Bảo lưu bảo hiểm xã hội ở đâu

Pháp luật không quy định cụ thể về thời hạn rút BHXH một lần sau khi đủ điều kiện hưởng

Bà Hồ Hằng đóng BHXH từ tháng 10/2019 đến hết tháng 3/2020, sau đó nghỉ việc, không đóng BHXH nữa. Bà Hằng hỏi, nay bà muốn nhận BHXH một lần có được không? Nếu được thì hồ sơ gồm những gì?

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội quy định về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động như sau: “Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần”.

Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định người lao động mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

“a] Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;

b] Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH;

c] Ra nước ngoài để định cư;

d] Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế”.

Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể về thời hạn rút BHXH một lần sau khi đủ điều kiện hưởng. Do đó, nếu bà đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nêu trên, bà có quyền lựa chọn rút BHXH một lần bất kể thời điểm nào căn cứ vào nhu cầu thực tế của bạn.

Tuy nhiên, việc nhận BHXH một lần sẽ đem đến nhiều thiệt thòi cho người lao động, vì lợi ích trước mắt mà người lao động sẽ bỏ lỡ cơ hội được hưởng lương hưu để trang trải cuộc sống, cũng như được hưởng chế độ BHYT để chăm sóc sức khỏe khi về già.

Theo tính toán của cơ quan BHXH, nếu cùng một thời gian đóng BHXH thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hằng tháng sẽ cao hơn nhiều khi hưởng BHXH một lần. Do đó, cơ quan BHXH khuyến khích người lao động nên bảo lưu thời gian tham gia BHXH thay vì nhận BHXH một lần.

Về hồ sơ hưởng BHXH một lần, Điều 109 Luật BHXH năm 2014 quy định hồ sơ hưởng BHXH một lần bao gồm: Bản chính Sổ BHXH và đơn đề nghị hưởng BHXH một lần.

Đề nghị bà căn cứ Điều 109 nêu trên để lập hồ sơ hưởng BHXH một lần theo quy định.

Chinhphu.vn


Sau khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu thì người lao động có thể lựa chọn bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc nhận BHXH một lần.

Riêng việc bảo lưu thời gian đóng BHXH, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng BHXH gồm:

- Nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH 01 lần [Điều 61];

- Người lao động dừng đóng BHXH tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa nhận BHXH 01 lần [Điều 78].

Trong đó để được bảo lưu, người lao động cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Thời gian đóng BHXH: Là thời gian tính từ khi người lao động bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Đặc biệt, nếu thời gian này không liên tục thì được cộng dồn và tính tổng thời gian đã đóng BHXH.

- Điều kiện hưởng lương hưu từ năm 2021: Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường: Nam đủ 60 tuổi 03 tháng; nữ đủ 55 tuổi 04 tháng, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng với nam và 04 tháng với nữ [theo Điều 219 Bộ luật Lao động 2019].

- Điều kiện hưởng BHXH 01 lần: Người lao động thuộc một trong các trường hợp như đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH, ra nước ngoài định cư, đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như HIV chuyển sang AIDS… theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH.

Như vậy, từ 2021, người lao động sau khi nghỉ việc thì được bảo lưu thời gian đóng BHXH nếu thuộc một trong hai trường hợp nêu trên như quy định hiện nay. Có chăng thay đổi chỉ là thay đổi về điều kiện hưởng lương hưu.

Xem thêm


Bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thế nào? [Ảnh minh họa]


Bảo lưu thời gian đóng BHXH có bị giảm lương không?

Như phân tích ở trên, trong trường hợp người lao động không muốn tiếp tục tham gia BHXH nữa nhưng vẫn muốn hưởng lương hưu thì có thể thực hiện bảo lưu thời gian tham gia BHXH và chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Theo đó tại Điều 59 Luật BHXH, thời điểm hưởng lương hưu của người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Đồng thời, thời gian đóng BHXH có thể không liên tục và sẽ được cộng dồn cho đến thời điểm hưởng lương hưu.

Do đó, việc bảo lưu thời gian tham gia BHXH không ảnh hưởng đến việc hưởng lương hưu cũng như không làm giảm tỷ lệ % lương hưu của người lao động.

Khi đến đủ tuổi nghỉ hưu, người lao động sẽ thực hiện theo các trình tự, thủ tục sau đây để hưởng lương hưu:

Bước 1: Trong vòng 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động nộp hồ sơ theo điểm 1.2.2 khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH cho cơ quan BHXH cấp tỉnh gồm:

- Sổ BHXH;

- Đơn đề nghị;

- Một số giấy tờ khác tùy vào từng đối tượng như: Người suy giảm khả năng lao động thì có biên bản giám định mức suy giảm, người đang chấp hành hình phạt từ ngày 01/01/2016 trở đi thì có thêm giấy ủy quyền…

Bước 2: Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH giải quyết hồ sơ và tổ chức chi trả lương hưu cho người lao động. Nếu không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là quy định về bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu. Để theo dõi thêm về chế độ bảo hiểm của người lao động, độc giả theo dõi thêm tại đây:

>> Cách nào để không đi làm vẫn được hưởng lương hưu?

Nghỉ việc có phải làm thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Tôi là nam, năm nay 32 tuổi, đã tham gia đóng bảo hiểm được 10 năm. Hiện nay, tôi đã nghỉ việc và đang giữ sổ bảo hiểm. Tôi muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để sau này hưởng lương hưu nhưng chưa đủ điều kiện kinh tế. Vài năm nữa tôi mới tham gia bảo hiểm lại có được không? Tôi có phải làm thủ tục gì với cơ quan bảo hiểm để bảo lưu thời gian 10 năm đã đóng bảo hiểm của tôi không?

Tôi muốn tham gia BHXH tự nguyện thì cần làm thủ tục như thế nào? Tôi muốn đóng tiền luôn cho 10 năm còn lại thì có được không? Trong thời gian đóng tự nguyện tôi có được hưởng các chế độ tương tự như khi đóng bắt buộc tại công ty hay không? Tôi cám ơn nhiều!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi nghỉ việc có phải làm thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề nghỉ việc có phải làm thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014  như sau:

“Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, khi người lao động chưa đáp ứng các điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước đó sẽ được bảo lưu.

Trong trường hợp này, bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 10 năm thì thời gian tham gia này của bạn sẽ được tự động bảo lưu mà không cần phải làm thủ tục bảo lưu.

Thứ hai, về thủ tục tham gia BHXH tự nguyện

Căn cứ quy định tại Điều 26 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH

1. Thành phần hồ sơ:

1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT [Mẫu TK1-TS].

1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH [đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH]: Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện [Mẫu D05-TS].

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Như vậy, bạn cần chuẩn bị Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT [Mẫu TK1-TS theo Quyết định 505/QĐ-BHXH] nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi bạn cư trú để tham gia BHXH tự nguyện. Bên cạnh đó, khi đi nộp hồ sơ bạn cần chuẩn bị thêm sổ BHXH ở công ty cũ cùng với chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu/ sổ tạm trú của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Tư vấn về đối tượng và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài 1900 6172

Thứ ba, về vấn đề đóng BHXH tự nguyện cho 10 năm còn thiếu

Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định:

“Điều 9. Phương thức đóng

Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

a] Đóng hằng tháng;

b] Đóng 03 tháng một lần;

c] Đóng 06 tháng một lần;

d] Đóng 12 tháng một lần;

đ] Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

e] Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm [120 tháng] thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu”.

Như vậy, chỉ có nam đã đủ 60 tuổi; nữ đã đủ 55 tuổi mới có thể đóng BHXH tự nguyện một lần cho 10 năm còn thiếu. Trong khi đó bạn hiện nay mới 32 tuổi nên chưa thể đóng luôn cho 10 năm còn thiếu như vậy. Bạn chỉ có thể lực chọn đóng hằng tháng; đóng 03 tháng một lần; đóng 06 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần; hoặc nhiều nhất bạn cũng chỉ có thể đóng cho 5 năm về sau.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất 2019

Thứ tư, về các chế độ khi tham gia BHXH tự nguyện

Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a] Ốm đau;

b] Thai sản;

c] Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d] Hưu trí;

đ] Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a] Hưu trí;

b] Tử tuất”.

Như vậy, khi bạn tham gia BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp thì sẽ được hưởng các chế độ bao gồm: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất. Còn khi tham gia BHXH tự nguyện bạn sẽ chỉ được hưởng 02 chế độ là hưu trí và tử tuất.

Trên đây là bài viết về vấn đề nghỉ việc có phải làm thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. 

Nếu còn vướng mắc về vấn đề nghỉ việc có phải làm thủ tục bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm xã hội 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Video liên quan

Chủ Đề