Bình luận điện ảnh mv và dc là gì

“Người con của dòng sông” là ca khúc nhạc sĩ Xuân Trí viết dành tặng riêng ca sĩ Bích Hồng từ lời ngỏ ý của nữ ca sĩ muốn thể hiện một bài hát mới mang âm hưởng dân gian về Hà Nội và sông Hồng.

Trong MV, ca sĩ Bích Hồng hóa thân vào nhân vật diễn viên tuồng.

Chia sẻ tại buổi ra mắt MV, ca sĩ Bích Hồng cho biết, đã rất xúc động vì nhiều năm nay mới thực hiện một sản phẩm âm nhạc tâm huyết. Ca khúc thể hiện đúng tình cảm của nữ ca sĩ với Hà Nội, đồng thời có giai điệu nhẹ nhàng, êm ái phù hợp với chất giọng dân gian ngọt ngào, đằm thắm của Bích Hồng.

MV “Người con của dòng sông” ca khúc do đạo diễn Trần Xuân Chung thực hiện, nung nấu và mất gần 3 năm mới hoàn thành để có những thước phim về Hà Nội đẹp đẽ, thơ mộng. Không chỉ minh họa cho bài hát, mà MV mang đến một câu chuyện, về cuộc đời của một cô gái theo nghề hát tuồng cùng gia đình, suốt nhiều năm tháng đi dọc sông Hồng biểu diễn phục vụ bà con khắp các làng quê Bắc Bộ. Chính vì thế, MV còn chuyên chở những nét văn hóa thú vị, đầy rung cảm về cuộc sống ven sông Hồng đầy hoài niệm, nhớ thương với nhiều người Hà Nội.

MV tái hiện hình ảnh đẹp về những gánh tuồng biểu diễn phục vụ người dân.

Không giấu được xúc động khi thưởng thức MV “Người con của dòng sông” của học trò, Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền bày tỏ: “Những giai điệu, lời ca, hình ảnh của MV gợi lại trong tôi một thời tuổi thơ, bởi tôi cũng xuất thân từ một gánh hát tuồng như vậy. Với tư cách một nghệ sĩ đã đi qua nhiều năm tháng biểu diễn, tôi thấy các nghệ sĩ trẻ ngày càng tiến bộ, trưởng thành và luôn tâm huyết sáng tạo để giữ gìn và làm giàu thêm cho dòng âm nhạc dân gian, truyền thống”.

Nhiều cảnh đẹp về sông Hồng và đời sống của người dân ven sông được thể hiện trong MV.

Ca sĩ Bích Hồng cho biết, MV này là sản phẩm âm nhạc đặc biệt để tri ân Hà Nội, mảnh đất cô đã gắn bó từ thơ bé đến khi trở thành một ca sĩ thành danh, một giảng viên thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Đồng thời, MV cũng ca ngợi những người chị, người mẹ đã một đời âm thầm như dòng sông, dùng tình yêu sâu nặng để bồi đắp cho thế hệ tương lai.

Sáng tác nhạc phim đòi hỏi người làm nhạc phải thật sự hiểu nội dung, bối cảnh phim để cảm nhận, suy ngẫm và thấu hiểu. Sự vang lên một cách hợp lý của âm nhạc ở những phân cảnh phim giúp các nhân vật thể hiện chiều sâu tâm lý rõ ràng, dẫn dắt cảm xúc người xem một cách tự nhiên, góp phần gia tăng ấn tượng, tình cảm của khán giả đối với bộ phim.

Sao cha không là ca khúc đã tạo nên “cơn sốt” trong bộ phim điện ảnh đang chiếu rạp mang tên “Bố già” của hai đạo diễn Trấn Thành - Vũ Ngọc Đãng. Với giai điệu nhẹ nhàng, ca từ tình cảm, giản dị đề cao tình cha con, bài hát được nhạc sĩ - ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh sáng tác và thể hiện đã chạm đến trái tim của phần lớn khán giả. MV Sao cha không ngay sau 12 giờ ra mắt đã thu hút 1,2 triệu lượt xem trên YouTube, con số này tăng thành 2,8 triệu lượt xem sau 24 giờ. Đây là kỷ lục chưa từng có của ca khúc nhạc phim tại Việt Nam. Cùng với yếu tố kịch bản và diễn xuất, âm nhạc trong phim đã góp phần làm nên cơn “bão” phòng vé cho “Bố già”. Phim chiếu rạp gần đây “Gái già lắm chiêu 5: Những cuộc đời vương giả” cũng gây chú ý với ca khúc Đóa bạch trà do Bùi Lan Hương sáng tác và thể hiện. Trước đó phải kể tới hàng loạt ca khúc bước ra từ phim điện ảnh đã có đời sống riêng như: Có chàng trai viết lên cây [phim Mắt biếc], Ngày chưa giông bão [phim Người bất tử], Chạy [phim Ròm], Cô gái ngày hôm qua [phim Cô gái đến từ hôm qua], Nếu được gặp lại nhau [phim Trái tim quái vật], Sự thật vỡ đôi [phim Tiệc trăng máu], Em là bà nội của anh trong bộ phim cùng tên…

Nói về mức độ “chịu chơi” trong đầu tư nhạc phim, phải nói tới Victor Vũ. Phim Mắt biếc do anh đạo diễn là dự án điện ảnh đầu tiên của Việt Nam có phần nhạc nền được xử lý và thu âm bởi Dàn nhạc giao hưởng Bun-ga-ri với 20 nhạc công châu Âu. Victor Vũ khẳng định đây là quyết định tốn kém nhưng sáng suốt và cần thiết để tạo hiệu quả cảm xúc cho khán giả. Ở lĩnh vực phim truyền hình, nhiều ca khúc chủ đề cũng đã thể hiện được vai trò là nơi bắt đầu cho tình yêu của khán giả dành cho phim. Gần đây cần kể tới các ca khúc như: Cảm ơn con nhé [phim Về nhà đi con], Lặng yên [phim Lặng yên dưới vực sâu], Cứ thế [phim Tuổi thanh xuân], Hạnh phúc mong manh [phim Sống chung với mẹ chồng], Đi tìm tình yêu [phim Gạo nếp gạo tẻ], Vệt nắng nhạt nhòa [phim Hoa hồng trên ngực trái]…

Thời gian qua, không ít bộ phim lựa chọn chiến lược tung ra MV ca khúc nhạc phim trước để tạo không khí chờ đợi, tăng mức độ nhận diện của khán giả về phim sắp công chiếu. Một số MV còn sử dụng diễn xuất minh họa của các diễn viên trong phim cho nên càng tăng giá trị quảng bá. Không dừng lại ở việc tạo hiệu ứng cảm xúc cho người xem, nhạc phim còn là thành tố quan trọng giúp gia tăng doanh thu cho phim. Bên cạnh đó, nhạc phim hay còn góp phần làm nên tên tuổi của nhiều nhạc sĩ. Tiêu biểu phải nói tới nhạc sĩ Trọng Đài, người được đông đảo công chúng biết đến với gia tài hơn 40 ca khúc viết cho phim. Hay với NSƯT Tiến Minh, diễn viên Nhà hát Kịch Hà Nội, công chúng cũng biết đến anh nhiều hơn trong vai trò là tác giả của những bản “hit” nổi tiếng trong các phim Đi qua bóng tối, Vệt nắng cuối trời, Con đường hạnh phúc… Các nhạc sĩ trẻ như Phan Mạnh Quỳnh, Nguyễn Hồng Thuận, Dương Khắc Linh, Only C… là những gương mặt đang được nhiều nhà sản xuất phim “chọn mặt gửi vàng”.

Trên thực tế, vượt ra khỏi khuôn khổ của một bộ phim, nhiều ca khúc đã trở thành những tác phẩm âm nhạc có đời sống độc lập. Gần đây là ca khúc Có chàng trai viết lên cây được Phan Mạnh Quỳnh sáng tác cho phim Mắt biếc. Đây là ca khúc được cover [bản hát lại] hàng đầu tại thời điểm phim ra mắt, được phát hành MV riêng và đến nay đã thu hút hơn 70 triệu lượt xem trên YouTube. Nhiều ca khúc nhạc phim vẫn được công chúng yêu thích dù phim đã kết thúc từ lâu như: Chị tôi [phim Người Hà Nội], Cô Tấm ngày nay [phim Chuyện nhà Mộc], Mong ước kỷ niệm xưa [phim Xin hãy tin em], Lời ru cho con [phim Của để dành], Nơi tình yêu bắt đầu [phim Siêu thị tình yêu]… Những ca khúc nhạc phim chất lượng đã góp phần đáng kể làm sôi động và nâng tầm chất lượng cho đời sống âm nhạc Việt Nam đương đại.

Đầu tư một cách bài bản, chỉn chu và đánh giá đúng mức tầm quan trọng của nhạc phim đã tạo ra những sản phẩm âm nhạc chạm tới cảm xúc của số đông khán giả. Khi trận chiến phòng vé và sự cạnh tranh giành thị phần người xem càng lúc càng khốc liệt thì sự quan tâm kỹ lưỡng cho nhạc phim chính là sự đầu tư cần thiết và thông minh của những nhà làm phim.

Chủ Đề