phan tích bài Hôm qua anh đến chơi nhà

Phan tích bài Hôm qua anh đến chơi nhà

Hôm qua anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường.
Thấy em nằm đất anh thương,
Anh ra đóng giường tám thang.
Bốn góc thì anh thếp vàng,
Bốn chân thếp bạc, tám thang chạm rồng.
Bây giờ phải bỏ giường không,
Em đi lấy chồng phí cả công anh.


Khảo dị:

Hôm qua anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng thấy cha nằm giường.
Thấy em nằm đất anh thương,
Anh đi mua gỗ đóng giường tám thang.
Bốn góc anh dặm bằng vàng,
Tứ vi bít bạc cho nàng nằm chơi.
Hôm qua anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng thấy cha nằm giường.
Thấy em nằm đất anh thương,
Anh đi mua gỗ đóng giường tám thang.
Bốn góc thì anh bịt vàng,
Bốn chân bịt bạc, tám thang chạm rồng.
Hôm kia anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng thấy cha nằm giường.
Thấy em nằm đất anh thương,
Chạy ra Kẻ Chợ đóng giường kim phong.
Giường
anh kim phong,
Bốn chân bít bạc.
Anh hỏi thật lòng,
lấy anh không?
Để anh mua nón quai thâm,
Về cho mình đội.
Anh mà nói dối,
Đã có quỉ thần.
Đôi ta duyên nặng ngàn năm,
Ân tình hai chữ, sắt cầm đẹp duyên
.
Hôm qua anh đến chơi nhà,
Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường.
Thấy em nằm đất anh thương,
Chạy ra Kẻ Chợ đóng giường kim phong.
Giường anh kim phong
,
Bốn bên bịt bạc.
Anh hỏi thật lòng:
lấy anh không?
Để anh mua nón Thượng quai thâm,
Về cho mà đội.
Anh mà nói dối,
Đã có quỉ thần.
Một trăm việc mần,
Anh chăm lo hết.
Ngoài đồng ngoài xá,
Cỏ rạ mặc anh.
Em có siêng có lanh,
Cuốc cho anh dăm ba đồi cỏ.
Mệt em cứ bỏ,
Em cứ em nằm.
Đôi ta duyên nặng ngàn năm,
Ân tình hai chữ sắt cầm đẹp duyên
.
Nguồn:
1. Mã Giang Lân, Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999 (tái bản lần thứ 5)
2. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Kho tàng ca dao người Việt, NXB Văn hoá thông tin, 2001
3. Giang Quân, Thăng Long Hà Nội trong ca dao ngạn ngữ (in lần thứ 2), NXB Hà Nội, 2002

  • Hôm qua anh đến chơi nhà

    Hôm qua anh đến chơi nhà,
    Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường.
    Thấy em nằm đất anh thương,
    Anh ra Kẻ Chợ đóng giường tám thang.
    Bốn góc thời anh bịt vàng,
    Bốn chân bịt bạc, tám thang chạm rồng.
    Bây giờ phải bỏ giường không,
    Em đi lấy chồng phí cả công anh.

Cùng thể loại:

  • Ới o nho nhỏ bức cỏ hái dâu

    Ới o nho nhỏ bức cỏ hái dâu
    Bước qua năm nữa tôi bưng trầu cưới o

  • Chưa chồng thì liệu đi nghe

    Chưa chồng thì liệu đi nghe
    Để bác mẹ liệu thì huê em tàn
    Có thì liệu lấy mới ngoan
    Để bác mẹ liệu thế gian đã đành

  • Trông chờ đèn tắt bếp vùi

    Trông chờ đèn tắt bếp vùi
    Để anh sẽ nói vài lời vân vi

  • Thương ai thương mãi thế ni

    Thương ai thương mãi thế ni
    Có đò chống quách đò đi cho rồi

  • Anh về cho em về theo

    Anh về cho em về theo
    Bác mẹ có đánh ta leo lên giàn

  • Thường khi đi nhớ về thương

    Thường khi đi nhớ về thương
    Ước chi em được tựa tường ví anh

  • Con chim quỳnh nhung ăn trái quỳnh châu

    Con chim quỳnh nhung ăn trái quỳnh châu
    Chàng đà phụ thiếp thiếp đâu phụ chàng
    Không tới lui thì ra chỗ từ nan
    Tới lui thì sợ miệng thế gian chê cười
    Nguyện cùng nhau đất chín trời mười
    Trăm năm không bỏ nghĩa người bạn ơi!

  • Ba năm thẻ cắm, nêu trồng

    Ba năm thẻ cắm, nêu trồng
    Nếu anh có vợ, đền chồng cho em

  • Cây vông đồng gai không vót mà nhọn,

    Cây vông đồng gai không vót mà nhọn,
    Con kiến trong hang ai dọn đường đi?
    Nghiêng tai nói nhỏ em nì:
    Thương thì đừng sợ, sợ thì đừng thương

  • Em tiếc công anh đi lên đi xuống mòn đàng đứt nhợ

    Em tiếc công anh đi lên đi xuống mòn đàng đứt nhợ
    Cũng tưởng là duyên nợ hòa hiệp cùng nhau.
    Không hay mô phụ mẫu bên anh phụ khó ham giàu,
    Bỏ ân tình nặng, ruột em đau chín chiều.

Có cùng từ khóa:

  • Anh muốn trông, anh lên Ba Dội anh trông

    Anh muốn trông, anh lên Ba Dội anh trông,
    Một Dội anh ngồi, hai Dội anh trông.
    Trống thu không ba hồi điểm chỉ,
    Anh ngồi anh nghĩ, thở ngắn, than dài.
    Trúc nhớ mai, thuyền quyên nhớ khách,
    Quan nhớ ngựa bạch, bóng lại nhớ câu
    Anh nhớ em đây biết bao giờ được,
    Đạo vợ chồng chẳng trước thời sau,
    Trăm năm xin chớ quên nhau.

  • Thú vị tình thâm

    Thú vị tình thâm,
    Lấy phải con vợ đái dầm, thú vị tình khai

  • Anh ơi gà đã gáy dồn

    Anh ơi gà đã gáy dồn,
    Dậy đi xúc ốc đồng Tròn, đồng Quang,
    Rổ sề, rổ sảo, rổ sàng
    Vợ bưng, chồng gánh kịp hàng chợ phiên

  • Cơm này là nghĩa đá vàng

    Cơm này là nghĩa đá vàng
    Chồng em vẫn đợi mấy chàng bưng mâm.

  • Cơm này nửa sống nửa khê

    Cơm này nửa sống nửa khê,
    Vợ đơm chồng nếm chẳng chê cơm này

  • Trai không vợ như ngựa không cương

    Trai không vợ như ngựa không cương

  • Trăm quan tiền nợ không bằng vợ có con riêng

    Trăm quan tiền nợ không bằng vợ có con riêng

  • Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng

    Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng

    Dị bản

    • Tậu ruộng giữa đồng, lấy chồng giữa làng

    • Ruộng đầu chợ, vợ giữa làng

  • Nhà khó cậy vợ hiền

    Nhà khó cậy vợ hiền

  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
    Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Chồng ướt dái vợ sái răng hàm

    Chồng ướt dái vợ sái răng hàm

  1. Kẻ chợKinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.

  2. Thang giườngThanh gỗ bắc theo chiều ngang của khung giường, để kê ván hoặc chiếu nệm lên trên.

  3. OCô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.

  4. HuêHoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).

  5. Vân viĐầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).

  6. NiNày, nay (phương ngữ miền Trung).

  7. VíVới. Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.

  8. Cắm thẻ ruộngCắm thẻ để nhận và xác định chủ quyền của một mảnh ruộng.

  9. Cắm nêu ruộngCắm cây nêu để báo cho mọi người biết là ruộng đang bị tranh chấp hay bị thiếu thuế, không ai được mua lúa, gặt hái.

  10. Vông đồngLoài cây tỏa cành rộng, tạo nhiều bóng mát, thân có nhiều gai, cành xốp dễ gãy đổ khi gặp gió lớn. Hoa màu đỏ, hoa đực mọc thành chùm dài, hoa cái mọc đơn độc tại các nách lá. Quả vông đồng thuộc dạng quả nang, khi khô sẽ nứt ra thành nhiều mảnh, tạo ra tiếng nổ lách tách.

    Phan tích bài Hôm qua anh đến chơi nhà

    Cây vông đồng

    Phan tích bài Hôm qua anh đến chơi nhà

    Hoa, lá, và quả vông đồng

  11. NìNày (phương ngữ Trung Bộ).

  12. NhợCũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.

  13. MôĐâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).

  14. Phụ mẫuCha mẹ (từ Hán Việt).

  15. Tam ĐiệpTên một dãy núi nằm giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, chạy ra biển theo hướng Tây Bắc–Đông Nam, gồm có 3 ngọn. Trên dãy núi này cũng có đèo Tam Điệp, con đường thiên lý cổ thời phong kiến từ Thăng Long vào Nam, đi qua 3 đoạn đèo: Đèo phía Bắc, đèo phía Nam, và đèo Giữa. Đèo Tam Điệp cũng có tên dân gian là Ba Dội (dội tiếng Việt cổ nghĩa là đợt, lớp).

    Một đèo, một đèo, lại một đèo,
    Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
    Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
    Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
    (Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương)

    Phan tích bài Hôm qua anh đến chơi nhà

    Phòng tuyến Tam Điệp

  16. Thu không(Trống hoặc chiêng) đánh vào mỗi mỗi chiều tối, lính huyện thu quân và đóng cổng thành (thành bảo vệ huyện đường) sau khi xem xét trong thành không có gì khả nghi.

    Kiều từ trở gót trướng hoa,
    Mặt trời gác núi chiêng đà thu không.
    (Truyện Kiều)

  17. Thâm tìnhTình nghĩa sâu năng (từ Hán Việt).

  18. Đồng Tròn, đồng QuangTên hai cánh đồng thuộc nay thuộc địa phận Bái Đô, Đô Mỹ, xã Hà Tân, huyện Hà Trung, Thanh Hóa.

  19. SềĐồ đan mắt thưa, nan thô, rộng, to hơn rổ, thường dùng đựng bèo, khoai...

  20. XảoĐồ đan bằng tre tương tự như giần nhưng có mắt thưa hơn nhiều, thường dùng để lọc lấy thóc và loại bỏ rơm rác. Động tác dùng xảo cũng gọi là xảo.

  21. SàngĐồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Phan tích bài Hôm qua anh đến chơi nhà

    Sàng gạo

  22. Chợ phiênChợ họp có ngày giờ nhất định.

  23. Đá vàngCũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.

  24. QuanĐơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.

  25. Ruộng giữa đồng, chồng giữa làngRuộng giữa đồng là ruộng gần, tiện canh tác, trông nom. Chồng giữa làng nghĩa là chồng cùng làng, tiện đi lại, tìm hiểu. Cũng có ý kiến cho rằng vợ chồng cùng làng lấy nhau thì tiền cheo (gọi là cheo nội) ít hơn là vợ chồng khác làng (cheo ngoại).