Bị viêm lợi bao lâu thì khỏi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác đã có kinh nghiệm 15 năm trong chẩn đoán & điều trị các bệnh lý Nhi khoa; từng có thời gian công tác tại khoa Nhi - Bệnh viện Đà Nẵng và Trung tâm Phụ Sản Nhi Đà Nẵng. Thế mạnh của bác là chẩn đoán và điều trị bệnh lý nhi; hồi sức, cấp cứu nhi.

Lợi [nướu] bị sưng đỏ, đau, dễ chảy máu và kèm hôi miệng là tình trạng báo hiệu bé đang bị viêm lợi. Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi là do vi khuẩn trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp ích cho cha mẹ trong điều trị và phòng tránh viêm lợi cho con.

Ai trong chúng ta cũng có thể mắc bệnh viêm lợi, tùy vào số lượng vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ viêm lợi càng nặng. Nếu người bệnh chủ quan, tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về uống thì bệnh sẽ không được chữa trị dứt điểm. Vì vậy khi bị viêm lợi, phụ thuộc vào mức độ bệnh mà bạn nên nhờ đến bác sĩ tư vấn để dùng thuốc có hiệu quả.

Đặc biệt ở trẻ nhỏ, việc chữa viêm lợi cho bé là rất quan trọng. Nếu bệnh viêm lợi không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ trở thành bệnh nha chu, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Để đạt hiệu quả trong việc điều trị viêm nướu, cần phải loại bỏ mảng bám răng và cao răng. Trong một số trường hợp viêm nướu nhẹ, có thể tự chữa trị cho bé tại nhà bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách như sử dụng bàn chải, nạo lưỡi, chỉ nha khoa, nước súc miệng. Đây là các biện pháp không tốn kém nhưng lại đem lại hiệu quả cao. Trong trường hợp bé bị chảy máu lợi nhiều, bệnh diễn tiến nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng các loại thuốc điều trị viêm lợi ở trẻ em.

Để đạt hiệu quả trong việc điều trị viêm nướu, cần phải loại bỏ mảng bám răng và cao răng

Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm lợi cho trẻ tại nhà bằng việc sử dụng nước súc miệng làm từ các nguyên liệu tự nhiên:

2.1 Dùng nước súc miệng bằng muối

Nước muối có thể giúp làm dịu chỗ viêm, giảm đau, giảm tình trạng nhiễm khuẩn, loại bỏ thức ăn thừa, cải thiện mùi hơi thở. Bạn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối 2 - 3 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, sử dụng nước muối quá thường xuyên hoặc ngậm nước muối quá lâu có thể làm men răng bị mòn do dung dịch muối có tính axit.

2.2 Dùng nước súc miệng bằng dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng làm trắng răng, giúp hơi thở thơm mát hơn, giảm đau đầu, căng thẳng và làm sạch xoang. Súc miệng bằng dầu dừa có chứa axit lauric giúp làm tăng khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng không nên để trẻ nuốt dầu dừa vì sau khi súc miệng, trong dầu dừa có chứa các độc tố và vi khuẩn từ miệng di chuyển vào.

2.3 Dùng nước súc miệng bằng tinh dầu sả

Tinh dầu sả rất mạnh, vì vậy bạn nên pha loãng tinh dầu sả để đảm bảo an toàn và không gây thêm kích ứng cho lợi cho bé.

2.4 Dùng nước súc miệng bằng lô hội

Áp dụng cách này 2 - 3 lần mỗi ngày. Lưu ý, cha mẹ nên mua lô hội ở nơi bán có uy tín và làm theo những hướng dẫn ghi trên nhãn khi sử dụng. Trẻ bị dị ứng với lô hội không nên dùng loại nước súc miệng này.

Dùng nước súc miệng bằng lô hội 2 - 3 lần mỗi ngày để chữa viêm lợi

2.5 Dùng nước súc miệng bằng tinh dầu tràm trà

Bạn có thể cho trẻ lặp lại cách này 2–3 lần mỗi ngày hay thêm 1 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng khi đánh răng. Tinh dầu tràm trà đặc có thể phản ứng dị ứng, gây phát ban hay nóng nhẹ. Nó cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm bổ sung và thảo mộc, vì vậy cha mẹ nên chú ý khi sử dụng loại tinh dầu này cho bé.

