Bài tập hoá học nâng cao bồi dưỡng 10 năm 2024

" do Lê Xuân Trọng (chủ biên) sẽ giúp các em luyện tập nâng cao năng lực giải các bài toán hóa học, cũng như nắm vựng các kiến thức trọng tâm, phương pháp làm bài để đạt điểm cao trong các kỳ thi sắp tới.

CLICK LINK DOWNLOAD SÁCH TẠI ĐÂY.

Ebook cùng loại (13)

Bài tập hoá học nâng cao bồi dưỡng 10 năm 2024

Thẻ từ khóa: [PDF] Bài tập hóa học 10 nâng cao, Bài tập hóa học 10 nâng cao, Bài tập hóa học 10 nâng cao pdf, Bài tập hóa học 10 nâng cao ebook, Bài tập hóa học 10 nâng cao download, Tải sách Bài tập hóa học 10 nâng cao, Download sách Bài tập hóa học 10 nâng cao, ebook Bài tập hóa học 10 nâng cao, sách bài tập hóa học 10 nâng cao, các dạng bài tập hóa 10 nâng cao, bài tập hóa 10 nâng cao có đáp án, giải bài tập hóa 10 nâng cao sbt, bai tap hoa hoc 10 nang cao co loi giai, giải bài tập hóa 10 nâng cao sgk bài 1, sách bài tập hoá 10 nâng cao, sgk hóa 10 nâng cao

BÀI TẬP TRONG SÁCH BỒI DƯỠNG HSG HÓA 10

Câu 1: Có 400ml dd H2SO4 0,65M , hòa tan thêm vào đó 1,792 lit(đktc) khí HidroClorua vào được dung

dịch A . cho vào dung dịch A 3,96 gam hỗn hợp Mg và kim loại X ( hóa trị III) (MX\> MMg). thu được

dung dịch B và khí H2 . để tác dụng với axit dư trong B phải dùng 8,66 gam hỗn hợp Na2CO3 và MgCO3 .

Sau khi phản ứng xong khối lượng dung dịch B tăng 4,7 gam

  1. Cho biết tên kim loại X
  1. Xác định % khối lượng của Na2CO3 MgCO3 trong 8,66gam hỗn hợp .

Câu 2: A, B là hai dung dịch HCl có nồng độ mol khác nhau . nếu trộn V1 Lit A với V2 lit B rồi cho tác

dụng với 1,384 gam một hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu thì thấy vừa đủ và thu được 358,4ml khí H2 (đktc) .

Lượng Cu trong hỗn hợp trên nếu đem oxi hóa bởi oxi rồi hòa tan vào HCl thì cũng cần lượng HCl vừa

đúng như trên . . Biết V1 + V2 \= 56ml , CB \= 2CA, và 1/6 V1 dd A tác dụng hết ½ lượng Al có trong hỗn

hợp .

  1. Viết ptpu xảy ra
  1. Xac định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu .
  1. Xác định CM của dung dịch A, B

Câu 3: Dung dịch A là dung dịch HCl, Dung dịch B là dung dịch NaOH

  1. Lấy 10ml dd A pha loãng bằng H2O thu được 1000ml đung dịch có pH = 2. Tính nồng độ mol của

A

  1. Để trung hòa 100g ddB cần 150ml dung dịch A Tính C% của dung dịch B
  1. Hòa tan hết 9,96 gam hỗn hợp Al, Fe bằng 1,175lit dd A ta thu được dd A1, Thêm 800g dd B vào

dd A1 rồi lọc lấy kết tủa rửa sạch và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được

13,65 gam chất rắn . tính khối lượng Al, Fe trong hỗn hợp đầu.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 3 g một mẫu than chì có chứa tạp chất là S . Khí thu được cho hấp thụ hoàn

toàn vào 0,5 lit dd NaOH 1,5M được dung dịch A chứa 2 muối và NaOH dư . Cho khí Clo tác dụng hết

với A sau phản ứng xong thu được dd B . Cho dd B tác dụng với BaCl2 dư thu được a gam kết tủa gồm

BaCO3 và BaSO4 . nếu hòa tan lượng kêt tủa này trong HCl dư còn lại 3,495 gam chất không tan .

  1. Tính % khối lượng C và S trong mẫu than chì
  1. Xác định a , Nồng độ ion trong dd A, thể tích khí Cl2 đã phản ứng .

Câu 5: Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO3)2 , CaCl2, KCl, nặng 83,68gam . Nhiệt phân hoàn toàn A ta thu

được chất rắn B gôm CaCl2 , KCl và một thể tích O2 vừa đủ oxi hóa SO2 thành SO3 để điều chế 191,1

gam dd H2SO4 80%. Cho chất rắn B tác dụng với 360ml dd K2CO3 0,5M (vừa đủ) . thu được kết tủa C và

dung dịch D . Lượng KCl trong dung dịch D nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl có trong A.

  1. Tính khối lượng kết tủa C.
  1. Tính % khối lượng KClO3 trong A .

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 6,3175gam hỗn hợp muối NaCl, KCl, MgCl2 vào nược rồi thêm vào đó 100ml

dung dịch AgNO3 1,2M . Sau phản ứng lọc tách kết tủa A và dung dịch B . Cho 2 gam Mg vào dung dịch

B khi phản ứng kết thúc lọc tách kết tủa C và dung dịch D . Cho kết tủa C vào dung dịch HCl loãng dư

thì thấy khối lượng C giảm đi 1,844g. Thêm NaOH dư vào dung dịch D lọc kết tủa rồi nung đến khối

lượng không đổi thì thu được 0,3 gam chất rắn E .

  1. Viết Phương trình phản ứng xảy ra
  1. Tính khối lượng kết tủa A, C
  1. Tính % khối lượng các muối trong hỗn hợp đầu .

Câu 7: A, B là hai dung dịch HCl có nồng độ khác nhau . lấy V lit A tác dụng với AgNO3 dư tạo thành

35,875 gam kết tủa . Để trung hòa V’ lit dung dịch B cần 500ml dd NaOH 0,3M .

  1. Trộn V lit A với V’ lit B ta được 2 lit dd C (V+V’ \=2).Xác định CM của dd C.
  1. Lấy 100ml A và 100ml B cho tác dụng hết với Fe thì lượng H2 thoát ra ở hai dung dịch chênh lệch

nhau 0,448 lit (đktc) . xác định CM của các dd A, B .

Câu 8: Thể tích khí Clo cần phản ứng với kim loại M bằng 1,5 lần lượng khí sinh ra khi cho cùng lượng

kim loại đó tác dụng với HCl ở cùng điều kiện . Khối lượng muối Clorua sinh ra trong phản ứng Clo gấp

1,2886 lần lượng muối Clorua sinh ra trong phản ứng với HCl. Xac định M

Câu 9: Đốt 40,6 gam hợp kim gồm Al, Zn trong bình đựng khí Clo dư thu được 64,45 gam hỗn hợp rắn .

Cho hỗn hợp rắn này tan hết vào dung dịch HCl thì được V lit H2. Dẫn V lit H2 qua 80 gam CuO nung