1 học thuyết chính trị pháp luật của Môngtexkiơ

Lịch sử các học thuyết Pháp lý Câu 1. Nội dung học thuyết "Tam quyền phân lập" của Môngtexkiơ Trả lời: Khái niệm Tam quyền phân lập lần đầu được đưa ra bởi nhà nghiên cứu chính trị của người Pháp Môngtexkiơ. Khái niệm tam quyền phân lập sau này được mở rộng cho cơ chế điều hành đất nước, với nhiều hơn hay ít hơn ba nhánh cầm quyền. Tam quyền phân lập là một thể chế chính trị với ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp được tổ chức song song với nhau, và qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của quốc gia.

Theo Môngtexkiơ, lập pháp là quyền làm ra luật, sửa đổi và huỷ bỏ luật, hành pháp là quyền chăm sóc an ninh, đối nội, đối ngoại, lãnh đạo dân chúng thời bình cũng như thời chiến trong khuôn khổ luật pháp ban hành. Tư pháp là quyền trừng phạt người phạm tội và phân xử khi có tranh tụng giữa các cá nhân. Mỗi cơ quan hay mỗt bộ phận của một cơ quan được quyền hoạt động trong lĩnh vực của mình, không có quyền trong lĩnh vực khác, nhưng có quyền ngăn chặn cơ quan khác.

Nội dung tư tưởng học thuyết “tam quyền phân lập” của Môngtexkiơ. Tiếp thu và phát triển tư tưởng về thể chế chính trị tự do, chống chuyên chế, Môngtexkiơ xây dựng học thuyết phân quyền, đây là nội dung tư tưởng chủ yếu trong học thuyết chính trị - pháp lý của Môngtexkiơ, với mục đích tạo dựng những thể chế chính trị, đảm bảo tự do cho các công nhân. Theo ông, tự do chính trị của công dân là quyền mà người ta có thể làm mọi cái mà pháp luật cho phép. Pháp luật là thước đo của tự do. Cũng như Arixxtot và J.Locco, Môngtexkiơ cho rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. - Lập pháp: biểu hiện ý chí chung của quốc gia. Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân [Quốc hội]. - Hành pháp: là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập. Quyền này không được thực hiện bởi những thành viên của Quốc hội. - Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật. Tư tưởng phân quyền của Môngtexkiơ là đối thủ đáng sợ của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến, và có thể khẳng định ông là người đã phát triển và hoàn thiện học thuyết: “tam quyền phân lập”. Môngtexkiơ kịch liệt lên án chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp lúc bấy giờ. Chế độ quân chủ chuyên chế là một tổ chức quyền lực tồi tệ, phi lý vì: nhà nước tồn tại vốn biểu hiện của ý chí chung, nhưng trong chế độ chuyên chế nó lại biểu hiện ý chí đặc thù - chế độ chuyên chế với bản chất vô pháp luật và nhu cầu pháp luật. Môngtexkiơ nhận thấy pháp luật là trái với bản chất của nó; gắn với bản chất chế độ chuyên chế là tình trạng lạm quyền. Vì vậy, việc thanh toán hiện tượng lạm quyền chỉ có thể là đồng thời, là sự thanh toán chế độ chuyên chế. Theo Montesquieu, một khi quyền lực tập trung vào một mối, kể cả một người hay một tổ chức, thì nguy cơ chuyên chế vẫn còn. Theo thuyết “tam quyền phân lập”, quyền lực nhà nước được chia làm 3 và giao cho mỗi hệ thống cơ quan khác nhau đảm trách: quyền lập pháp giao cho Nghị viện, quyền hành pháp giao cho Chính phủ, quyền tư pháp giao cho Toà án. Theo Môngtexkiơ, tự do chỉ có thể có được khi pháp luật được tuân thủ nghiêm ngặt. Muốn vậy phải phân quyền, vì nếu quyền lực trong tay một cá nhân hay một cơ quan sẽ nảy sinh độc đoán, chuyên quyền. Muốn khắc phục phải dùng quyền lực hạn chế và kiểm soát quyền lực. Khi quyền lực nhà nước được phân chia làm 3 bộ phận do 3 cơ quan khác nhau nắm giữ và bộ máy phải thiết chế sao cho ba quyền đó ở thế đối trọng nhau và không có cơ quan nào đứng trên 3 cơ quan đó. Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật, Môngtexkiơ đã lập luận tinh tế và chặt chẽ tính tất yếu của việc tách bạch các nhánh quyền lực và khẳng định: “Trong bất cứ quốc gia nào đều có ba thứ quyền: quyền lập pháp, quyền thi hành những điều phù hợp với công pháp quốc tế và quyền thi hành những điều trong luật dân sự”. Ta có thể nhận ra sự tiến bộ trong tư tưởng phân quyền của Môngtexkiơ so với tư tưởng của Locke, khi tách quyền lực xét xử - quyền tư pháp ra độc lập với các thứ quyền khác. Từ đó, Môngtexkiơ chủ trương phân quyền để chống lại chế độ chuyên chế, thanh toán nạn lạm quyền, để chính quyền không thể gây hại cho người bị trị và đảm bảo quyền tự do cho nhân dân. Môngtexkiơ đã viết: “Khi mà quyền lập pháp và hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên Lão, thì sẽ không có gì là tự do nữa, vì người ta sợ rằng, chính ông ta hoặc viện ấy chỉ đặt ra những luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do nếu như quyền tư pháp không tách rời quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền tư pháp được nhập với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống, quyền tự do của công dân; quan toà sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp, thì toà sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng, nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết”. Tóm lại, theo Môngtexkiơ, cách thức tổ chức nhà nước của một quốc gia là: “Cơ quan lập pháp trong chính thể ấy gồm có hai phần, phần này ràng buộc phần kia. Cả hai phần sẽ bị quyền hành pháp ràng buộc, và quyền hành pháp sẽ bị quyền lập pháp ràng buộc” . Tư tưởng của Môngtexkiơ tuy vẫn còn điểm hạn chế là bảo thủ phong kiến, đòi hỏi đặc quyền cho tầng lớp quý tộc. Nhưng nó vẫn là nền móng cho tư tưởng phân chia quyền lực sau này, có ảnh hưởng sâu sắc đến những quan niệm sau này về tổ chức nhà nước, cũng như thực tiễn tổ chức của các nhà nước tư bản. Ví dụ như, đa số Hiến pháp của các nhà nước tư bản hiện nay, đều khẳng định nguyên tắc phân quyền như một nguyên tắc cơ bản của tổ chức quyền lực nhà nước. Như điều 10 Hiến pháp Liên bang Nga quy định: “Quyền lực nhà nước ở Liên bang Nga được thực hiện dựa trên cơ sở của sự phân quyền thành các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan của các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phải độc lập”. Điều 1 của Hiến pháp Ba Lan cũng trực tiếp khẳng định việc tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực thành ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tiếp nối Montesquieu, J.J. Rousseau cùng với tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”, đã đưa ra những quan điểm rất mới mẻ và tiến bộ về sự phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Rousseau [1712- 1778] chủ trương nêu cao tinh thần tập quyền, tất cả quyền lực nhà nước nằm trong tay cơ quan quyền lực tối cao, tức toàn thể công dân trong xã hội. Nhưng ông lại chỉ ra rằng, phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp và quyền hành pháp, giao chúng vào tay cơ quan quyền lực tối cao và chính phủ là cách thức hợp lý nhất, để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả cho nhà nước, cũng như ngăn chặn được xu hướng lạm quyền. Ngoài ra, ông còn nêu lên vai trò quan trọng của cơ quan tư pháp trong việc đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của nhà nước, cũng như cho sự cân bằng giữa các vế cơ quan quyền lực tối cao, chính phủ và nhân dân. Nhưng cách phân quyền của Rousseau không giống với Locke và Montesquieu, bởi ông luôn khẳng định một điều duy nhất rằng: “những bộ phận quyền hành được chia tách ra đều phụ thuộc vào quyền lực tối cao” và “mỗi bộ phận chỉ thực hiện ý chí tối cao đó” mà thôi. 1.2.3. Ưu và nhược điểm của học thuyết “tam quyền phân lập” - ưu điểm: Ưu điểm quan trọng nhất của thuyết “tam quyền phân lập” là tránh được sự chuyên quyền, độc tài trong thực hiện quyền lực nhà nước. Đưa xã hội loài người lên một bước mới trong quản lý và điều hành đất nước. Nội dung cốt lõi của học thuyết này cho rằng, quyền lực nhà nước luôn có xu hướng mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực là xuất hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa các hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước thì phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực nhà nước. Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ pháp lý và cách thực hiện không phải là tập trung quyền lực, mà là phân chia nó ra. Muốn hạn chế quyền lực nhà nước thì trước hết phải phân quyền, và sau đó phải làm cho các nhánh quyền lực đã được phân chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật. - Nhược điểm: Nhược điểm chủ yếu của thuyết “tam quyền phân lập” là do phân quyền nên dễ dẫn tới sự tranh chấp, kìm hãm lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước, nhằm giành quyền lợi nhiều hơn trong thực thi quyền lực nhà nước. Nó cũng tạo nên sự giảm đồng bộ, thống nhất và gắn kết giữa các cơ quan quyền lực nhà nước. Tam quyền phân lập suy cho cùng cũng chỉ là sự chia sẻ quyền lực của các nhà tư bản với nhau và cùng cai trị giai cấp lao động. Nó không thể hiện được sự làm chủ của nhân dân trong bộ máy nhà nước, trong điều kiện hoàn hảo thì 3 cơ quan đó [lập pháp, hành pháp, tư pháp] hoạt động một cách độc lập, tách biệt hoàn toàn. Còn trong điều kiện không hoàn hảo [áp dụng không triệt để] thì cho thấy sự lạm quyền đặc biệt thấy rõ nhất là ở Hoa Kỳ, Tổng thống đang dần dần “lấn sân” của Quốc hội trong vấn đề lập pháp. Như vậy dù áp dụng triệt để hay không thì “tam quyền phân lập” vẫn có nhiều khiếm khuyết trong quá trình dân chủ, nên không thể tạo ra được một nền dân chủ triệt để được. Như vậy, dù áp dụng triệt để hay không thì “tam quyền phân lập” vẫn có nhiều khiếm khuyết trong quá trình thực hiện dân chủ, nên không thể tạo ra được một nền dân chủ triệt để được. Câu 2. Nội dung, bản chất Nhà nước Pháp quyền và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Hiện nay, tổ chức bộ máy nhà nước tại Việt Nam, về bản chất vẫn bảo đảm tính tập quyền xã hội chủ nghĩa, song trên thực tế đã vận dụng những hạt nhân hợp lý của thuyết phân quyền, nghĩa là nhấn mạnh đến khía cạnh phân công quyền lực: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Đây là bước phát triển trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Việc đầu tư nghiên cứu và khẳng định cần thiết xây dựng nhà nước pháp quyền chứng tỏ sự phát triển mới trong tư duy chính trị của Đảng, Nhà nước ta trên cơ sở thực tiễn đới sống chính trị. Học thuyết về Nhà nước pháp quyền ra đời từ thế kỉ XIX với một quá trình thăng trầm. Ở những nước XHCN thời kỳ đầu thì chỉ nói đến Nhà nước chuyên chính vô sản, cho đến 1988, Liên Xô mới bắt đầu nói đến khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN”. Còn ở Việt Nam, khái niệm Nhà nước pháp quyền đã được nguyên tổng bí thư Đỗ Mười nói đến đầu tiên trong một bài phát biểu vào năm 1991 và chính thức được dùng trong các văn bản năm 1994. Về nhà nước pháp quyền, nhiều nhà khoa học đã khẳng định sự hình thành và tồn tại của nó gắn liền với sự phát triển dân chủ. Nó chính là sự đảm bảo pháp lý cho một nền dân chủ đích thực. Nhà nước pháp quyền có những đặc trưng mang tính phổ biến sau đây: - Trước hết đó là nhà nước hợp hiến, hợp pháp; nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, trong đó các đạo luật chiếm ưu thế trong hệ thống pháp luật. Pháp luật của nhà nước pháp quyền là pháp luật chứa đựng tính nhân văn, nhân đạo, pháp luật vì con người, vì số đông trong xã hội, pháp luật phải thể hiện được ý chí cộng đồng dân tộc, quốc gia, không phải ý chí của một nhóm người, một cá nhân hay một tập đoàn nào đó. - Nhà nước, các cơ quan của nhà nước đặt mình dưới pháp luật, lệ thuộc vào pháp luật. Trong mỗi quan hệ giữa nhà nước với pháp luật thì “tính trội” thuộc về pháp luật, ở khía cạnh này pháp luật như là công cụ, phương tiện để hạn chế quyền lực nhà nước, hạn chế công quyền. - Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó các quyền tự do của công dân phải ngày càng được mở rộng được bảo đảm, bảo vệ bằng cơ chế pháp luật, bằng các tiền đề, điều kiện về kinh tế - xã hội, bằng tổ chức nhà nước. Như vậy, pháp luật là công cụ, phương tiện ghi nhận, bảo vệ các quyền công dân.  Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà trong đó thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa công dân với nhà nước với công dân. - Trong nhà nước pháp quyền vai trò của Toà án được đề cao, các nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp phải độc lập một cách tương đối, phối hợp với nhau và phải kiềm chế được nhau. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tát cả quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam. Đây là những vấn đề mang tính nguyên tắc, có tính chính trị- xã hội định hướng cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trên thực tế. Về mặt nhận thức có thể nói rằng, ngày nay nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đã bước qua giai đoạn trả lời câu hỏi nhà nước pháp quyền là gì? Câu hỏi cần có lời giải đáp hiện nay là: chuyển sang giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền phải làm như thế nào? Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát phải tổ chức và hoạt động như thế nào, phải làm gì để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam? Tức làm thế nào để vẫn giữ vững được định hướng XHCN mà vẫn có một nhà nước pháp quyền mạnh? Tuy nhiên, Nhà nước pháp quyền của ta chưa phát triển kíp so với đòi hỏi trong tính đồng bộ với kinh tế thị trường, chính vì thế mà có rất nhiều vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh [quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, vi phạm dân chủ,…. Ta thường gọi là những căn bệnh của cơ chế] tạo nên lực cản của sự nghiệp đối mới mà Đảng và chính bản thân Nhà nước chưa và không thể tự giải quyết được nếu không có sự điều chỉnh về thể chế, cơ chế. Phải chăng, chúng ta chưa mạnh dạn nhìn nhận vấn đề từ bản chất của nó? Phải chăng chúng ta đã đánh đồng bản chất và tính chất của nhà nước? Bản chất của Nhà nước là Nhà nước dân chủ XHCN, còn pháp quyền là tính chất, là trạng thái của thể chế dân chủ đó. Cái bản chất là cái bất biến, không thay đổi; còn tính chất, trạng thái tinh thần linh hoạt, mềm dẻo để luôn tương tích và bảo vệ vững chắc cho cái bất biến ấy. Nếu những cải cách hành chính, đổi mới hệ thống chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật … chưa đủ mạnh để Nhà nước pháp quyền phát huy sức mạnh hiệu quả thực tế của nó, thì có thể phải tìm hướng giải quyết khác? Cơ chế phân quyền XHCN phải chăng đã đến lúc cần được thiết lập, từng bước thử nghiệm có giới hạn để làm cho Nhà nước ta vẫn giữ được bản chất là nhà nước dân chủ XHCN, nhưng phải là nhà nước pháp quyền đủ sức mạnh hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Vấn đề cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền là pháp quyền ở trên nhà nước, các nhánh quyền lực “phân lập” để kiểm tra nhau, cơ quan nhà nước và công chức chỉ được làm những điều luật pháp cho phép, còn dân thì được phép làm tất cả những điều gì mà luật pháp không cấm; và để đảm bảo dân uỷ quyền mà không mất quyền thì công việc của nhà nước và các cơ quan công quyền phải công khai và minh bạch trước dân, dân có quyền tham gia vào việc xây diựng pháp luật, giám sát và kiểm soát quyền lực nhà nước. Một nhà nước pháp quyền như thế, lại được định hướng bởi đường lối chính trị của Đảng Cộng sản cầm quyền, thì sức mạnh ưu trội của sự kết hợp lý tưởng chính trị tốt đẹp và kỹ thuật pháp lý cao, sẽ là một đảm bảo chắc chắn nhất cho sự vững mạnh của một nhà nước pháp quyền XHCN. Câu 3.Tư tưởng Tà giáo là gì? Phong trào tà giáo thực chất là sự phản kháng của quần chúng nhân dân lao động nhằm chống lại sự áp bức bóc lột của thần quyền vào thời trung cổ. Tà giáo thời trung cổ, theo Ph.Ăngghen, là sự đối lập có tính cách mạng chống phong kiến và giáo hội. Phong trào Tà giáo đầu tiên được bắt đầu vào thế kỷ X ở Bungari và sau đó chia thành 2 giai đoạn phát triển: giai đoạn từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIII và giai đoạn XIV đến XV. Phong trào tà giáo là sự phản kháng cách mạng của nhân dân lao động chống lại sự áp bức bóc lột của nhà thờ và giáo hội. Ở Bungari có các nhà truyền giáo nhưng lại dám mạnh dạn tuyên chiến, kêu gọi đánh đổ giáo hội, công khai tuyên bố căm thù vua chúa. Họ kêu gọi chúa và giáo hội cũng như mọi kẻ nô lệ không được phục vụ cho các ông chủ, cho giai cấp thống trị. - Dưới ánh sáng của học thuyết Thánh thiện, vào thế kỷ X- XI đã xuất hiện các phong trào Tà giáo ở Xécbi, Nga, Ucraina. Học thuyết thánh thiện có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đối với các tín đồ ở Italia, Pháp và một số nước khác ở châu Âu - Đến lúc này, dân chúng ở phía Bắc Italia và phía Nam nước Pháp nhiều lần đã tẩy chay và tuyên bố không còn chịu ảnh hưởng của Giáo hội. Để chống lại phong trào tà giáo, nhà thờ đã tổ chức hàng loạt cuộc thập tự chinh, đàn áp rất dã man và đầu thế kỷ XIII đã lập tòa án Giáo hội để xét xử những người chống giáo hội. - Vào cuối thế kỷ XIV, phong trào Tà Giáo lại bùng lên, với hai hình thức: Tà giáo thị dân và Tà giáo nông dân. Tóm lại, tà giáo là những tín đồ thiên chúa giáo tiến bộ có nội dung tư tưởng thể hiện trên 3 điểm: Tách giáo hội ra khỏi phong kiến địa chủ; giải tán tòa án giáo hội; yêu cầu đưa tất cả các hoạt động thiên chúa giáo về với nhà thờ. Câu 4. Học thuyết chủ quyền nhân dân của J.J.Rutxo và ý nghĩa của học thuyết đó trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền J.J.Rutxo sinh năm 1712 tại Geneve, ông là một nhà văn, một triết gia, một nhà tư tưởng vĩ đại, nhà biện chứng lỗi lạc của thời kỳ phục hưng. Bằng tác phẩm “Khế ước xã hội” ông ủng hộ tư tưởng dân chủ, có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Pháp, được các nhà lãnh đạo cách mạng Pháp coi là anh hùng. Ông đại diện cho tư tưởng thị dân, đại diện cho quyền lợi của người bình dân. Theo J.J.Rutxo con người sinh ra vốn là tự do nhưng những quy tắc của xã hội, sự bó buộc của các định chế chính trị và kinh tế đã đưa con người vào vòng xiềng xích, làm cho con người ngày càng xa rời tự do thuở ban sơ của mình. Khi J.J.Rutxo nói rằng “con người sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích” thì lời khẳng định này có nghĩa là con người phải được tự do. Tự do theo đó không có nghĩa là con người có thể làm bất cứ điều gì mình muốn, mà có nghĩa mỗi người là một yếu tố trong một ý chí chung, đời sống của nó là một phần của đời sống chung. Ông không chỉ đơn thuần phê phán các thiết chế phong kiến mà là bác bỏ hoàn toàn hệ thống chính trị pháp quyền áp bức người dân. Ông ủng hộ hình thức các giai cấp lao khổ kết liên với nhau để dùng sức mạnh chung bảo vệ mọi thành viên. Ông chủ trưởng có khế ước xã hội để ràng buộc mọi thành viên với nhau. Các điều khoản các khế ước xã hội quy vào một điểm duy nhất: mỗi thành viên từ bỏ quyền riêng của mình để gộp hết vào quyền chung. Cống hiến vĩ đại của ông là ở chỗ ông là người đầu tiên thấy được sự khác biệt xã hội công dân nẩy sinh cùng với hế độ tư hữu và Nhà nước. Ông khẳng định rằng, chủ quyền nhân dân là một thực thể tập thể, nó không thể được đại diện bởi cả người nào đó mà là quyền lực được tiến hành bởi ý chí chung. Ý nghĩa của học thuyết đó trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền: Từ tư tưởng về chủ quyền nhân dân, J.J.Rutxo tìm đến giải pháp chính trị về một chính thể cộng hòa. Quyền lập pháp luôn thuộc vè nhân dân. Từ đó J.J.Rutxo nghĩ rằng với một điều kiện như vậy nền quân chủ chuyển sang nền cộng hòa. J.J.Rutxo dành thiện cảm cho chính thể cộng hòa, là hình thức cầm quyền mà theo ông là tốt nhất, trong đó các quan chức do nhân dân bầu ra, mà nhân dân thì chắc chắn sai lầm sẽ ít hơn nhà vua. Việc thành lập chính quyền hành pháp khác hẳn việc thành lập chính quyền lập pháp: chính quyền lập pháp được thành lập do “khế ước xã hội” còn chính quyền hành pháp được thành lập bởi văn bản của quyền lực lập pháp có chủ quyền. Chính điều này quy định vai trò phụ thuộc của Chính phủ vào lập pháp. J.J.Rutxo cũng đề nghị thiết lập tòa án để bảo vệ pháp luật và quyền lập pháp. Như vậy có thể nhận thấy J.J.Rutxo có ý tưởng về chính thể cộng hòa đại nghị, chính thể cộng hòa đại nghị trong tư tưởng của J.J.Rutxo có điểm xuất phát từ quan niệm về bản tính con người là tự do. Chính thể này theo J.J.Rutxo là phúc đáp một cách hoàn hảo nhất về tự do của con người, vì nó thể hiện ý chí chung, thể hiện chủ quyền nhân dân. Những lập luận về tự do và khế ước xã hội của J.J.Rutxo có thể minh chứng cho kết luận này. Học thuyết chính trị của J.J.Rutxo tràn đầy tính cách mạng, nếu một nhà nước được sản sinh ra từ học thuyết “khế ước xã hội” thì mọi người sẽ có thể bãi bỏ khi nó lạm quyền. Đối với J.J.Rutxo một chính thể cộng hòa [đại nghị] phúc đáp được nhu cầu về khế ước xã hội và đảm bảo được tự do cho mọi người.

Download:


Video liên quan

Chủ Đề