Ngoài ra nước súc miệng bằng gel nghệ, xô thơm, lá đinh hương, dầu Arimedadi, lá ổi cũng đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị viêm lợi

Nước súc miệng là biện pháp được ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị viêm nướu. Bên cạnh các loại nước súc miệng có thể tự làm ở nhà như đã kể ở trên, bạn có thể cho trẻ sử dụng dung dịch nước súc miệng chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorinedioxid... giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng.

Khi bệnh viêm nướu đã trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, bao gồm:

  • Nhóm thuốc kháng sinh [beta-lactam, macrolid...]: Có tác dụng diệt vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng, thường được sử dụng trong điều trị viêm nướu răng. Sự kết hợp của spiramycin [kháng sinh nhóm macrolid] với metronidazol [kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí], mang lại hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý răng miệng như bệnh viêm nướu răng, nha chu, sâu răng...;
  • Thuốc kháng viêm non-steroid [ibuprofen, diclophenac, meloxicam...]: Giúp làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau do viêm nướu răng;
  • Nhóm thuốc corticosteroid [prednisolon, dexamethason...]: Có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau nướu răng;
  • Các thuốc giảm đau thông thường [paracetamol, aspirin...]: Thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nướu. Không dùng aspirin cho các trường hợp mắc các bệnh ưa chảy máu, sốt xuất huyết.

Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm viêm nướu nhất, do đây là lứa tuổi hiếu động, thích ăn đồ ngọt, bánh kẹo, nhưng lại hay quên việc vệ sinh răng miệng. Các bậc phụ huynh nên chủ động quan tâm, nhắc nhở các em nhỏ có thói quen vệ sinh răng miệng để phòng tránh bệnh viêm nướu. Một số lưu ý giúp phòng tránh viêm lợi ở trẻ:

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng trước và sau khi đi ngủ, sau mỗi bữa ăn. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, bạn có thể dùng gạc quấn quanh ngón tay trỏ, chà răng và nướu của trẻ;

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng trước và sau khi đi ngủ, sau mỗi bữa ăn để phòng tránh viêm lợi

  • Khi hơi thở của trẻ có mùi hôi, miệng có mùi hôi khó chịu và có mủ giữa răng, nướu bạn nên kiểm tra bàn chải đánh răng của bé và đưa trẻ tới cơ sở y tế sớm nhất;
  • Cho trẻ đi khám răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần, lấy cao răng cho bé sau mỗi lần tới nha khoa để giúp phát hiện sớm bệnh viêm nướu ở trẻ.

Trong điều trị viêm lợi ở trẻ, không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc tùy tiện, không đúng loại và đúng liều lượng có thể khiến bệnh diễn tiến nặng hơn, gây hiện tượng nhờn thuốc, dẫn tới bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy khi các biện pháp điều trị viêm lợi tại nhà không hiệu quả hoặc khi trẻ có các biểu hiện nghiêm trọng, cha mẹ nên lập tức đưa trẻ đi khám bác sĩ để có các chỉ định điều trị đúng đắn và kịp thời.
Để bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, bạn cần theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám khi có biểu hiện bất thường.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phạm Thị Hiền - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Viêm lợi ở trẻ là bệnh phổ biến trong các bệnh về răng miệng. Trẻ bị viêm lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiểu rõ hơn về bệnh viêm lợi sẽ giúp cha mẹ chăm sóc và có những phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do những mảng bám trên răng. Các mảng bám này có chứa các vi khuẩn bám chắc vào thành răng, khi không được được vệ sinh sẽ sản sinh là độc tố gây kích ứng và làm hỏng nướu răng.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây viêm lợi ở trẻ như:

  • Viêm lợi do mọc răng
  • Đánh răng không đúng cách
  • Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khiến thức ăn thừa bám và tích tụ ở dưới chân răng và kẽ răng.
  • Trẻ bị nhiệt vì ăn nhiều đồ nóng.

Thường viêm lợi ở trẻ được chia làm hai giai đoạn:

Lợi bị sưng đỏ rất dễ bị chảy máu nhất là khi trẻ đánh răng; Nếu phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng cách ở giai đoạn đầu thì bệnh sẽ rất nhanh khỏi.

Viêm lợi ở trẻ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống

Giai đoạn lợi bị viêm. Khi thức ăn tích tụ vào khe răng và chân răng và không được vệ sinh hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng. Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, miệng có mùi hôi. Thức ăn rắt ở kẽ răng nếu không được lấy ra ngoài biến chứng gây viêm lợi còn gây biến chứng sâu răng, viêm tủy, viêm quanh cuống......

Những biến chứng viêm lợi ở trẻ bao gồm

  • Lợi của trẻ dễ bị chảy máu, miệng trẻ có mùi hôi lạ gây giảm đề kháng và thiếu vitamin C ở lợi.
  • Viêm lợi ở trẻ còn làm ảnh hưởng đến chất lượng men răng khiến răng thường có màu ngà và dễ gây ra sâu răng.

Khi trẻ có những triệu chứng của viêm lợi, cha mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ, nên điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các phương pháp điều trị viêm lợi ở trẻ bao gồm:

  • Loại bỏ mảng bám và cao răng

Bạn có thể đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để khám và lấy cao răng, thường thì sau khi làm sạch, các nha sĩ sẽ hướng dẫn trẻ cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh hằng ngày tránh những mảng bám ở chân răng.

Loại bỏ mảng bám và cao răng một trong những cách điều trị viêm lợi ở trẻ em

Nếu các triệu chứng viêm lợi ở trẻ trở nặng, bạn nên điều trị cho trẻ bằng thuốc kháng sinh, tuy nhiên phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể sử dụng thuốc súc miệng hoặc nước muối để vệ sinh răng miệng hằng ngày

  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tác dụng làm dịu, giảm tình trạng nhiễm khuẩn và loại bỏ các thức ăn thừa, bạn có thể tự pha chế nước muối và cho trẻ súc miệng 2 lần/ngày.

  • Súc miệng bằng tinh dầu sả

Việc súc miệng bằng tinh dầu sả còn giúp cải thiện mùi hôi miệng ở trẻ, tuy nhiên khi sử dụng tinh dầu sả để cho trẻ súc miệng bạn cần lưu ý cần phải pha loãng tránh gây kích ứng lợi.

Cách thực thực hiện:

  • Pha loãng 2 – 3 giọt tinh dầu sả với khoảng 225 ml nước.
  • Súc miệng bằng dung dịch trong vòng khoảng 30 giây.

Bạn có thể cho trẻ súc miệng theo cách trên 2 – 3 lần mỗi ngày.

Cho trẻ đánh răng ngày hai lần để phòng ngừa viêm lợi ở trẻ


Dưới đây là một số biện pháp đơn giản có thể giúp ngăn ngừa nguy bệnh viêm lợi ở trẻ:

  • Cho trẻ đánh răng ngày hai lần [sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ], mỗi lần ít nhất 5 phút.
  • Lấy thức ăn thừa ở kẽ răng cho trẻ
  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, thay 2 - 3 tháng /lần
  • Cho trẻ sử dụng kem đánh răng có chứa fluor và các chất tốt cho răng, lợi.
  • Hạn chế cho trẻ ăn vặt và những đồ ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Đưa trẻ đi để kiểm tra răng miệng thường xuyên, ít nhất 2 lần/năm.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa, răng miệng...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ, viêm lợi... Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Nếu như bạn cần được tư vấn về tình trạng của bé yêu cũng như tìm hiểu thêm về những kiến thức cơ bản chăm sóc sức khỏe cho bé, mời bạn đặt hẹn ngay trên website để đươc phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề