Bộ xây dựng đã có công văn 87 bxd-qln

Ngày 23/9, Bộ Xây dựng đã có công văn 87/BXD-QLN gửi Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh về việc xác định giá cho thuê nhà làm việc, sản xuất, kinh doanh.

Căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 8 và khoản 3, Điều 23 nêu tại Nghị định số 170/2003/NĐ- CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp Lệnh giá thì Bộ Tài chính là cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn xác định giá cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Về nguyên tắc xác định giá cho thuê nhà làm việc, sản xuất, kinh doanh, Bộ Xây dựng cho rằng giá cho thuê bao gồm cả giá nhà và giá đất được xác định như sau:

- Giá nhà được tính đủ các chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa đột xuất; chi phí quản lý; chi phí khấu hao dựa vào khung thời gian sử dụng tài sản (niên hạn sử dụng) theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính. Ngoài ra, cũng cần tính đến hệ số điều chỉnh về điều kiện giao thông, tầng cao nhà, mục đích sử dụng vào làm việc, sản xuất, kinh doanh và các điều kiện khác (nếu có);

- Về giá đất, dựa trên khung giá do ủy ban nhân dân thành phố ban hành có tính đến yếu tố sát giá thị trường và có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng thời điểm áp dụng.

Ngày 13/6/2008, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội có Công văn số 1049/XD-B61 đề nghị Bộ Xây dựng cho ý kiến đối với đề xuất liên quan đến thủ tục hồ sơ trong việc thực hiện hỗ trợ cải thiện nhà ở theo Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi lấy ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về vấn đề này (văn bản số 2947/LĐTBXH-KHKT ngày 21/8/2008), Bộ Xây dựng trả lời như sau:

Khoản 2 Điều 2 của Quyết định 117/2007/QĐ-TTg quy định một trong các điều kiện để người thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ cải thiện nhà ở là “...từ trước đến nay không ở nhà thuê thuộc sở hữu nhà nước hoặc có thuê nhưng đã trả lại cho Nhà nước...”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vì nhiều lý do khác nhau (như cơ quan công tác trước đây đã giải thể hoặc cơ quan mới sáp nhập không lưu giữ hồ sơ hoặc trường hợp người già yếu ở xa không về cơ quan cũ lấy xác nhận...) mà có một số trường hợp người thuộc diện được hưởng hỗ trợ không có giấy tờ xác nhận về điều kiện nêu trên.

Vì vậy, để tạo điều kiện giải quyết cho các trường hợp này, Bộ Xây dựng nhất trí với đề xuất đã nêu tại Công văn 1049/XD-B61 của Sở Xây dựng thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, cơ quan thụ lý hồ sơ cần xem xét để có kiểm tra, xác minh thêm về điều kiện nhà ở hoặc yêu cầu bổ sung xác nhận của chính quyền nơi cư trú hoặc xác nhận của người cùng cơ quan, đơn vị công tác trước đây, nhằm đảm bảo việc hỗ trợ theo đúng quy định của Quyết định 117/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đề nghị Sở Xây dựng thành phố Hà Nội báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố để thực hiện việc hỗ trợ theo đúng quy định./.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 48/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 06/10/2022. Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: (028) 7302 2286 Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM; Địa điểm Kinh Doanh: Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;

Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 2440/SXD-QHKT&PTĐT ngày 19/4/2022 của SXD Đà Nẵng đề nghị có ý kiến về việc dành quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:

1. Về việc dành quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại

Việc yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị phải dành 20% tổng diện tích đất ở của dự án để xây dựng nhà ở xã hội, đã được quy định từ Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Cụ thể như sau:

- Tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (có hiệu lực thi hành từ 10/01/2014) có quy định: “Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới, không phân biệt quy mô diện tích đất (bao gồm cả dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BT và hình thức BOT) tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội”.

- Tại khoản 2 Điều 16 Luật Nhà ở năm 2014 có quy định: “Tại các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3 thì chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ”.

- Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2015 và thay thế Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ) có quy định: “Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị, không phân biệt quy mô diện tích đất (bao gồm cả dự án đầu tư xây dựng theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội".

- Tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2021) có quy định: “Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2 ha trở lên tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc từ 5 ha trở lên tại các đô thị loại II và loại III phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội”.

2. Về phân loại đô thị

Tại Điều 11 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Phân loại đô thị có quy định về thẩm quyền quyết định phân loại đô thị như sau: “Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định công nhận đô thị loại III và loại IV. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận đô thị loại V”.

Tại khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quy định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho các đô thị loại đặc biệt và loại I là thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho các đô thị loại I là thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại II, loại III, loại IV và loại V.

Tại khoản 1 và 5 Điều 13 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quy định: Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị đối với đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III và loại IV; Sở Xây dựng tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị loại V; Người có thẩm quyền phân loại đô thị quy định tại Điều 11 của Nghị quyết này có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận loại đô thị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình, đề án phân loại đô thị và báo cáo thẩm định.

3. Ý kiến của Bộ Xây dựng

3.1. Pháp luật về đô thị quy định việc xác định loại đô thị là căn cứ theo Quyết định công nhận đô thị của Thủ tướng Chính phủ (đối với đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II) hoặc Bộ trưởng Bộ Xây dựng (đối với đô thị loại III và loại IV) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đô thị loại V).

Pháp luật về nhà ở chỉ quy định việc bắt buộc (kể từ thời điểm Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ có hiệu lực thi hành) dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị (viết tắt là Dự án) mà địa điểm thực hiện Dự án thuộc đô thị từ loại 3 trở lên (loại đô thị do cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị) mới phải dành 20% quỹ đất ở trong Dự án đó để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Nhà ở năm 2014; khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ.

Do đó, Bộ Xây dựng đề nghị Sở Xây dựng Đà Nẵng đối chiếu các quy định nêu trên, rà soát các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn thành phố (trong đó có huyện Hòa Vang) để thực hiện theo đúng quy định.

3.2. Theo văn bản số 2440/SXD-QHKT&PTĐT của Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng, Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2030 đã được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt tại Quyết định số 5944/QĐ- UBND ngày 05/12/2018, trong đó chưa xác định việc phân loại đô thị đối với địa bàn huyện Hòa Vang. Tuy nhiên, năm 2020, có 08/11 xã thuộc huyện Hòa Vang (các xã: Hòa Phước; Hòa Phong; Hòa Châu; Hòa Tiến; Hòa Liên; Hòa Khương; Hòa Sơn; Hòa Nhơn) đã được UBND thành phố Đà Nẵng quyết định công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V (tại các Quyết định: số 1060/QĐ-UBND ngày 26/3/2020; số 1061/QĐ-UBND ngày 26/3/2020; số 1062/QĐ-UBND ngày 26/3/2020; số 1063/QĐ-UBND ngày 26/3/2020; số 1064/QĐ-UBND ngày 26/3/2020; số 3706/QĐ-UBND ngày 05/10/2020; số 3707/QĐ-UBND ngày 05/10/2020; số 3708/QĐ-UBND ngày 05/10/2020).

Để đảm bảo nguyên tắc phân loại đô thị quy định tại Điều 2, Điều 8 của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, Bộ Xây dựng đề nghị Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức rà soát và chịu trách nhiệm việc xét công nhận đô thị loại V đối với 08 xã nêu trên, đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, phân loại đô thị; phù hợp với các định hướng quy hoạch, chương trình phát triển đô thị toàn thành phố đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước năm 2020.

Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng trả lời văn bản số 2440/SXD- QHKT&PTĐT ngày 19/4/2022 của Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng, đề nghị Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng nghiên cứu, thực hiện./.