Ca bệnh 243 là ai

[Thanhuytphcm.vn] - Theo bản tin sáng ngày 8/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đã có thêm 2 ca mắc mới COVID-19, trong đó 1 người là hàng xóm và tiếp xúc gần với bệnh nhân 243 ở Mê Linh, Hà Nội.

Cụ thể là ca bệnh 250,bệnh nhân nữ, quốc tịch Việt Nam, 50 tuổi, trú tại Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội. Bệnh nhân là hàng xóm và có tiếp xúc gần bệnh nhân 243. Ngày 2/4 khởi phát bệnh và ngày 5/4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm. Ngày 7/4 xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được điều trị, cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Trường hợp thứ 2 là ca bệnh 251,bệnh nhân nam, quốc tịch Việt Nam, 64 tuổi, trú tại Bình Nghĩa, Bình Lục, Hà Nam. Từ ngày 20/3 đến nay, bệnh nhân điều trị tại Khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, con trai và con dâu từ Hà Nội về chăm. Ngày 6/4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm. Ngày 7/4, xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được điều trị, cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Hà Nam. Trường hợp này đang được tiếp tục điều tra nguồn lây.

S.Hải

Tin liên quan

Vì sao hàng xóm ca bệnh Covid-19 số 243 bị lây bệnh còn người thân thì không?

[NLĐO] - PGS-TS Trần Đắc Phu cho rằng đến thời điểm này chưa thể khẳng định trong 2 ca bệnh Covid-19 số 243 và số 250, ai là ca bệnh F0 ở khu vực này, và có thể cả hai bệnh nhân này đều nhiễm bệnh từ một nguồn lây bệnh khác mà hiện chưa tìm được nguồn lây.

  • CLIP: Cận cảnh phân loại, cách ly các trường hợp tiếp xúc 2 ca Covid-19 số 243 và 250

  • Ca bệnh Covid-19 số 243: Ủ bệnh tới 23 ngày hay mới nhiễm trong cộng đồng?

  • Thêm 2 ca mắc Covid-19 mới đều lây nhiễm trong cộng đồng, 1 ca chưa xác định được F0

  • KHẨN: Bộ Y tế thông báo tìm người tiếp xúc lịch trình dày đặc của bệnh nhân Covid-19 số 243

Liên quan đến ca bệnh Covid-19 số 243 là nam [47 tuổi, trú tại xã thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh, Hà Nội], sáng 8-4, ngành y tế đã xác định một ca bệnh khác [bệnh nhân số 250] là hàng xóm bệnh nhân này cùng trú trên địa bàn.

Khu vực phát hiện bệnh nhân Covid-19 số 243 được phong toả để lấy mẫu xét nghiệm - Ảnh: Ngô Nhung

Bệnh nhân 250 [là nữ, 50 tuổi, trú tại thôn Hạ Lôi] có tiếp xúc với bệnh nhân 243. Ngày 2-4, người phụ nữ này khởi phát bệnh. Ngày 5-4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm. Ngày 7-4, xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Dư luận đặt câu hỏi tại sao những người có thời gian tiếp xúc gần với bệnh nhân 243 như vợ, con sống trong cùng gia đình lại không mắc bệnh mà người hàng xóm lại mắc bệnh?

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng đến thời điểm này chưa thể khẳng định đâu là ca bệnh F0 ở khu vực này. "Có thể cả hai bệnh nhân nói trên đều nhiễm bệnh từ một nguồn lây bệnh khác mà chúng ta chưa tìm được nguồn lây. Bởi bản thân những người này cùng tham dự một đám cưới người trong làng nên chưa thể khẳng định điều gì và ai là người nhiễm bệnh cho ai? Còn trong trường hợp vì sao những người thân [vợ, con] bệnh nhân 243 không lây bệnh từ người đàn ông này mà người hàng xóm lại nhiễm bệnh thì có thể do cảm nhiễm và sức đề kháng của mỗi người khác nhau" - PGS Phu nói.

Theo PGS Trần Đắc Phu, đây không phải là trường hợp đầu tiên có tình trạng lây nhiễm như trên. Thực tế, ca bệnh 2 bố con người Trung Quốc [những ca bệnh Covid-19 đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam], trong đó người đàn ông Trung Quốc đã có hành trình cùng vợ, con trai di chuyển từ Hà Nội và Nha Trang, đến Long An, TP HCM nhưng chỉ có người con trai mắc bệnh còn vợ vẫn bình thường.

Ngoài ra, một nữ bệnh nhân Covid-19 ở Vĩnh Phúc cũng tiếp xúc với nhiều người nhưng không phải tất cả trong số này đều mắc bệnh, hay trường hợp cháu bé 3 tháng tuổi mắc Covid-19 được mẹ chăm sóc nhiều ngày nhưng kết quả xét nghiệm của người mẹ vẫn âm tính với SARS-CoV-2.

Trước đó, dư luận cũng đặt câu hỏi khi mà cháu bé 3 tháng tuổi [ở huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc] bị mắc Covid-19 do lây từ bà ngoại trong khi mẹ cháu bé ở cùng khu cách ly tại viện và hàng ngày vẫn tiếp xúc, chăm sóc bé nhưng lại không bị mắc bệnh từ con. Lý giải điều này, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới [Bệnh viện Nhi Trung ương], cho biết đường lây truyền của virus SARS-CoV-2 chủ yếu qua đường tiếp xúc, các dịch tiết bắn ra từ người bệnh.

