Bản chụp giấy chứng minh nhân dân là gì năm 2024

Căn cước công dân (CCCD) là một trong những giấy tờ quan trọng của mỗi cá nhân. Và thay vì bản gốc, nhiều thủ tục hành chính yêu cầu CCCD công chứng. Vậy công chứng CCCD như thế nào?

1. Công chứng CCCD là gì?

CCCD công chứng hay chính là bản Căn cước công dân được chứng thực sao y bản chính. Đây là thủ tục mà cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào Căn cước công dân bản chính để thực hiện việc chứng thực bảo sao là đúng với bản chính.

Trong đó, bản sao là bản chụp hoặc đánh máy đầy đủ nội dung, chính xác về nội dung, hình thức với bản chính. Bản chính là giấy tờ, văn bản được cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại hoặc do cá nhân tự lập nhưng có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch trừ trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải sử dụng bản chính.

Căn cứ Điều 20 Luật Căn cước công dân năm 2014, CCCD có giá trị sử dụng nhằm chứng minh thông tin nhân thân có trên CCCD trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, bản công chứng Căn cước công dân được sử dụng trong các giao dịch, hợp đồng và được xuất trình, nộp để xác định thông tin của cá nhân.

Bản chụp giấy chứng minh nhân dân là gì năm 2024
CCCD công chứng theo trình tự, thủ tục thế nào? (Ảnh minh hoạ)

2. Thủ tục công chứng CCCD mới nhất

Để có CCCD công chứng hay chính là chứng thực bản sao từ bản chính CCCD, người có yêu cầu cần thực hiện theo thủ tục nêu tại Điều 20 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

2.1 Công chứng CCCD cần những gì?

Để chứng thực CCCD, người yêu cầu chỉ cần mang theo bản chính Căn cước công dân. Dựa vào bản chính này, người có thẩm quyền sẽ đối chiếu, dựa vào bản chính này để thực hiện chứng thực bản sao CCCD từ bản chính này.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không có phương tiện để chụp, in, photo... thì người yêu cầu chứng thực có thể phải chuẩn bị thêm bản sao Căn cước công dân từ bản chính.

2.2 Công chứng Căn cước công dân ở đâu?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 23 năm 2015, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện chứng thực CCCD là:

- Phòng Tư pháp cấp huyện với người có thẩm quyền thực hiện là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã với người có thẩm quyền thực hiện là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

- Cơ quan đại diện (Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài) với người có thẩm quyền thực hiện là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự.

- Tổ chức hành nghề công chứng (Văn phòng công chứng, Phòng công chứng) với người có thẩm quyền thực hiện là công chứng viên.

2.3 Công chứng CCCD mất thời gian bao lâu?

Thời hạn thực hiện công chứng CCCD là ngay trong ngày mà cơ quan, tổ chức đã tiếp nhận CCCD bản chính hoặc sẽ là ngày làm việc tiếp theo nếu người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ sau 15 giờ.

Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian chứng thực CCCD thường là ngay sau khi nhận đủ hồ sơ bởi công việc chứng thực chỉ gồm các bước:

- Photo, in, sao, chụp bản sao từ bản chính (nếu có).

- Kiểm tra, đối chiếu bản chính với bản sao và ký tên, đóng dấu vào bản sao.

- Người yêu cầu nộp phí chứng thực và nhận bản sao từ bản chính đã được chứng thực và bản chính Căn cước công dân.

2.4 Chi phí phải nộp khi công chứng CCCD

Phí chứng thực Căn cước công dân là 2.000 đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì thu 1.000 đồng/trang theo quy định tại mức thu phí chứng thực trong Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC.

Bạn chụp, bản sao là hai khai niệm thường xuyên bị nhầm lẫn và có khi được mọi người sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt cũng như đưa ra khái niệm chính xác cho khái niệm này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Bản chụp là gì?

Bản chụp là gì?

Hiện nay, trên thực tế quy định của Pháp luật chưa có khái niệm cụ thể về bản chụp là gì. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 2 – Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, quy định về bản sao có nhắc tới bản chụp, cụ thể:

“ 1. Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

2. Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.”

Do đo, có thể hiểu là bản sao có nội dung đầy đủ chính xác như bản gốc. Còn bản chụp có thể được hiểu là bản thu được từ việc chụp bản gốc các loại giấy tờ bằng các thiết bị có chức năng chụp như điện thoại, máy ảnh,… và có thể được in ra để thuận tiện cho một số mục đích sử dụng.

Bản chụp giấy chứng minh nhân dân là gì năm 2024

Phân biệt giữa bản chụp và bản sao

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ phân biệt bản chụp và bản sao dựa trên 02 tiêu chí, cụ thể:

Thứ nhất: Hình thức

– Bản chụp: Có thể được in ra trên giấy hoặc lưu lại trong thiết bị chụp.

– Bản sao: Phải được in ra trên giấy dựa trên bản chụp, nội dung đầy đủ, có sự chính xác, được công chứng chứng thực ở cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai: Giá trị pháp lý

– Bản chụp:

Không có giá trị pháp lý đối với cơ quan Nhà nước. Nhưng để tiện cho việc giao dịch, bản chụp này cũng được sử dụng trong những trường hợp cần đến bản gốc.

– Bản sao:

+ Có tính pháp lý đối với cơ quan Nhà nước, được quy định cụ thể tại Điều 3 – Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, cụ thể: “Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực.”

+ Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

+ Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

+ Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

+ Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

Cầm bản chụp đi chứng thực bản sao được không?

Đây có lẽ là câu hỏi thường gặp nhất trong tình hình thực tế. Căn cứ quy định tại Điều 18 – Nghị định số 23/2015/ND-CP, quy định về giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính, cụ thể:

– Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

– Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

Bên cạnh đó, quy định tại khoản 1 – Điều 20 – Nghị định trên, yêu cầu:

– Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Do đó, đối với câu hỏi trên, cầm bản chụp đi chứng thực bản sao có được không? Chúng tôi xin phép trả lời là không. Quý bạn đọc phải mang theo bản chính làm cơ sở để chứng thực bản sao.

Cấp bản sao văn bằng bị mất

Hiện nay, tình trạng mất Bằng Đại học và muốn xin cấp alji bản sao rất phổ biến. Vậy quy trình cấp lại bản sao đối với băn bằng chứng trị được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 – Điều 2 – Thông tư số 19/2015/TT-BGDDT, về nguyên tắc cấp văn bằng, chứng trị, cụ thể:

“Bản chính văn bằng, chúng chỉ được cấp một lần. Trường hợp văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học nhưng phát hiện bị viết sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ thì cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm cấp lại cho người học.”

Bản chất của bằng tốt nghiệp Đại học chỉ được cấp duy nhất một alanf nên khi làm mất bạn chỉ có thể xin cấp lại bản sao, trích lục bằng tốt nghiệp:

– Thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ thuộc về cơ quan, cơ sở giáo dục đang quản lý sổ gốc cấp bằng, chứng chỉ có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc (tức là trường đại học mà quý bạn đọc đã theo học).

– Thời hạn nhận được bản sao văn bằng:

Trong ngày cơ quan, cơ sở tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo nếu tiếp nận yêu cầu sau 15 giờ. Trường hợp yêu cầu cấp bản sao được gửi qua đường bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, cơ sở giao dục nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện.

– Trình tự thực hiện:

+ Gửi đơn yêu cầu cấp bản sao đến Cơ quan quản lý Sổ gốc văn bằng chứng chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân (Căn cước nhân dân/chứng minh thư nhân dân). Trường hợp gửi qua đường bưu điện phải gửi bản chính hoặc bản sao công chứng. Không hạn chế số lượng bản sao yêu cầu cấp lại.

+ Cơ sở giáo dục đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ sẽ căn cứu vào sổ gốc để cấp lại bản sao cho người có yêu cầu. Nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc.

Như vậy, Bản chụp là gì? Đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đa đi sâu vào giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến bản chụp.