Bài hát nào của nhạc trịnh nhiều người nghe nhất năm 2024

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ nổi tiếng có sức ảnh hưởng đối với nền âm nhạc Việt Nam với hàng trăm bài hát được công chúng biết đến.

"Diễm xưa" là ca khúc quen thuộc đối với người hâm mộ nhạc Trịnh Công Sơn. Ảnh: Nhacxua

Ướt mi

“Uớt mi” là ca khúc được sáng tác vào năm 1958 được nhà xuất bản An Phú ấn hành tại Sài Gòn năm 1959. Khi đi học ở Sài Gòn, Trịnh Công Sơn đã tình cờ nghe được giọng ca của cô ca sĩ lúc ấy chỉ mới 16 tuổi – Thanh Thúy.

"Uớt mi" là ca khúc đầu tay của Trịnh Công Sơn viết về nữ danh ca Thanh Thúy. Ảnh: Nhacxua

Giọng ca trầm buồn và phong cách trình diễn của cô lúc ấy đã để lại cho Trịnh Công Sơn một ấn tượng đặc biệt. Ca khúc “Uớt mi” do Thanh Thúy thể hiện được coi là tác phẩm đầu tiên của Trịnh Công Sơn được công bố chính thức.

Diễm xưa

"Diễm xưa" là ca khúc quen thuộc đối với người hâm mộ nhạc Trịnh Công Sơn. Ảnh: Nhacxua

"Diễm xưa" là một bài hát nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được viết vào năm 1960. Ca khúc “Diễm xưa” được dịch sang nhiều thứ tiếng và đặc biệt bản tiếng Nhật được ca sĩ Khánh Ly trình diễn ở hội chợ Osaka năm 1970 sau đó trở thành một trong 10 bản tình ca hay nhất mọi thời đại của Nhật Bản.

Hạ trắng

“Hạ trắng” được Trịnh Công Sơn sáng tác vào năm 1961 lấy cảm hứng từ giấc mơ hoa trắng mùa hạ với mối tình già cảm động. “Hạ trắng” được khán giả biết đến qua sự thể hiện của nhiều ca sĩ nhưng nổi bật nhất có lẽ là qua giọng hát của người bạn tri âm tri kỷ của ông - ca sĩ Khánh Ly.

'Hạ trắng' ra đời từ giấc mơ hoa trắng và mối tình già. Ảnh: Zingmp3

Giọng ca ma mị, đầy chất riêng của Khánh Ly đã khắc họa rõ nét được những tiếc nuối, buồn thương, sầu muộn của cuộc đời Trịnh Công Sơn.

Biển nhớ

“Biển nhớ” là ca khúc trữ tình được Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1962 khi ông 23 tuổi. Bài hát đã được nhiều ca sĩ thể hiện thành công nhất là Khánh Ly, Lệ Thu, Hồng Nhung,… “Biển nhớ” là ca khúc kể lại những nỗi lòng của người con trai thương nhớ người yêu đã đi xa.

"Biển nhớ" là một trong những ca khúc đầu tay của Trịnh Công Sơn. Ảnh: Nhạc Việt trước 75

Có giả thuyết cho rằng câu chuyện trong ca khúc được lấy cảm hứng từ tâm trạng thật của tác giả Trịnh Công Sơn nhiều đêm ngồi trên bãi biển ngồi nhớ thương một người con gái.

Màn ảnh rộng đã mời gọi khán giả đến với Trịnh Công Sơn một lần nữa bằng Em và Trịnh. Dù vẫn đang nhận nhiều làn sóng phê bình khác nhau, nhưng bộ phim đã thành công trong việc thực hiện một điều: Giúp ta đi sâu vào cuộc đời của Trịnh Công Sơn.

Mọi khái niệm liên quan đến Trịnh Công Sơn đều có thể trở thành một bộ môn nghiên cứu. Nhưng có lẽ để bắt đầu tiếp cận với cố nhạc sĩ, dù trước hay sau Em và Trịnh, cũng cần cửa ngõ đơn thuần nhất: Những bài hát của ông.

Thật khó để chọn bài hát nào là đặc biệt trong kho tàng đồ sộ các ca khúc của Trịnh Công Sơn. Vậy nên trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ mời bạn đi qua 5 bài hát gắn với từng giai đoạn của cuộc đời ông.

Ướt Mi - Bài hát đầu tiên

Một tối, Trịnh Công Sơn cùng một vài người bạn đến Mỹ Cảnh - phòng trà nổi tiếng của Sài Gòn thời ấy. Trên sân khấu là cô gái Huế tên Thanh Thuý, vừa tròn 15 tuổi.

Chàng trai Trịnh Công Sơn viết một mảnh giấy nhỏ đề nghị Thanh Thuý ca bài Giọt Mưa Thu của Đặng Thế Phong. Cô vừa hát vừa khóc. Nghe đâu cha cô vừa mất trước đó không lâu và mẹ cô đang đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo.

Nguồn: Nhạc Xưa

Giọt nước mắt của Thanh Thuý được nhạc sĩ họ Trịnh mang từ Sài Gòn vào Huế, rồi giãi bày lên khuông nhạc thành giai điệu của Ướt Mi.

“Ngoài hiên mưa rơi rơi Lòng ai như chơi vơi Người ơi nước mắt hoen mi rồi”

So với những tác phẩm dày hình ảnh trừu tượng trải dài trong cuộc đời cố nhạc sĩ, Ướt Mi có thể xem như một trong những ca khúc giản dị nhất. Ca từ đầy tính tự sự trực tiếp đặt khán giả vào không gian của một phòng trà đêm mưa. Trên sân khấu, có nàng ca nữ tỉ tê “Từ nay thôi mờ, nước mắt buồn mi em ngây thơ.”

Năm 1958, Nhà xuất bản An Phú ấn hành ca khúc này tại Sài Gòn. Trước đó, nhạc sĩ cũng đã sáng tác một số bài hát nhưng “riêng bài Ướt Mi thì tồn tại như một số phận của nó và tôi.”

Theo Trịnh Công Sơn, “nguồn cảm hứng đầu tiên ấy đã làm cơ sở cho một loạt những cảm xúc khác thành hình.”

Cũng từ dấu mốc này, chàng nhạc sĩ trẻ không còn nhìn ngắm cuộc sống một cách lơ đãng như trước. Trịnh Công Sơn nhạy cảm hơn khi đối diện với “những tình cảm phức tạp của con người.”

Còn Tuổi Nào Cho Em - Hát tặng tình yêu

"Nén hương thắp lên và ngụm rượu nhấp môi, Ánh ngày xưa cũng như Ánh hôm nay, nhớ anh hôm nay cũng như nhớ anh bao ngày, tháng, năm đã qua, những ngày tháng, năm sắp tới."

Đó không phải câu từ nào trong hơn 300 lá thư Trịnh Công Sơn gửi cho Dao Ánh, mà được trích từ đoạn thư nàng Dao Ánh hồi đáp 16 năm sau ngày nhạc sĩ qua đời.

Nguồn: Nhạc Xưa

Mười năm sau ngày Trịnh đi xa, người ta mới biết đến sự tồn tại của nàng. Trước vô số lời truyền tụng về những bóng hồng đi qua đời nhạc sĩ, khán giả bất ngờ nhận ra suốt mấy chục năm dài, Dao Ánh “chưa hề một lần bước ra khỏi trái tim của Trịnh Công Sơn.”

Ông dành cho nàng thơ của mình một kho tàng âm nhạc và tâm tư đồ sộ. Nhiều ca khúc đã trở thành bất hủ, nổi bật trong số đó là Còn Tuổi Nào Cho Em.

“Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời … Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài”

Trổ dọc bài hát, cố nhạc sĩ gợi mở một kho tàng cảm xúc của tuổi trẻ: Phiêu lưu, đớn đau, vô tư và đậm đà nhất là cảm giác của tình yêu. Được sáng tác khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vừa 25 tuổi, Còn Tuổi Nào Cho Em là lời thơ chất chứa những cảm xúc hỗn loạn nhưng nồng nàn của tuổi trẻ.

Lời nhắn nhủ cho người yêu ở xa có lẽ cô đọng lại thành câu hát cuối cùng “Tuổi nào thôi hết từng tháng năm mong chờ.”

Nối Vòng Tay Lớn - Hát cho ngày thống nhất

15 giờ chiều ngày 30/4/1975, sau thời khắc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xuất hiện trên Đài Radio Sài Gòn kêu gọi người dân ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Liền sau đó là giai điệu bài hát Nối Vòng Tay Lớn.

Bài hát vốn đã thành hình trước thời điểm đó 7 năm, nhưng đến thời điểm giải phóng miền Nam mới thực là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa.”

“Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi”

Nguồn: Dân Việt

Mong ước tự do được gửi gắm trong Nối Vòng Tay Lớn cũng phần nào thể hiện quan điểm chính trị của Trịnh Công Sơn - một vấn đề vẫn còn được bàn cãi cho đến hôm nay.

Với giai điệu xoay vòng và lời nhạc dễ nhớ, Nối Vòng Tay Lớn xuất hiện như một bài hát sinh hoạt không thể phù hợp hơn. Thực tế, từ năm 1970, ca khúc đã được hát vang tại trại “Nối vòng tay lớn” tổ chức cho thanh niên, sinh viên và học sinh miền Nam. Đến hiện tại, bài hát vẫn giòn giã vang lên trong tất cả những sự kiện sinh hoạt, dù thuộc phong trào hay tôn giáo.

Nối Vòng Tay Lớn cũng là một trong những ca khúc nhạc Trịnh phổ biến nhất khi được trình bày bởi hơn 60 ca sĩ.

Năm 2007, Unlimited ra mắt phiên bản phối rock của Nối Vòng Tay Lớn, mở đầu xu hướng làm mới nhạc Trịnh với những cái tên nổi bật như Đồng Lan [Nhạc Trịnh và jazz] hay Hà Lê [Trịnh Contemporary]. Bộ phim điện ảnh Em và Trịnh cũng vừa giới thiệu playlist “GenZ và Trịnh” với sự tham gia của nhiều ca sĩ trẻ.

Ru Ta Ngậm Ngùi - Khúc tự vấn của nhạc sĩ

Trịnh Công Sơn có rất nhiều bà hát “ru”: Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng, Ru Đời Đi Nhé, Ru Em, Ru Tình, Ru Ta Ngậm Ngùi...

Lời ru từ nhạc Trịnh cũng hiệu quả như tiếng ru thuở bé mẹ ầu ơ. Những giai điệu êm ả đó đặt người ta vào trạng thái ngủ rất an yên, và cứ tiếp tục thoang thoảng như cơn gió xua đi những xáo động nội tại.

Bản thân nhạc sĩ cũng chia sẻ: “Ru như thế không phải là ru em, mà thực chất là tôi tự ru tôi, tự ru để thanh lọc tâm hồn không vương một chút oán hờn nào…” Có lẽ, để ủi an chính mình giữa cuộc đời quá nhiều biến động, Trịnh Công Sơn đã chấp bút cho Ru Ta Ngậm Ngùi.

Cố nhạc sĩ bắt đầu khúc ru tự thân bằng những vọng tưởng về người tình cùng “mắt nào”, “tóc nào”, “tim nào”... Liền kề sau đó là những “ngậm ngùi” khi “tình đã vội quên.”

“Khi tình đã vội quên, tim lăn trên đường mòn Trên giọt máu cuồng điên, con chim đứng lặng câm”

Lần đầu tiên xuất hiện, Ru Ta Ngậm Ngùi đã gắn với hình ảnh quán Văn năm 1968, nơi Khánh Ly bắt đầu hát nhạc Trịnh và là khởi điểm cho sự kết hợp huyền thoại của nền âm nhạc Việt Nam. Với phần nhạc đơn sơ từ cây guitar do chính nhạc sĩ đệm, Khánh Ly đã lấy trọn trái tim người nghe bằng chất giọng sáng và sự ngây thơ, khi vẫn còn chút ngại ngần trong câu chữ..

Sau những day dứt, dằn vặt dai dẳng suốt bài hát, Trịnh Công Sơn kết thúc bằng sự buông bỏ và một hình ảnh rất đỗi dịu dàng:

“Xin ngủ trong vòng nôi, ta ru ta ngậm ngùi Xin ngủ dưới vòm cây…”

Tiến Thoái Lưỡng Nan - Bài hát cuối cùng

Nguồn: Nhạc Xưa

Ngày 01/04/2001, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm.

Cố nhạc sĩ từng chia sẻ ông không muốn dự liệu cho bài hát cuối cùng của mình: “Tôi vẫn thường muốn trầm mình trong cái lẽ vô thủy vô chung nhưng người đời cứ thích níu kéo tôi về trong cái lề thói hữu hạn.” Song dù muốn hay không, số phận đã cũng đã sắp đặt cho Tiến Thoái Lưỡng Nan trở thành dấu ấn nghệ thuật cuối cùng của người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh.

“Tiến thoái lưỡng nan Đi về lận đận Ngày nay lận đận Là giọt hư không”

Cả bài hát là sự mênh mang, khó nắm bắt. Những hình ảnh lúc xa, lúc gần, lúc là trời bể, lúc thu gọn lại chỉ còn “tôi” cứ đan xen vào nhau một cách bất quy tắc.

Nhịp ngắt câu 4 chữ, kết hợp với lối hát thả từng nhịp, khiến người nghe có cảm giác dõi theo bước chân một người cao niên trong hành trình đi tìm lời giải thế “tiến thoái lưỡng nan” của mình.

Có người nói, Trịnh Công Sơn “tiến thoái lưỡng nan” vì mắc kẹt trong những mối tình. Cũng có thể, cố nhạc sĩ mắc kẹt trong sự tiếc nuối cho những lựa chọn đã qua. Bài hát cuối cùng vẫn buồn như phần lớn những tác phẩm nổi tiếng nhất cuộc đời ông.

Chủ Đề