Vì vậy, khi người mẹ chăm sóc cho bé [cháu bé 3 tháng tuổi nhiễm Covid-19] hàng ngày, được hướng dẫn phải đảm bảo nghiêm ngặt biện pháp phòng vệ là đeo khẩu trang đúng cách. Trong lúc chăm sóc cần tránh các giọt bắn của trẻ vào mắt, niêm mạc, đường hô hấp…, đồng thời thực hiện rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc.

Tương tự, với nhân viên y tế - những người chăm sóc, điều trị trực tiếp cho bệnh nhân - cũng áp dụng đúng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm như vậy.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng cho rằng có thể do cảm nhiễm của mỗi người, những người có sức đề kháng tốt, virus không thể xâm nhập và gây bệnh.

PGS Trần Đắc Phu cũng cho rằng dư luận đừng nên quá để ý đến đời tư của người mắc bệnh. Việc làm này có thể khiến bệnh nhân mặc cảm, ngại khai báo, ảnh hưởng đến việc điều tra dịch tễ. Trong lúc này, việc khai báo y tế rất quan trọng để phục vụ phòng chống dịch Covid-19.

N.Dung

Chi tiết Tin trong ngành Được viết: 08 Tháng 4 2020 Lượt xem: 16870

Trưa ngày 8/4, trao đổi bên lề cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng [Bộ Y tế] cho biết, hiện một số trường hợp chưa xác định được nguồn lây. Điều này cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng.

Ông đánh giá thế nào về việc xác định nguồn lây hiện nay trong cộng đồng?

Tất nhiên những người dịch tễ chúng tôi có những điều tra thêm để có kết quả chính xác vì thời gian qua có thông tin một số bệnh nhân có liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai nói rằng lây từ Bạch Mai. Tôi lấy ví dụ trường hợp bệnh nhân 243 vào Bệnh viện Bạch Mai từ sớm, ngày thứ 4 lấy máu, ngày 5/4 xét nghiệm ra dương tính thể hiện là bệnh nhân đang mắc bệnh. Đồng thời chúng tôi cũng làm kháng thể để xem bệnh nhân này nhiễm lâu chưa hay mới nhiễm. Trong xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư làm không phát hiện ra kháng thể. Qua đây nghĩ rằng đây là trường hợp mới nhiễm. Trong quá trình điều tra dịch tễ bệnh nhân này tiếp xúc với nhiều người tại nhiều nơi, kể cả có những nơi nguy cơ cao như các bệnh viện khác nên không thể khẳng định bệnh nhân lây từ Bệnh viện Bạch Mai lâu rồi, mà nghĩ đến lây nhiễm trong cộng đồng.

PGS.TS Trần Đức Phu

Làm sao để tìm được nguồn lây trong cộng đồng, thưa ông?

Câu chuyện cứ đi tìm nguồn lây nhiễm rất khó, mà quan trọng hơn là tìm biện pháp dập dịch. Việc xét nghiệm phát hiện những trường hợp liên quan tại ổ dịch, cách ly những bệnh nhân và người tiếp xúc gần thậm chí khoanh vùng những vùng nguy cơ cao để dập dịch rất cần thiết. Có thể rất nhiều địa phương gặp tình huống như thế này cũng cần đặt vấn đề những người tiếp xúc, những người lây người bệnh để khoanh vùng dập dịch, rất quan trọng.

Ông có thể cho biết việc xét nghiệm khẳng định ca dương tính được thực hiện thế nào?

Hiện nay việc xét nghiệm kháng thể nhanh không có độ chính xác cao, làm phục vụ chủ yếu sàng lọc. Nhưng một số xét nghiệm có tính chất khẳng định như trường hợp bệnh nhân 243, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và các Viện Pasteur có khả năng làm được. Hiện nay chỉ những trường hợp nào cần thiết mới xét nghiệm để khẳng định nguồn lây còn chúng ta phải tập trung việc phát hiện những ca bệnh tiếp xúc gần, có liên quan và cách ly khoanh vùng dập dịch quan trọng hơn.

Theo ông, điều quan trọng cần làm hiện nay là gì?

Trước đây phần lớn nguồn lây là những ca bệnh nhập cảnh về chúng ta phát hiện được những trường hợp đầu tiên gây bệnh và tìm những người liên quan để khoanh vùng dập dịch. Nhưng hiện nay trong thời điểm có những trường hợp lây cộng đồng, những ca này rất khó phát hiện nguồn lây và tốn nhiều công sức nếu tập trung tìm. Vì thế hiện nay quan trọng là tìm những trường hợp liên quan đến ca dương tính để cách ly khoanh vùng dập dịch ở vùng đó được đặt lên hàng đầu.

Việc giãn cách xã hội đến thời điểm này có vai trò thế nào thưa chuyên gia?

Chính việc lây lan trong cộng đồng mà không biết ai là người đang nhiễm và cũng không biết đâu là nguồn bệnh, tất nhiên trong lúc này chưa nhiều nhưng không biết rất nguy hiểm. Việc giãn cách xã hội giúp người bệnh không tiếp xúc người lành và ngược lại. Như vậy sẽ không bị lây bệnh. Trong khoảng thời gian 14 ngày mầm bệnh trong đối tượng nhiễm bệnh không lan truyền nữa sẽ giải quyết được dập dịch. Việt Nam đã làm quyết liệt và làm sớm khi số ca bệnh trong cộng đồng chưa cao, nhưng phải làm quyết liệt, triệt để các nơi, chứ nơi làm, nơi lại thực hiện không tốt thì không hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề