Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được ăn cá

Theo quan niệm trước đây, phụ nữ sau sinh thường phải kiêng ăn đồ tanh trong 3 tháng đầu để không bị đau bụng hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, sản phụ ăn các loại thức ăn tanh như: cá, ốc… sau sinh còn bị xem là sẽ ức chế ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau mổ, khiến vết thương lâu lành.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc kiêng đồ tanh trong 3 tháng đầu là không có cơ sở. Thay vì thực đơn chỉ có thịt, đậu nành, trứng, sữa để cung cấp chất đạm, mẹ nên bổ sung thêm cá vào thực đơn hàng ngày.

Những thực phẩm giàu omega 3 (DHA) và các dưỡng chất bao gồm: các loại cá chích, cá mòi, cá thu, cá hồi... sẽ giúp phát triển cho trí não của trẻ cũng như giúp mắt bé sáng hơn.

Sau sinh bao lâu được ăn cá?

Cá rất tốt nhưng mẹ mới vừa vượt cạn xong cũng không nên ăn cá sau khi sinh. Bởi cơ thể của mẹ khi vừa trải qua sinh nở còn rất yếu, chưa nên ăn đồ tanh.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được ăn cá
Các mẹ sinh thường có thể ăn cá sau khoảng 15 ngày - Ảnh minh họa: Internet

Các mẹ sinh thường có thể ăn cá sau khoảng 15 ngày chứ không phải 3 tháng như quan niệm trước đây. Khi nào thấy cơ thể hồi phục, mẹ có thể bổ sung thêm cá vào thực đơn hàng ngày của mình. 

Trong trường hợp mẹ mổ thì không nên ăn đồ tanh quá sớm như các loại cá, ốc… vì ăn cá sau sinh mổ dễ gây ức chế quá trình đông máu, khiến vết thương lâu lành hơn. Tốt nhất mẹ hãy cố gắng kiêng 1 tháng để vết mổ được hồi phục rồi mới nên ăn các thực phẩm tanh.

Mẹ sau sinh ăn được cá gì?

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được ăn cá
Các axit béo omega-3 được truyền cho trẻ thông qua sữa mẹ, hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng phụ nữ cho con bú nên ăn cá - Ảnh minh họa: Internet

Quyển hướng dẫn Nhu cầu dinh dưỡng Hoa Kỳ năm 2015 đã khuyến cáo phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên ăn 8 đến 12 oz (227 - 340g) các loại hải sản có chứa ít thủy ngân mỗi tuần. Tuy nhiên thật khó để biết loại cá nào là tốt nhất.

Mẹ sau sinh ăn được cá gì còn tùy thuộc vào khẩu vị của mẹ. Tuy nhiên, các loại cá lành nhất được ông bà khuyên dùng là: cá trê, cá lóc (cá quả), cá chép, cá trắm cỏ, cá bống... hay một số loài cá giàu chất dinh dưỡng như cá hồi, cá ba sa. Mẹ sau sinh cần tuyệt đối tránh các loại cá nhiều thủy ngân như các loại cá biển, cá thu, cá ngừ đại dương.

Sản phụ ăn cá hồi sau sinh

Phụ nữ sau sinh nên lựa chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp và giới hạn 373.5g/tuần để ngăn ngừa phát tán hàm lượng thủy ngân. Trong các loại cá, cá hồi được xem có chứa hàm lượng thủy ngân thấp so với các loại cá khác như: cá mập, cá kiếm, cá bạc má...

Đặc biệt ăn cá hồi sau sinh gần như cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho sản phụ. Trong cá hồi có chứa nhiều Omega 3 và các chất dinh dưỡng khác giúp bồi bổ nguồn sữa mẹ, cung cấp lượng DHA cần thiết giúp cho hệ thần kinh của bé phát triển một cách tốt nhất.

Nếu chế độ ăn của người mẹ có cá hồi, đồng nghĩa rằng hàm lượng Omega 3 (DHA) trong nguồn sữa mẹ đã tăng lên, giúp cho não bé phát triển, bé sẽ được thông minh và nhanh nhẹn hơn.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được ăn cá
Mặc dù lượng thủy ngân trong cá hồi được cho là thấp nhưng cũng cần ăn với số lượng vừa phải - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng DHA trong cá hồi còn đóng vai trò trong việc giảm bớt đi cảm giác lo lắng và phiền muộn sau sinh, giúp mẹ giảm căng thẳng, trầm cảm sau sinh.

Cần ăn cá hồi đã được chế biến, tránh ăn các món sống bởi lúc này hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và con.

Ăn cá diêu hồng sau sinh

Cá diêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ, loại cá thịt trắng ngon, lành tính, có thể chế biến thành các món ngon bổ khoái khẩu nhiều người. Tài liệu gần đây cho biết cá diêu hồng giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, vitamin A, B, D và chất khoáng như: phospho và iod.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được ăn cá
Cá diêu hồng ít chất béo hơn thịt nên dễ tiêu hóa, rất thích hợp cho sản phụ sau sinh - Ảnh minh họa: Internet

Thịt cá diêu hồng vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, lợi ngũ tạng... phục hồi sức khỏe sau sinh hiệu quả.

Sản phụ ăn cá bống sau sinh

Theo như quan niệm của các cụ ngày xưa, bà đẻ chỉ được ăn cá bống kho khô, rau ngót và uống nước đun sôi. Tại nhiều gia đình, các bà, các mẹ phải ăn thực đơn đó đến cả 3 tháng 10 ngày (hết thời gian ở cữ).

Vì theo quan niệm cũ thì việc ăn da dạng các loại thực phẩm như bắp cải xanh, cá biển, thịt bò, rau muống… sẽ khiến “cửa mình” (cổ tử cung) lâu “khép lại” như thuở chưa mang thai.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được ăn cá
Trong cá bống có chứa lượng collagen rất phong phú nên có tác dụng tăng cường sức khỏe và làm đẹp, đặc biệt lý tưởng cho da dẻ của chị em phụ nữ sau sinh - Ảnh minh họa: Internet

Có thể thấy, cá bống là một loại thực phẩm tốt cho sản phụ sau sinh. Trong Đông y, cá bống có vị ngọt mặn, tính bình, vào tỳ vị, can thận, có tác dụng kiện tỳ ích khí, hòa vị, bổ can thận, cường kiện cân cốt, hành huyết mạch, tiêu tích trệ, lợi thủy, an thai và tốt cho bà đẻ.

Sản phụ ăn cá chép được không?

Mẹ sau sinh ăn được cá gì thì phải kể đến cá chép. Cá chép chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ sau sinh, do đó chị em có thể ăn cá chép để cơ thể được hồi phục nhanh chóng hơn.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, thịt cá chứa nhiều protid làm tăng quá trình co lại của tử cung. Khi tử cung co bóp, các sợi cơ sẽ co ngắn lại, ép lên mạch máu giúp cho máu và dịch còn dính trong âm đạo được tống ra ngoài cơ thể.

Dùng một con cá chép tươi khoảng 500g, nấu chín với rượu vang hoặc mổ cá bỏ nội tạng, sấy khô và nghiền thành bột, dùng hàng ngày với rượu vang để điều trị chứng ứ máu tử cung sau sinh rất hiệu quả.

Mẹ sau sinh nên tránh ăn cá nào?

Năm 2004, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (U.S. Food and Drug Administration – FDA) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) xuất bản một hướng dẫn chung về hàm lượng thủy ngân trong cá.

Trong hướng dẫn này, họ xác định bốn loại cá mà phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ nhỏ không nên ăn bởi vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao. Bốn loại cá đó là: cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình. Trong đó cá thu là gần gũi nhất trong bữa ăn của người Việt. Vậy ăn cá thu sau khi sinh có nên không?

Cá thu là loại cá rất giàu dưỡng chất, nhưng hàm lượng thủy ngân trong cá thu (đặc biệt là cá thu vua) lại khá cao, không tốt cho bà mẹ và em bé. Một số loại cá khác cũng nhiều thủy ngân là: cá ngừ, cá đuối, cá tuyết, cá vược, cá kình, cá kiếm và cá mập…

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được ăn cá
Vì vậy thay vì ăn cá thu, các mẹ có thể ăn rất nhiều loại cá khác, cũng bổ dưỡng và ngon miệng không kém - Ảnh minh họa: Internet

Cơ thể có thể hấp thụ methyl thủy ngân từ cá. Dù thủy ngân không đi vào sữa mẹ với hàm lượng lớn, nhưng nếu lượng thủy ngân nhiễm vào sữa mẹ sẽ được hấp thụ bởi cơ thể trẻ đang bú. Trong giai đoạn này trẻ còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tác dụng của thủy ngân.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thậm chí tiếp xúc với một liều rất nhỏ của methyl thủy ngân cũng có thể gây hại cho não đang phát triển và hệ thần kinh của bé. Ảnh hưởng có thể từ nhẹ tới nặng. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ (EPA), khả năng nhận thức (trí nhớ và sự tập trung), ngôn ngữ, kỹ năng di chuyển và thị giác có thể bị ảnh hưởng.

Trẻ sơ sinh (bao gồm thai nhi trong tử cung) và trẻ nhỏ dễ bị tổn thương nhất với sự tổn hại do methyl thủy ngân gây ra. Do đó phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần đặc biệt quan tâm tới loại cá được cảnh báo có hàm lượng thủy ngân cao.

Có thể thấy, mẹ sau sinh ăn được cá gì không chỉ phụ thuộc vào ý thích của mẹ mà còn rất nhiều yếu tố khác liên quan. Tuy nhiên không vì vậy mà mẹ bỏ qua cá. Một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại cá và động vật có vỏ có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch, đồng thời còn giúp trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Sau sinh ăn được cá gì? Cá chép, cá hồi, cá cơm, cá mè, cá mòi là lựa chọn tốt nhất cho mẹ sau sinh. Mẹ hãy tránh một số loại cá đóng hộp, để đông lạnh.

Nội dung bài viết gồm

  • Quan niệm xưa: kiêng đồ tanh sau sinh
  • Phụ nữ sau khi sinh có được ăn cá không?
  • Sinh mổ ăn cá được không? Sau sinh mổ bao lâu thì được ăn cá?
  • Một số loại cá giàu chất dinh dưỡng
  • Lời khuyên khi mẹ sau sinh muốn ăn cá

Quan niệm xưa: kiêng đồ tanh sau sinh

Theo quan niệm xa xưa, phụ nữ sau sinh thường phải kiêng ăn đồ tanh trong 3 tháng đầu sau sinh để không bị đau bụng hoặc tiêu chảy. Bà đẻ sau sinh ăn các loại thức ăn tanh như cá ốc còn bị ứng chế ngưng tụ máu, không có lợi cho việc đông máu sau mổ ảnh hưởng đến vết thương lâu lành.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc kiêng đồ tanh trong  3 tháng đầu là không có cơ sở. Thay vì thực đơn chỉ có thịt, đậu nành, trứng, sữa để cung cấp chất đạm, mẹ nên bổ sung thêm cá vào thực đơn hàng ngày.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được ăn cá

Mẹ có thể ăn cá ngay sau khi sinh (Ảnh: istockphoto)

Trong cá rất giàu omega 3 (DHA) do vậy mẹ hãy bổ sung các loại cá vào thực đơn hàng ngày các loại cá gồm: các loại cá chích, cá mòi, cá thu, cá hồi… sẽ giúp phát triển cho trí não của trẻ cũng như giúp mắt bé sáng hơn.

Nội dung liên quan

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Thực đơn cho bà đẻ – Ăn gì để mẹ sau sinh nhanh hồi phục lại nhiều sữa

Phụ nữ sau khi sinh có được ăn cá không?

Như chúng ta được biết thì phụ nữ sau sinh rất yếu mà chế độ ăn uống lại kiêng cữ. Phụ nữ sau sinh phải kiêng rất nhiều thứ, đặc biệt là hải sản. Người xưa quan niệm, phụ nữ sau sinh ăn hải sản sẽ có mùi tanh làm sản dịch ứ đọng. Tuy nhiên, không một nghiên cứu nào chỉ ra rằng sau sinh không được ăn cá hay hải sản khác.

Trong cá có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, trong cá có chứa thành phần omega -3 tốt cho trí não của bé. Chính vì vậy, cá là một loại thực phẩm mà các chuyên gia khuyên phụ nữ sau sinh nên ăn.

Tuy nhiên, không phải loại cá nào phụ nữ sau sinh cũng có thể dùng được.  Chúng tôi xin điểm qua các loại cá mà mẹ sau sinh có thể dùng được trong phần tiếp theo.

Sinh mổ ăn cá được không? Sau sinh mổ bao lâu thì được ăn cá?

Trong 1 tháng sau sinh mổ mẹ không nên ăn cá và đồ tanh. Thời gian này là rất quan trọng để vết mổ lành và khép miệng, chịu khó kiêng khem lúc này sẽ giúp cơ thể mẹ mau bình phục hơn.

Sang tháng thứ 2, mẹ có thể ăn cá nhưng chỉ nên ăn với số lượng ít và chỉ 1-2 lần/tuần. Sau 3 tháng là thời điểm vết mổ của mẹ đã lành, cơ thể đã hồi phục đến một mức nhất định. Khoảng thời gian này mẹ đã có thể thoải mái ăn cá nhưng hãy chọn thoại cá thích hợp và không ăn quá nhiều. Cách hiệu quả nhất là sắp xếp thực đơn với món cá rải rác trong ngày để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹ sinh mổ cũng như sinh thường tuyệt đối không ăn cá sống. Cá sống chứa khá nhiều ký sinh trùng dễ gây nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mẹ hãy chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp hoặc không có trong các bữa ăn của mình.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được ăn cá

Mẹ sinh thường hay sinh mổ đều có thể ăn cá (Ảnh: istockphoto)

Một số loại cá giàu chất dinh dưỡng

Cá chép

Với câu hỏi “Sau sinh ăn được cá gì?” thì câu trả lời đầu tiên đó là cá chép. Cá chép là loại cá có vảy được ưu tiên hàng đầu trong chế độ ăn của mẹ sau sinh. Ăn cá chép sau sinh giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Theo Đông y, cá chép là một loài cá nước ngọt tương đối lành tính, có vị ngọt tự nhiên, lợi tiểu, giải độc cơ thể, ngăn ngừa và điều trị các vấn đề về xơ gan tổ chướng. Mẹ bầu sau sinh nếu gặp phải tình trạng tắc sữa có thể ăn cá chép sẽ giúp cơ thể kích thích sản sinh sữa.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹ có thể dùng cá chép tươi nấu thành các món như canh hoặc súp. Ngoài ra, mẹ có thể làm sạch cá sau đó phơi hoặc sấy khô sau đó nghiền thành bột và dùng hằng ngày chung với rượu vang để giúp ddiefu trị chứng ứ máu tử cung.

Ngoài ra, theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng trong thịt cá có nhiều protid. Protid có công dụng thúc đẩy tử cung co bóp. Khi tử cung co bóp, các sợi cơ sẽ co ngắn lại và ép dịch trong âm đạo ra ngoài. Đặc biệt, cá chép cũng giúp tăng tiết sữa giúp cải thiện số lượng sữa.

Cá hồi là 1 trong các loại cá tốt cho phụ nữ sau sinh

Bên cạnh cá chép thì cá hồi cũng là thực phẩm tốt cho các mẹ sau sinh. Mặc dù có ý kiến cho rằng cá hồi là cá da trơn không tốt cho sức khỏe sản phụ. Thế nhưng, cá hồi lại chứa nhiều omega-3 và hàm lượng thủy ngân ít nên rất phù hợp cho sản phụ.

Cá hồi chứa ít calo và chất béo bão hòa nhưng lại chứa nhiều protein tốt, đây cũng là nguồn vitamin, kali, sắt dồi dào. Selen trong cá hồi có thể cải thiện sức khỏe xương, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngoài ra trong cá này có chất chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm quá trình oxy hóa cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.

Cá hồi còn có 1 công dụng nữa là giúp mẹ kiểm soát cân nặng, ăn thực phẩm này thường xuyên sẽ điều chỉnh các hormone kiểm soát sự thèm ăn, đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất sau khi ăn. DHA, Omega-3 trong cá hồi giúp giảm đáng kể lượng mỡ trong gan và mỡ bụng.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được ăn cá

Cá hồi tốt cho sức khỏe (Ảnh: istockphoto)

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bà đẻ ăn được cá gì? Cá mè

Ăn cá mè sau sinh sẽ rất thích hợp với mẹ nào thiếu sữa, đau đầu, hoa mắt, chán ăn,… Tuy nhiên, đây là loại cá mà nhiều phụ nữ thắc mắc có nên ăn không? Vì một lý do là loại cá này rất tanh. Nếu không biết cách chế biến để khử mùi tanh thì có thể khiến mùi vị sữa mẹ bị thay đổi. Mặc dù cá mè có mùi tanh nhưng các chuyên gia khuyến khích phụ nữ sau sinh nên ăn.

Cá mòi

Cùng là cá da trơn như cá hồi, cá mòi cũng là loại cá phụ nữ nên ăn sau sinh. Nó chứa rất nhiều chất béo, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ăn cá mòi giúp hỗ trợ hệ thống thần kinh và tốt cho tiêu hóa.

Đây cũng là loại cá chứa hàm lượng thủy ngân ít. Các mẹ sau sinh có thể chế biến món cá mòi bằng cách chiên hoặc kho đều rất ngon, bổ.

Các loại cá tốt cho phụ nữ sau sinh: Cá cơm

Loại cá này cũng nằm trong danh sách các món ăn bổ khỏe cho mẹ sau sinh, mới sinh ăn được cá gì? Mới sinh ăn được cá cơm có thể nấu tươi hoặc ăn khô.  Món cá cơm có tác dụng chắc răng, khỏe xương, tốt cho tim mạch,… Vì thế rất phù hợp với các mẹ sau sinh. Tuy nhiên sản phụ bị táo bón thì không nên ăn cá cơm khô vì sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Bạn có quan tâm

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Những chất cần thiết trong thực đơn lợi sữa

Lời khuyên khi mẹ sau sinh muốn ăn cá

  • Không dùng cá biển sống vì chúng chứa nhiều ký sinh trùng rất nguy hiểm cho cả mẹ và con. Cần chế biến cá thật chín để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé.
  • Sau sinh ăn cá gì? Mẹ nên ăn cá tươi, tránh bị ươn. Vì chất histamine có thể gây ngộ độc cho hai mẹ con, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
  • Hạn chế nêm thức ăn từ cá biển quá mặn. Bởi trong cá biển đã chứa một lượng i-ốt nhất định.
  • Tránh một số loại cá đóng hộp, để đông lạnh. Vì những sản phẩm để đông thường ít chất dinh dưỡng. Đặc biệt cá ngừ để đông chưa rất nhiều thủy ngân có thể gây nguy hiểm cho bé.

Như vậy, sau sinh ăn được cá gì? Câu trả lời không chỉ phụ thuộc vào ý thích của mẹ mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, không vì vậy mà các mẹ bỏ qua món cá. Hy vọng bài viết mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ có ích cho các mẹ bỉm sữa.

Nguồn tham khảo: Sau khi sinh, các mẹ nên ăn gì? – Sức khoẻ & Đời sống

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!