Bảo tàng tp hcm giá vé

0 video

288 ảnh

1 ảnh

13 ảnh

179 ảnh

0 ảnh

Sau thời gian ngừng phục vụ để phòng chống dịch Covid-19, từ giữa tháng 10, một số Bảo tàng của TP. Hồ Chí Minh đã bắt đầu hoạt động trở lại. Tại Bảo tàng. TP. Hồ Chí Minh, hưởng ứng “Chương trình kích cầu du lịch mừng Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2022” cũng như thu hút du khách đến tham quan, Bảo tàng đã quyết định giảm 30% giá vé cho tất cả các du khách đến hết ngày 15/01/2022.

Theo Bảng giá do Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh công bố, phí tham quan dành cho khách là 30.000 đồng/khách/lượt; giảm 50% các đối tượng là trẻ em [từ 6-16 tuổi], học sinh - sinh viên các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, người cao tuổi Việt Nam và người khuyết tật nặng. Trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí.

Nhiều đoàn khách đến Bảo tàng TP.HCM để học tập và khám phá 

Ngoài việc giảm giá vé dành cho khách tham quan, Bảo tàng còn khai thác dịch vụ trong giờ hành chính [tính theo lượt, một lượt không quá 4 giờ, không phân biệt máy chụp ảnh là máy cơ, máy điện từ, điện thoại…]. Cụ thể, có một số dịch vụ như: Chụp ảnh lưu niệm, chụp ảnh cưới; quay phim và chup ảnh cưới; chụp ảnh kỷ yếu, làm bài thực tập dành cho học sinh – sinh viên; chụp ảnh có yếu tố nghệ thuật;…

Trong đó, chụp ảnh lưu niệm là 20.000 đồng/máy [không trang bị, đầu tư trang phục, phụ kiện,…]; chụp ảnh cưới 500.000 đồng/máy [gồm cô dâu, chú rể và ê kíp phục vụ chụp ảnh tối đa 3 người; trang phục cưới tối đa 3 bộ, không nhằm mục đích quảng bá, quảng cáo]…

Có diện tích rộng tới 1.700m² và được thiết kế như một dinh thự với lối kiến trúc tân cổ điển của Pháp, Bảo tàng TP.HCM nằm trong TOP 11+ mà du khách rất thích đến tham quan và check-in bởi đây là nơi lưu giữ rất nhiều cổ vật, hiện vật, bằng chứng lịch sử... gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước.

Nhiều cổ vật, hiện vật, bằng chứng lịch sử... được trưng bày.

Bảo tàng được chia ra làm nhiều phòng và mỗi phòng đều có một chủ đề riêng, trong đó có 9 phần cố định: Phòng “Thiên nhiên – khảo cổ”; Phòng “Địa lý - hành chính Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh”; Phòng “Thương cảng, Thương mại - dịch vụ”; Phòng "Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp"; Phòng "Văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh"; Phòng “Đấu tranh cách mạng 1930 - 1954”; Phòng “Đấu tranh cách mạng 1954 - 1975”; Phòng "Kỷ vật kháng chiến" và Phòng "Tiền Việt Nam".

Phòng Thương cảng, Thương mại và Dịch vụ với mảng tường trang trí cách điệu hình chợ Bến Thành, biểu tượng của TP. Hồ Chí Minh

Đơn cử, Phòng "Văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh" giới thiệu phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật và giáo dục của Sài Gòn – TP.HCM. Phòng trưng bày mô tả đám cưới truyền thống của bốn nhóm dân tộc Việt, Chăm, Hoa và Khmer, tục ăn trầu, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, thờ Thổ Địa - thần Tài, sưu tập nhạc cụ, trang phục, đạo cụ và hình ảnh của một số vở cải lương nổi tiếng của sân khấu cải lương, nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc Khmer. Đặc biệt, phòng trưng bày còn giới thiệu các tư liệu về nền giáo dục ở Sài Gòn – nơi truyền bá chữ quốc ngữ và báo chí được xuất bản đầu tiên tại Việt Nam.

Cùng với nội dung trưng bày cố định, Bảo tàng thường xuyên tổ chức nhiều trưng bày chuyên đề, triển lãm lưu động, hoạt động giáo dục, sinh hoạt chuyên đề phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thanh niên tham quan Bảo tàng TPHCM trong khuôn khổ chương trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi

[Thanhuytphcm.vn] - Hưởng ứng “Chương trình kích cầu du lịch mừng Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2022”, Bảo tàng TPHCM giảm 30% giá vé cho tất cả khách tham quan từ ngày 1/1 đến 15/2/2022.

Mức giá dành cho khách tham quan khi chưa áp dụng chính sách giảm giá là 30.000 đồng/khách/lượt. Đối tượng là trẻ em [từ 6 - 16 tuổi], học sinh - sinh viên ở các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, người cao tuổi Việt Nam, người khuyết tật nặng được giảm 50% giá vé. Trẻ em dưới 6 tuổi miễn phí. Chính sách giá này thực hiện căn cứ theo Nghị quyết số 16/2017/NQ-HĐND ngày 7/12/2017 của HĐND TPHCM.

Ngoài mức vé dành cho khách tham quan, Bảo tàng TPHCM khai thác dịch vụ trong giờ hành chính [tính theo lượt, một lượt không quá 4 giờ, không phân biệt máy chụp ảnh là máy cơ, máy điện tử, điện thoại…] đối với một số dịch vụ như: chụp ảnh lưu niệm, chụp ảnh cưới; quay phim và chụp ảnh cưới; chụp ảnh kỷ yếu, làm bài thực tập dành cho học sinh - sinh viên; chụp ảnh có yếu tố nghệ thuật… Trong đó, chụp ảnh lưu niệm là 20.000 đồng/máy [không trang bị, đầu tư trang phục, phụ kiện…]; chụp ảnh cưới 500.000 đồng/máy [gồm cô dâu, chú rể và ê kíp phục vụ chụp ảnh tối đa 3 người; không nhằm mục đích quảng bá, quảng cáo]…

Bảo tàng TPHCM do kiến trúc sư người Pháp - Foulhoux vẽ kiểu và thiết kế, được xây dựng năm 1890 theo kiểu cổ điển - Phục Hưng: mặt tiền của tầng lầu mang đường nét Tây phương, nhưng phần mái lại mang dáng dấp Á Đông.

Học sinh tham quan Bảo tàng TPHCM. [Ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19]

Ngày 12/8/1978, UBND TP quyết định sử dụng tòa nhà này làm Bảo tàng Cách mạng TPHCM, đến ngày 13/12/1999 được đổi tên thành Bảo tàng TPHCM như hiện nay.

Hiện Bảo tàng TPHCM có 9 phần trưng bày cố định: Phòng “Thiên nhiên - khảo cổ”, Phòng“Địa lý - hành chính Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh”, Phòng“Thương cảng, Thương mại - dịch vụ”, Phòng “Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp”, Phòng “Văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh”, Phòng“Đấu tranh cách mạng 1930 - 1954”, Phòng “Đấu tranh cách mạng 1954 - 1975”, Phòng “Kỷ vật kháng chiến” và Phòng “Tiền Việt Nam”. Cùng với nội dung này, Bảo tàng thường xuyên tổ chức nhiều trưng bày chuyên đề, trưng bày ngoài trời, triển lãm lưu động, hoạt động giáo dục, sinh hoạt chuyên đề phát huy giá trị di sản văn hóa…

Anh Huy

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề