Biểu tượng cờ vua cao nhất thế giới bao nhiêu

A-na-tô-li Các-pốp được cha dạy chơi cờ vua từ khi 5 tuổi(1956). Sau đó, cậu bé A-n-a-tô-li được nhận vào Câu lạc bộ cờ vua của Nhà máy luyện kim Zla-tô-us-tốp-xki (Lê-nin-grát nay là Sanh Pe-téc-bua), khi mới 9 tuổi đã đạt chuẩn vận động viên cấp I và khi 11 tuổi thì đã được công nhận là Dự bị kiện tướng thể thao môn cờ vua cấp liên bang. Năm 1965, kỳ thủ Các-pốp trở thành kiện tướng thể thao Liên Xô khi mới 14 tuổi. Năm 1969, A-na-tô-li Các-pốp đoạt chức vô địch giải cờ vua trẻ thế giới và năm 1970, anh đoạt luôn chức Vô địch cờ vua Liên Xô.

Năm 1974, A-na-tô-li Các-pốp liên tục chiến thắng vượt qua các vòng tứ kết, bán kết để vào gặp đại kiện tướng Bô-bi Phi-sơ ở trận chung kết tranh chức vô địch giải cờ vua thế giới lần thứ 12 vào mùa xuân 1975. Nhưng Bô-bi Phi-sơ đã tuyên bố bỏ cuộc nên Liên đoàn cờ vua thế giới (FIDE) đã công nhận A-na-tô-li Các-pốp là nhà vô địch giải cờ vua thế giới lần thứ 12.

A-na-tô-li Các-pốp là người nắm giữ chức vô địch cờ vua thế giới lâu nhất – 16 năm liền. Đó là từ năm 1975 đến 1985 và sau đó là từ 1993 đến 1999. Ngoài ra, Các-pốp còn tham gia các giải trong nước và đoạt chức vô địch Liên Xô các năm 1976,1983 và 1988.

Hiện nay, A-na-tô-li Các-pốp đang được cử làm Đại sứ thiện chí của UNESCO và đại diện của Liên đoàn cờ vua quốc tế (FIDE) trong Uỷ ban Olimpic thế giới. Ông dành nhiều tâm sức để góp phần phát triển môn cờ vua trên khắp thế giới, đặc biệt là cờ vua cho lứa tuổi thiếu niên.

Tối nay, 23-5-2011, sinh nhật lần thứ 60 của Đại danh thủ cờ vua thế giới A-na-tô-li Các-pốp sẽ được tổ chức tại Đại sảnh Cung khánh tiết Sanh Pe-téc-bua./.

Alexander Grischuk, 37 tuổi người Nga, dành 72 phút để nghĩ một nước cờ trong khai cuộc, kỷ lục ở cờ vua đỉnh cao thế kỷ 21, tại giải Candidates hôm qua 21/4.

Vòng 10 giải cờ vua Candidates, nhằm chọn ra người thách đấu ngôi Vua cờ của Magnus Carlsen, Grischuk cầm quân đen gặp kỳ thủ Trung Quốc Vương Hạo. Grischuk chọn Phòng thủ Pháp, biến Steinitz. Sau khi Trắng đi 11.Qd2, Grischuk cho rằng đấy không phải nước cờ hay. Kỳ thủ Nga cho rằng Trắng thường đi 11.Qb3. nước Qd2 không nằm trong dự tính của Grischuk, anh cố gắng nhớ lại xem cần phải đi nước nào.

Biểu tượng cờ vua cao nhất thế giới bao nhiêu

Thế cờ sau 11.Qd2. Grischuk lo ngại Trắng tận dụng được ưu thế lớn ở trung tâm, tạo ra lợi thế về sau. Điều đó khiến anh mất tới 72 phút để đáp trả bằng 11...cxd4.

Thực tế nước 11...cxd4 lần đầu xuất hiện trong biến thể khai cuộc này, nhưng cũng là nước cờ máy tính đề xuất. Grischuk chiếm chút ưu thế, nhưng mất tới 72 phút. Sau nước này, anh chỉ còn 19 phút, trong khi Vương còn tới 85 phút.

Tổng giám đốc FIDE - ông Emil Sutovsky - cho rằng 72 phút là kỷ lục mà một kỳ thủ dành cho một nước cờ tại một giải hàng đầu thế kỷ 21. Ông còn viết thêm lên Twitter: "Nếu tôi nhớ không nhầm, Garry Kasparov cũng từng mất 72 phút cho một nước cờ ở ván 2, trận tranh chức vô địch thế giới với Anatoly Karpov năm 1987".

Grischuk và Vương tạo ra ván hấp dẫn bậc nhất, khi kỳ thủ Trung Quốc thí hậu, đổi lấy mã và tượng đen. Nhờ sự cơ động của tượng, mã và xe trắng, Vương vẫn cầm hoà sau 41 nước cờ.

Biểu tượng cờ vua cao nhất thế giới bao nhiêu

Grischuk ở tuổi 37, là kỳ thủ già nhất giải cờ vua Candidates 2020-2021. Ảnh: FIDE

Grischuk nổi tiếng với việc mất nhiều thời gian suy nghĩ nước cờ trong khai cuộc. Anh phân bổ thời gian thiếu hợp lý, dẫn tới việc thường bị cạn giờ ở phần sau ván đấu. Tại giai đoạn một của giải, Grischuk còn từng ngủ gật khi đang đấu đồng hương Ian Nepomniachtchi ở vòng hai.

Ở các ván, mỗi kỳ thủ được 100 phút suy nghĩ, cho 40 nước đầu tiên, thêm 50 phút cho 20 nước tiếp theo, và thêm 15 phút kể từ nước 61. Sau mỗi nước đi, các kỳ thủ còn được cộng thêm 30 giây.

Giải diễn ra vòng tròn hai lượt với tám kỳ thủ. Sau 10 vòng, Nepomniachtchi đang dẫn đầu với 6,5 điểm. Ba kỳ thủ đứng nhóm hai được 5,5 điểm là Fabiano Caruana, Maxime Vachier-Lagrave và Anish Giri.

Tuy vậy, anh phải chờ thêm 5 năm nữa - đã tính cả khoảng thời gian đại dịch COVID-19 làm ngưng đọng mọi hoạt động thể thao thế giới – để hoàn thành mục tiêu. Tính ra, Lê Quang Liêm mất tổng cộng 11 năm để cải thiện… 7 bậc trên bảng xếp hạng thế giới của FIDE.

Biểu tượng cờ vua cao nhất thế giới bao nhiêu

Lê Quang Liêm lần đầu góp mặt trong Top 15 thế giới

Chính vì thế, thực sự thú vị khi chỉ cần chưa đầy 1 năm để Lê Quang Liêm chạm tay đồng thời vào hai kỳ tích: Elo cao nhất từ trước tới nay 2.740 và thứ hạng 15, vị trí cao nhất sự nghiệp theo bảng xếp hạng FIDE…

Hai con số "trong mơ" đến với Liêm khi anh không dự bất cứ ván cờ tiêu chuẩn nào ở các giải chính thức kể từ tháng 7-2022 và vô cùng bận bịu trong vai trò quản lý với tư cách HLV trưởng đội cờ vua Đại học Webster - Mỹ đồng thời vẫn tham gia thi đấu thường xuyên với tư cách VĐV tại các giải quốc tế mời.

Biểu tượng cờ vua cao nhất thế giới bao nhiêu

Lê Quang Liêm trả lời phỏng vấn tạp chí cờ Europe Echecs

"Vua cờ" Magnus Carlsen từ chối tham dự trận đấu bảo vệ ngôi vị số 1 thế giới, nhiều hảo thủ phong độ thất thường, không ít người dậm chân tại chỗ suốt một thời gian dài… là những nguyên nhân chính dẫn đến sự xáo trộn mạnh mẽ trên bảng xếp hạng cờ vua thế giới của FIDE.

Được hưởng lợi từ các yếu tố khách quan, bản thân lại có đột phá mạnh mẽ ở thời điểm quan trọng nhất với việc bảo vệ thành công ngôi vô địch Biel Grandmaster (tăng thêm 11,8 Elo), Lê Quang Liêm "nhảy vọt" đến 5 bậc, vươn lên vị trí 15 thế giới.

Biểu tượng cờ vua cao nhất thế giới bao nhiêu

Lê Quang Liêm lần thứ nhì vô địch Biel Grandmaster

Bảng xếp hạng FIDE tháng 8-2023 ghi nhận Lê Quang Liêm sở hữu Elo 2.740 và vị trí 15 trên tổng số hàng nghìn kỳ thủ được FIDE xếp hạng.

Nguyễn Ngọc Trường Sơn cũng tham dự giải Biel Master 2023 để được FIDE xếp hạng trở lại. Kỳ thủ quê Kiên Giang hiện sở hữu Elo 2.641, chỉ kém 3 Elo so với kỳ thủ hạng 100 thế giới Van Wely Loek (Hà Lan, 2.644).

Biểu tượng cờ vua cao nhất thế giới bao nhiêu

Nguyễn Ngọc Trường Sơn áp sát Top 100 thế giới

Bảng 100 nữ hay nhất thế giới, Phạm Lê Thảo Nguyên (2.370) xếp hạng 78, Võ Thị Kim Phụng (2.351) xếp hạng 95…

Bảng 100 nữ kỳ thủ trẻ, Bạch Ngọc Thùy Dương (2.228) xếp hạng 35. Tính theo bảng xếp hạng FIDE tháng 8-2023, tuyển nam Việt Nam xếp hạng 44 thế giới, tuyển nữ xếp hạng 20 và cờ vua Việt Nam tính chung được xếp hạng 26…

Ai giỏi cờ vua nhất?

Sven Magnus Qen Carlsen (tiếng Na Uy: Sven Magnus Øen Carlsen, IPA: [svɛn ˈmɑ̀ŋnʉs øːn ˈkɑːɭsn̩]) sinh ngày 30 tháng 11 năm 1990) là một đại kiện tướng cờ vua người Na Uy, nguyên là nhà vô địch cờ vua thế giới, là đương kim vô địch cờ vua nhanh thế giới và đương kim vô địch cờ vua chớp thế giới.

Ai là người chơi cờ vua giỏi nhất Việt Nam?

đại kiện tướng cờ vua người Việt Nam từng vô địch thế giới nội dung cờ chớp ở năm 2013. Lê Quang Liêm (sinh ngày 13 tháng 3 năm 1991 tại Thành phố Hồ Chí Minh) là một đại kiện tướng cờ vua người Việt Nam. Anh là kỳ thủ số 1 Việt Nam và là một trong những kỳ thủ nam hàng đầu châu Á.

Ai có Elo cờ vua cao nhất?

Trong lịch sử của FIDE, tính đến tháng 10 năm 2015, đã có 100 kỳ thủ từng đạt được Elo trên 2700. Họ được đặt một danh hiệu không chính thức là "Siêu đại kiện tướng". Người giữ kỉ lục cao nhất về Elo từng đạt được là Magnus Carlsen (2882).

Thế giới có bao nhiêu đại kiện tướng cờ vua?

Lạm phát danh hiệu. Năm 1972, chỉ có 88 Đại kiện tướng trên toàn thế giới với 33 Đại kiện tướng đến từ Liên Xô. Tuy nhiên, hiện tại có đến hơn 1000 Đại kiện tướng trên bảng xếp hạng của FIDE. Nigel Short là kỳ thủ đứng thứ 3 trên thế giới vào năm 1989 với hệ số Elo 2650.