3 câu hỏi tập huấn dạy học trực tuyến

Năm học mới đã thực hiện gần hết tuần thứ 3 và những địa phương không thể tổ chức dạy trực tiếp do dịch bệnh Covid-19 thì cũng đã triển khai việc dạy trực tuyến ổn định bằng các phần mềm khác nhau.

Điều này cũng đồng nghĩa những trường thực hiện dạy và học trực tuyến đã dần đi vào nền nếp, thầy và trò đã quen với phần mềm đã triển khai trong những tuần vừa qua và mọi sự xáo trộn lúc này là không thực sự cần thiết bởi nó sẽ phát sinh những khó khăn, bất cập.

Thế nhưng, tại Hội nghị giao ban với Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 20/9 vừa qua thì Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết trong tuần này, Bộ sẽ tổ chức tập huấn về dạy học trực tuyến cho giáo viên. [1]

Song, chúng tôi cho rằng trong lúc này Bộ không cần thiết phải tổ chức tập huấn về dạy học trực tuyến cho giáo viên nữa bởi tập huấn lúc này không hẳn là một phương án hay.

Nhiều trường học ở phía Nam đang triển dạy dạy trực tuyến từ nhiều tuần qua. [Ảnh minh họa: P.N]

Các chủ trương tập huấn của Bộ thường liệu có muộn màng?

Nếu tính từ khi dịch bệnh Covid-19 khởi phát ở nước ta từ đầu năm 2020 thì đến năm học 2021-2022 này ngành giáo dục đã bước sang năm học thứ 3 đối mặt với những khó khăn về dịch bệnh.

Học kỳ II của năm học 2019-2020 đa phần các địa phương đã cho học sinh nghỉ học nhiều lần để phòng tránh dịch bệnh. Sang năm học 2020-2021thì học sinh ở nhiều tỉnh cũng đã phải nghỉ học nhiều đợt, nhất là vào dịp cuối năm học.

Đến năm học 2021-2022 đang triển khai việc dạy và học ở tuần thứ 3 nhưng đã có 24 tỉnh kết hợp giữa dạy trực tuyến kết hợp với dạy qua truyền hình; 14 tỉnh kết hợp giữa dạy trực tiếp với dạy trực tuyến và dạy qua truyền hình; 25 tỉnh dạy trực tiếp.

Điều này cho thấy các địa phương, các nhà trường không còn xa lạ gì với việc dạy và học trực tuyến và lâu nay các địa phương, các nhà trường đang chủ động khá tốt phần việc này.

Đặc biệt, bước vào đầu năm học 2021-2022, các địa phương ở phía Nam đã có kế hoạch triển khai dạy và học trực tuyến từ khá sớm và các trường đã chủ động tập huấn các phần mềm từ khi chưa bước vào năm học.

Vì thế, giáo viên ở các nhà trường đang dạy trực tuyến từ cấp tiểu học trở lên đã làm chủ được phần mềm dạy học trực tuyến và triển khai việc giảng dạy cho học trò từ nhiều tuần nay.

Khi mà mọi công việc đã khá ổn định thì Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chia sẻ là Bộ sẽ có kế hoạch tổ chức tập huấn về dạy học trực tuyến cho giáo viên…

Nhưng, tại sao bây giờ mới tổ chức tập huấn cho giáo viên?

Đáng lẽ ra Bộ đã phải triển khai công việc này từ học kỳ II của năm học học 2019-2020, năm học 2020-2021 hoặc thời gian hè vừa rồi, khi mà dịch bệnh bùng phát ở thời điểm cuối tháng 4, đầu tháng 5 ở nhiều địa phương trên cả nước.

Tuy nhiên, Bộ đã không triển khai kế hoạch này trước năm học, cũng như chương trình giảm tải.


Đang có 24 tỉnh/thành dạy học trực tuyến và truyền hình

Vì thế, năm học được gần 2 tuần thì Bộ mới ban hành chương trình giảm tải bằng Công văn 4040/BGDĐT-GDTrH và học sang tuần thứ 3 của năm học này thì Bộ mới có ý định tổ chức tập huấn về dạy học trực tuyến cho giáo viên trên cả nước?

Tổ chức tập huấn về dạy học trực tuyến cho giáo viên trong lúc này sẽ rối cho nhiều nhà trường

Nếu trong tuần này, Bộ tổ chức tập huấn về dạy học trực tuyến cho giáo viên thì có thể phần mềm trực tuyến đó có thể được áp dụng, triển khai cho các địa phương đang dạy trực tuyến. Nếu không được áp dụng thì lại tốn công, tốn sức cho ngành.

Thế nhưng, bây giờ thì nhiều trường học trên cả nước đã triển khai ổn định về phần mềm mà đơn vị đã lực chọn. Có những phần mềm miễn phí nhưng cũng có nhiều phần mềm nhà trường phải trả phí cho nhà mạng.

Vì thế, nhiều trường đã ký hợp đồng để mua phần mềm và triển khai khai cho giáo viên.

Việc triển khai các phần mềm cho tất cả giáo viên không hề là chuyện đơn giản của các nhà trường bởi có người vững về công nghệ thông tin nhưng cũng có thầy cô còn hạn chế. Vì thế, làm quen được một phần mềm là cả một quá trình gian nan của nhiều giáo viên.


Dạy học trực tuyến không nên áp dụng đại trà nếu không đủ điều kiện

Sau đó, giáo viên phải hướng dẫn học sinh đăng nhập, hướng dẫn cách học, cách làm bài tập vất vả thì học sinh mới nắm được, nhất là học sinh tiểu học và một số lớp đầu cấp trung học cơ sở. Nhiều em phải có sự hỗ trợ từ cha mẹ và anh chị trong gia đình.

Vậy nên, nếu Bộ tập huấn tổ chức tập huấn về dạy học trực tuyến cho giáo viên lúc này chưa hẳn là một phương án hay mà khiến cho nhà trường, giáo viên thêm rối rắm.

Nó giống như đầu năm các trường đã làm các kế hoạch giáo dục, xây dựng phân phối chương trình xong, đang dạy rồi thì Bộ mới hướng dẫn giảm tải. Thành ra, các nhà trường, giáo viên phải phá đi để làm lại từ đầu mất nhiều thời gian, công sức.

Vậy nên, giáo viên rất sợ Bộ tổ chức tập huấn về dạy học trực tuyến xong sẽ yêu cầu thực hiện theo phần mềm của Bộ. Lúc đó, giáo viên lại sẽ làm lại từ đầu như chương trình giảm tải mà Bộ vừa mới ban hành ở tuần trước.

Vì thế, giáo viên chúng tôi hy vọng Bộ cần có những kế hoạch sớm, dài hơi, đón đầu các năm học chứ không phải đầu năm học cứ để các địa phương, các nhà trường triển khai công việc xong, khi mọi thứ ổn định thì Bộ mới lên tiếng thay đổi.

Làm như vậy, giáo viên rất mệt mỏi, đuối sức mà rõ ràng nó không khoa học chút nào!

Tài liệu tham khảo:

[1]//moet.gov.vn/tintuc/Pages/chi-tiet.aspx?ItemID=7522

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

HƯƠNG GIANG

Thắc mắc về chương trình tập huấn và bồi dưỡng Giáo viên

Chương trình tập huấn và bồi dưỡng Giáo viên là nơi giáo viên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức của chương trình GDPT mới. Sau đây là tổng hợp một số câu hỏi về tập huấn trực tuyến LMS.

Hỏi đáp về chương trình tập huấn và bồi dưỡng Giáo viên

CÂU HỎI 1: Tại sao trong phần đăng ký môn học trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến [LMS] tại địa chỉ: //taphuan.csdl.edu.vn/ của Chương trình ETEP không có môn tiếng Anh?

TRẢ LỜI: Môn tiếng Anh, thầy/cô đã được bồi dưỡng theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020. Thầy/cô có thể đăng ký môn học Trải nghiệm để được bồi dưỡng trên hệ thống của ETEP.

CÂU HỎI 2: Tôi đang thực hiện bồi dưỡng theo Chương trình ETEP trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến [LMS] tại địa chỉ //taphuan.csdl.edu.vn/. Tôi có thắc mắc như sau: Ở phần phân tích kế hoạch bài dạy, tôi đã chọn 1 bài ở lớp 3 để phân tích và hoàn thành 1 câu hỏi. Nhưng Hệ thống không chấm điểm. Vậy, có phải tôi làm chưa đúng hay cần phải chờ giáo viên chấm phần đó?

TRẢ LỜI: Thầy/cô vào phần “Trợ giúp” để được hỗ trợ, hoặc gửi email hỏi bên bồi dưỡng là Trường ĐHSP đang tiến hành bồi dưỡng cho giáo viên địa phương của thầy/cô. Nhà trường sẽ có trách nhiệm giải đáp những vấn đề thuộc nội dung và kỹ thuật trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến.

CÂU HỎI 3: Tôi là giáo viên cốt cán tiểu học. Tôi đã lên kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp nhưng đợi mãi mà các trường chưa đưa danh dách giáo viên đại trà nên chưa thể tải kế hoạch lên. Vậy, nếu không đưa danh sách về thì làm kế hoạch hỗ trợ cho giáo viên trường mình có được không?

TRẢ LỜI: Về điều này, thầy/cô nên trao đổi với lãnh đạo các nhà trường để được phân công cụ thể và cung cấp danh sách các đồng nghiệp cần hỗ trợ.

CÂU HỎI 4: Tôi là giáo viên [đồng thời là tổ trưởng tổ chuyên môn]. Khi tập huấn được giao nhiệm vụ cùng các giáo viên cốt cán [trường khác] chấm điểm cho 40 giáo viên [rải rác các trường]. Nhưng tài khoản của tổ trưởng [trên hệ thống ETEP của trường] chỉ là tài khoản của giáo viên [“học viên”]. Vậy trường đó có thể bật tính năng “người hướng dẫn” [giảng viên] cho tài khoản của tổ trưởng được không? Nếu không thì làm sao TK đó trở thành “người hướng dẫn”?

TRẢ LỜI: Không thể thầy/cô nhé! Tổ trưởng tổ chuyên môn sẽ học trên hệ thống này như một giáo viên đại trà mới được cấp chứng nhận. Tuy nhiên, trong quá trình học, thầy/cô có thể hỗ trợ đồng nghiệp của mình.

CÂU HỎI 5: Chương trình tập huấn trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến [LMS] tại địa chỉ //taphuan.csdl.edu.vn/ có bắt buộc mỗi ngày đều phải làm bài hay không? Hay là giáo viên có thể học giờ nào cũng được? Có bắt buộc từ lúc đăng ký, ngày nào cũng học online đủ 7 buổi học, kiểm tra online không?

TRẢ LỜI: Đây là khung thời gian tối thiểu để hoàn thành bài học. Thầy/cô hoàn toàn có có thể chủ động hoàn thành bài tập theo thời gian của cá nhân, không bắt buộc cố định phải online 7 buổi, miễn là hoàn thành bài tập.

Câu hỏi 6: Em là CBQL cốt cán đã được tập huấn modul 1, giờ làm kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp theo mẫu số 2 [Theo công văn 76]. Tuy nhiên, Sở GDĐT chưa có kế hoạch cụ thể, chư phân công em hỗ trợ trường nào thì em chưa thể hoàn thành được kế hoạch. Vậy em phải chờ Sở GDĐT hay như thế nào?

Trả lời:

Thầy/Cô cần báo cáo với Sở/Phòng [cấp quản lý trực tiếp] đề nghị phân công hỗ trợ [có thể bằng văn bản báo cáo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của CBQLCSGDPTCC]. Đây là yêu cầu của Bộ GDĐT tại Thông tư 14 về chuẩn NNGDPT, CV 1201 hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng GVPT,CBQLCSGDPT, công văn số 3587/BGDĐT-GDTrH ngày 20 tháng 8 năm 2019 về việc lựa chọn và tổ chức tập huấn giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán. Sở/Phòng GFD phải có văn bản phân công và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp của Thầy /Cô.

Câu hỏi 7: Khi làm kế hoạch thì em phải theo đúng các nội dung trong mẫu 2 này hay đây chỉ là nội dung ví dụ. Hơn nữa, phần phê duyệt, em thấy để Sở phê duyệt đúng hơn [Vì em là cấp CBQL].

Trả lời:

Sở sẽ phê duyệt [nếu thầy/cô là CBQL THPT], hoặc Phòng GD [nếu là THCS hoặc tiểu học]. Bản kế hoạch cần có các hoạt động phù hợp với thực tế, quan tâm các GV vùng khó khăn không có internet,.. [mẫu chỉ là gợi ý], kèm theo danh sách CBQL đại trà được phân công. Có như vậy, thầy/cô mới biết rõ đang phụ trách ai, có các thông tin như ĐT, email để trao đổi hỗ trợ.

Câu hỏi 8: Trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến: //taphuan.csdl.edu.vn/, có hai phần: Phần A: Hỗ trợ, phần B là học tập. Vậy nếu là em thì thực hiện phần nào, và thực hiện như thế nào ở mỗi phần?

Trả lời:

Mỗi GV/CBQLCSGDPT cốt cán có 2 nhiệm vụ: [1] Học tập và [2] hỗ trợ đồng nghiệp.

Nhiệm vụ học tập là cá nhân thầy cô phải tham gia các khóa bồi dưỡng [ví dụ như bồi dưỡng mô đun 1 năm 2019]. Năm nay, thầy/cô sẽ được bồi dưỡng mô đun 2,3,4.

Nhiệm vụ hỗ trợ đồng nghiệp là sau khi bồi dưỡng mỗi mô đun, thầy cô sẽ hỗ trợ đồng nghiệp là GVPT đại trà tự học qua mạng, trao đổi kinh nghiệm,...Vì vậy, thầy/cô sẽ thực hiện cả 2 nhiệm vụ. Ở mỗi phần, đều đã có hướng dẫn cụ thể ở mục “Nhiệm vụ" trên Hệ thống bồi dường trực tuyến [LMS] tại địa chỉ: //taphuan.csdl.edu.vn/.

Cây hỏi 9: Vì tất cả những nội dung này dều hoàn thành trước 30 tháng 7, trong khi chúng em phải tập trung hoàn thành chương trình dạy học. Hơn nữa, cũng chưa nắm hết các vấn đề liên quan nên không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào?

Trả lời:

Sở/Phòng GDĐT sẽ có chỉ đạo cụ thể vì Bộ GDĐT đã có hướng dẫn các Sở bằng Công văn số 1201. Tuy nhiên, thầy/cô cần chuẩn bị nghiên cứu kỹ các nội dung đã học để trao đổi, hướng dẫn đồng nghiệp sử dụng hệ thống LMS, trao đổi, thảo luận,...

Các nội dung liên quan đến bồi dưỡng, thầy/cô nên trao đổi trực tiếp với Học viện Quản lý giáo dục. Học viện Quản lý giáo dục sẽ cử giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt hỗ trợ thầy/cô là cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

Câu 10: Công tác bồi dưỡng giữa chương trình hiện hành và chương trình giáo dục 2018 có gì khác nhau?

Chương trình hiện hành khi bồi dưỡng giáo viên không có chương trình tổng thể như chương trình 2018. Các giảng viên sư phạm đi bồi dưỡng đều dựa trên SGK. Ví dụ với tiểu học, giảng viên dựa trên bộ SGK tiểu học.

Còn với chương trình giáo dục 2018, trước khi bồi dưỡng, giáo viên phải nghiên cứu trước toàn bộ chương trình, từ chương trình tổng thể, chương trình môn học, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt được.

Nếu so sánh hai chương trình thì thấy kế hoạch bồi dưỡng chương trình 2018 quy củ hơn rất nhiều.

Và như vậy, từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn đối với giáo viên cũng hiệu quả hơn. Trước đây tôi cảm thấy giáo viên chỉ biết phần ngọn, bây giờ được xây dựng từ gốc đến ngọn.

Khi bồi dưỡng chương trình 2018, tôi nghĩ rằng cần lộ trình rất dài cho giáo viên thì mới đạt được mục tiêu đề ra, còn trước đây chỉ có một bộ SGK bồi dưỡng xong là giải quyết được tất cả.

Câu 11: Năng lực của giáo viên để tiếp cận kiến thức tập huấn như thế nào?

Giáo viên hiện nay đang theo lối mòn SGK nên kiến thức cơ bản nền tảng gần như bỏ quên.

Chương trình 2018 không có SGK khi tập huấn nên bắt buộc giáo viên phải tự xâu chuỗi các nội dung từ lớp 1 đến lớp 5. Đồng thời song hành với nó là phải có kiến thức về kỹ thuật dạy học. Giáo viên phải bước bằng “hai chân” là một thử thách.

Ở góc độ giáo viên tiểu học, tôi nhận thấy giáo viên của mình bị hổng một số vấn đề. Do đó, bây giờ bồi dưỡng phải dạy song hành cả kiến thức cơ bản và phương pháp dạy học.

Mời các bạn tham khảo các bài khác trong mục Tài liệu.

Video liên quan

Chủ Đề