Bao lâu thay má phanh là vừa

Má phanh [hay còn gọi là bố thắng] là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh ô tô. Má phanh có nhiệm vụ tiếp xúc với phần quay của phanh, tạo ra lực ma sát để giúp giảm tốc độ quay của bánh xe.

Vì sao cần thay má phanh ô tô?

Trong quá trình hoạt động, do má phanh phải chịu lực ma sát liên tục nên sẽ bị mòn theo thời gian. Vì thế, các nhà sản xuất ô tô luôn khuyến cáo cần kiểm tra và thay má phanh định kỳ. Tuy nhiên, nếu sử dụng phanh không đúng cách hoặc hệ thống phanh xảy ra lỗi không được khắc phục sớm cũng sẽ khiến má phanh nhanh mòn hơn bình thường.

Một số nguyên nhân thường gặp khiến má phanh oto nhanh xuống cấp hơn bình thường như:

Không vệ sinh và bảo dưỡng má phanh định kìNếu không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ, má phanh sẽ dễ nhanh mòn hơn bình thường do bị bám bụi bẩn.

Đĩa phanh bị biến dạng do va chạmKhi xe ô tô gặp va chạm, đĩa phanh có thể bị biến dạng. Nếu không sớm xử lý, má phanh ô tô sẽ nhanh bị mòn do khi bám đĩa phanh, đĩa phanh không xoay tròn đều.

Ắc suốt phanh bị gỉ sétNếu gioăng cao su bọc ngoài bị rách thủng, ắc suốt phanh thể gặp trục trặc, bị gỉ sét. Điều này khiến khi phanh, ắc suốt phanh không thể quay về vị trí đúng lúc piston tác động lực lớn làm ảnh hưởng đến má phanh.

Bàn đạp phanh ngắnĐây cũng là nguyên nhân có thể khiến má phanh ô tô nhanh mòn. Bởi bàn đạp phanh ngắn khiến phanh nhạy hơn, làm má phanh dễ bị ghì chặt vào đĩa phanh nên nhanh mòn.

Má phanh nở do bị lọt nướcMá phanh có thể nở ra nếu bị lọt nước vào bên trong.

Dầu phanh nhiễm nướcDầu phanh nhiễm nước có thể dẫn đến nhiều trục trặc cho hệ thống phanh nói chung và má phanh nói riêng. 

Khi nào cần thay má phanh ô tô?

Theo các nhà sản xuất ô tô khuyến cáo, chủ xe nên kiểm tra và thay má phanh định kỳ sau mỗi 50.000 – 80.000 km hoặc sau 2 năm sử dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp hệ thống phanh xe phải làm việc cường độ cao như xe thường xuyên di chuyển ở đường đông đúc, sử dụng phanh liên tục thì má phanh ô tô nhanh mòn hơn. Do đó thời gian thay sẽ sớm hơn. Hệ thống phanh xảy ra lỗi không được khắc phục sớm cũng có thể làm má phanh nhanh mòn.

Do đó rất khó để biết bao lâu phải thay má phanh ô tô. Bởi khi nào thay má phanh sẽ tuỳ vào điều kiện sử dụng, thói quen lái xe, chế độ bảo dưỡng phanh và tình trạng thực tế của má phanh. Để xác chính xác thời gian thay má phanh ô tô tốt nhất nên kiểm tra, xác định tình trạng má phanh.

Cách kiểm tra má phanh ô tô

Có nhiều cách kiểm tra độ mòn má phanh ô tô. Theo đó, có thể quan sát xem xe có các dấu hiệu má phanh ô tô mò không như:

Xe có tiếng kêu lạ khi phanh: Nếu phanh phát ra tiếng kêu lại mỗi khi đạp phanh thì nguyên nhân có thể do má phanh bị mòn. Thường những tiếng kêu này sẽ là tiếng kin kít hay ken két.

Xe bị lệch khi phanh: Khi đạp phanh, nếu thấy xe có xu hướng lệch về bên trái hoặc bên phải thì rất có thể má phanh ô tô đã mòm.

Vô lăng bị rung khi phanh: Khi đạp phanh nếu vô lăng có dấu hiệu bị rung thì khả năng cao má phanh đã bị mòn.

Xe phanh không ăn: Có nhiều nguyên nhân làm phanh ô tô đạp không ăn. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là má phanh bị mòn.

Đèn cảnh báo má phanh bật sáng: Các dòng xe ô tô hiện đại ngày nay đều có hệ thống cảm biến và đèn báo lỗi, trong đó có đèn cảnh báo má phanh. Khi má phanh của một trong các bánh xe bị mòn vượt quá chuẩn thì đèn cảnh báo sẽ bật sáng.

Phanh xe là một bộ phận thiết yếu trên ô tô thế nhưng chưa được mọi người đánh giá đúng tầm quan trọng của nó. Có những người chăm sóc xe cẩn thận, thường xuyên thay dầu máy, thay nước mát định kỳ nhưng lại quên mất kiểm tra phanh xe, má phanh dù đây là thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của xe.

Khi bạn đạp chân phanh, lực ép sẽ được truyền tới má phanh thông qua dầu phanh. Má phanh sẽ kẹp vào đĩa phanh tạo thành lực ma sát kìm cho xe dừng lại. Qua thời gian, má phanh và đĩa phanh sẽ bị mòn và cần thay thế. Thông thường, má phanh sẽ mòn nhanh hơn và phải thay thế thường xuyên hơn đĩa phanh. Tuy nhiên, đâu là thời điểm cần phải thay má phanh thì không phải ai cũng nắm rõ.

Má phanh mòn ảnh hướng lớn đến độ an toàn của xe. Ảnh: Deposiphotos

Thời hạn sử dụng má phanh

Trên thị trường hiện có bán má phanh của nhiều hãng sản xuất khác nhau, thế nhưng có thể chia làm 3 loại chính theo chất liệu sử dụng.

Thứ nhất là má phanh hữu cơ, đây là loại má phanh có bề mặt được cấu tạo bằng các sợi hữu cơ, phi kim. Dù đây là loại má phanh ít gây tiếng ồn nhất nhưng cũng là loại nhanh mòn nhất.

Thứ hai là má phanh bán kim loại. Đây là loại má phanh phổ biến nhất hiện nay. Bằng cách kết hợp giữa vật liệu hữu cơ và kim loại, loại má phanh bán kim loại có thể hoạt động được ở nhiệt độ cao.

Cuối cùng là má phanh gốm [ceramic], được cấu tạo từ sợi ceramic và sợi đồng trộn lẫn vào nhau. Phanh gốm là loại phanh tốt nhất, bền nhất nhưng cũng là loại phanh đắt nhất.

Thông thường, thời hạn sử dụng cho một cặp má phanh trung bình khoảng  50.000 dặm [8 vạn km]. Nếu chủ xe thường xuyên đi qua vùng địa hình nhiều đèo, dốc thì cần phải thay má phanh sớm hơn. Các nhà sản xuất xe hơi sẽ cung cấp thông tin về thời hạn sử dụng má phanh trong tài liệu kỹ thuật đi kèm theo xe hoặc công bố trên trang web của hãng. Còn thông tin về những cặp má phanh thay mới sau này sẽ được ghi trên vỏ hộp, bao bì sản phẩm.

Dấu hiệu của việc hư hỏng má phanh rất dễ nhận thấy. Thông thường là khi đạp chân phanh thấy phanh không có lực, hoặc có tiếng kêu rít chói tai nghĩa là má phanh đã quá mòn. Nếu gặp phải những dấu hiệu khác như bó phanh, phanh cứng hoặc mất bám thì nên đưa xe tới gara sửa chữa để kiểm tra rotor phanh, hệ thống dẫn dầu…

Khuyến cáo người sử dụng nên thường xuyên kiểm tra phanh định kỳ, thường xuyên, bởi đây là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp tới độ an toàn của xe. Đôi khi thời điểm phát hiện ra phanh xe bị hỏng, cần phải thay thì cũng đã là quá muộn.

Những thói quen tàn phá phanh xe

Phanh nóng đỏ khi xe đổ đèo. Ảnh: Behance

Nguyên nhân chính khiến cho phanh nhanh hỏng thường là thói quen lái xe ở tốc độ cao rồi đột ngột phanh gấp, giật cục. Ngoài chuyện nhanh mòn má phanh, việc lái xe ẩu dễ dẫn đến hiện tượng hỏng kẹp phanh [calip] hoặc tạo bọt khí trong ống dẫn dầu phanh.

Đối với những chiếc xe tải, việc chở quá tải trọng cũng là yếu tố làm giảm tuổi thọ của phanh, do trọng lượng của xe quá lớn sẽ cần một lực phanh vượt quá thiết kế ban đầu của nhà sản xuất.

Đáng chú ý, khi đi trên cung đường nhiều đèo dốc, việc rà phanh liên tục lúc đổ đèo sẽ làm nhiệt độ phanh tăng cao. Ở ngưỡng nhiệt 600-700 độ C, phanh sẽ hoàn toàn mất tác dụng [hiện tượng mất phanh], dễ dẫn đến các tai nạn thảm khốc.

Ở Việt Nam, đã có nhiều tai nạn thương tâm, gây thiệt hại lớn về người khi tài xế xe khách rà phanh đổ đèo.

Những con dốc lớn ở nước ngoài thường có biển cảnh báo dùng số thấp. Ảnh: Countribike

Để phòng tránh hiện tượng này, khi xuống dốc tài xế nên chuyển về mức số thấp để hãm tốc độ trôi của xe. Không tiếp tục đạp phanh khi phát hiện mùi khét phát ra từ phanh xe. Việc cố đạp phanh chỉ làm cho phanh tăng nhiệt dẫn đến mất tác dụng hoàn toàn.

Ngân Vũ [Theo The Drive]

 Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: . Xin cảm ơn!

Nếu không phải là người quá đam mê tốc độ, những mẫu xe sở hữu động cơ V6 được coi là lựa chọn khá phù hợp. Loại động cơ này được sử dụng nhiều trên nhiều mẫu xe hạng sang giá tiền tỷ ở Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề