Cà dầm tương mua ở đâu

Số lượng theo giá bán: 1 Quả

Đây là sản phẩm của người được coi là giữ đúng nguyên bản món cà dầm tương trong 6 gia đình làm nghề này ở huyện Phúc Thọ [Hà Nội].

Cà bát trắng được chọn làm có trọng lượng 3-6 lạng mỗi quả, không được quá chín hay quá già, và hái trong những ngày nắng đẹp để đảm bảo độ giòn. Sau khi ướp 20 ngày với muối, cà được ép hết nước rồi thả nguyên quả vào chum tương, một năm sau bắt đầu ăn được.

Cà được chọn ủ là giống cà bát trắng to bằng lòng bàn tay, chắc và đậm ruột, màu sáng.

"Ai cũng biết câu ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, nhưng hầu như chưa ai thực sự nhìn thấy món này. Mãi đến những năm gần đây, khi tôi mang sản phẩm này đến các hội chợ, nhiều người mới òa lên khi biết món này là có thật"
Cà dầm tương được sản xuất theo cách cổ truyền từ cả trăm năm trước, thường dùng làm quà cho khách quý.
cách chế biến khi ăn
Khi cà ăn được, chúng ta lấy ra rửa sạch tương cho bớt mặn và thái lát mỏng, thêm chút chanh hay dấm với chút đường, ớt hoặc tỏi trộn đều lên để độ 5 phút là có thể ăn được liền.

Cà dầm tương được ăn rất nhiều vào những ngày nắng nóng cùng với bát canh rau muống thì rất tuyệt vời.
#cadam #cadamtuong #càbát #cà #cabat #cangamtuong #catienvua

Thương hiệu SKU Country of origin d
No Brand
l1502005152
[]
1227

Số lượng theo giá bán: 1 Quả

Đây là sản phẩm của người được coi là giữ đúng nguyên bản món cà dầm tương trong 6 gia đình làm nghề này ở huyện Phúc Thọ [Hà Nội].

Cà bát trắng được chọn làm có trọng lượng 3-6 lạng mỗi quả, không được quá chín hay quá già, và hái trong những ngày nắng đẹp để đảm bảo độ giòn. Sau khi ướp 20 ngày với muối, cà được ép hết nước rồi thả nguyên quả vào chum tương, một năm sau bắt đầu ăn được.

Cà được chọn ủ là giống cà bát trắng to bằng lòng bàn tay, chắc và đậm ruột, màu sáng.

"Ai cũng biết câu ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, nhưng hầu như chưa ai thực sự nhìn thấy món này. Mãi đến những năm gần đây, khi tôi mang sản phẩm này đến các hội chợ, nhiều người mới òa lên khi biết món này là có thật"
Cà dầm tương được sản xuất theo cách cổ truyền từ cả trăm năm trước, thường dùng làm quà cho khách quý.
cách chế biến khi ăn
Khi cà ăn được, chúng ta lấy ra rửa sạch tương cho bớt mặn và thái lát mỏng, thêm chút chanh hay dấm với chút đường, ớt hoặc tỏi trộn đều lên để độ 5 phút là có thể ăn được liền.

Cà dầm tương được ăn rất nhiều vào những ngày nắng nóng cùng với bát canh rau muống thì rất tuyệt vời.
#cadam #cadamtuong #càbát #cà #cabat #cangamtuong #catienvua

Thương hiệu SKU Country of origin d
No Brand
l1502005152
[]
1227

Đặc sản cà dầm tương Tam Hiệp

Kể về nghề làm cà dầm tương, ông Đỗ Văn Trường, cụm 5, Hòa Thôn, xã Tam Hiệp, một trong những hộ làm cà dầm tương nổi tiếng nhất của địa phương không giấu nổi niềm tự hào bởi đây là một trong những sản phẩm nông sản dân dã nhưng chế biến vô cùng cầu kỳ, công phu và mất thời gian

Nghề lắm công phuTheo lời các bậc cao niên trong làng, thời xưa, cà dầm tương là sản phẩm truyền thống của làng chuyên để tiến vua hoặc làm quà biếu.

Kể về nghề làm cà dầm tương, ông Đỗ Văn Trường, cụm 5, Hòa Thôn, xã Tam Hiệp, một trong những hộ làm cà dầm tương nổi tiếng nhất của địa phương không giấu nổi niềm tự hào bởi đây là một trong những sản phẩm nông sản dân dã nhưng chế biến vô cùng cầu kỳ, công phu và mất thời gian: Cà để dầm tương phải là cà loại một, quả to, tròn đều và hái trong những ngày nắng đẹp. Nếu hái khi trời vừa mưa hoặc cà lứa nhánh sẽ không ngon. Cà bát sau khi muối khoảng 20 ngày sẽ được ép kiệt nước bằng máy, rồi dùng que nhọn châm quanh trái, sau đó thả vào chum tương. Cứ thế, cà thấm dần những tinh túy, vị thơm ngon của tương gạo nếp rồi nở căng dần lên. Bình quân mỗi năm, gia đình ông Tiệp muối khoảng 1,5 – 2 tấn cà dầm tương, thu về trên 100 triệu đồng.


Để phát triển hơn nữa nghề muối cà dầm tương, nhiều hộ dân đề nghị được quan tâm hỗ trợ vốn và đặc biệt là xây dựng thương hiệu để bảo vệ sản phẩm trên thị trường.

Với nhiều người dân Tam Hiệp, cà dầm tương là một món ăn dân dã nhưng không hề bình dân, bởi giá bán bình quân 50.000 – 60.000 đồng/quả. Cà muối sau khi được dầm tương đủ một năm sẽ căng tròn. Khi ăn, đem thái mỏng rửa qua với nước sôi, rồi trộn với dấm, tỏi, ớt, đường. Cà ăn có vị mặn đặc trưng nhưng càng nhai thì càng thấy vị ngọt thấm dần vào đầu lưỡi.
Kỳ vọng phát triển


Những năm gần đây, khi kinh tế phát triển, nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người dân ngày càng cao, người “sành ăn” bắt đầu chú ý tới cà dầm tương. Bởi vậy, nghề muối cà dầm tương ở Tam Hiệp có điều kiện phát triển trở lại. Theo thống kê của UBND xã Tam Hiệp, hiện toàn xã có gần 10 hộ làm nghề muối cà dầm tương với mức thu nhập khá. Sản phẩm cà dầm tương Tam Hiệp đã có mặt ở một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác. Thậm chí, món ăn dân dã này còn theo cả những chuyến bay đi tới các nước xa xôi như Séc, Nga, Pháp…Hiện nay, cơ sở sản xuất cà dầm tương của ông Trường và các hộ dân khác nhận được khá nhiều đơn hàng nên có thời điểm không có hàng để bán. Bởi muối cà dầm tương sớm nhất cũng phải một năm mới được ăn, còn lại nếu để 2 – 3 năm thì chất lượng càng thơm ngon hơn và giá thành cũng đắt hơn. Nhận thấy tiềm năng phát triển của nghề, mới đây, Hội Nông dân huyện Phúc Thọ đã đứng ra hỗ trợ địa phương thành lập “Tổ hội nghề nghiệp làm cà dầm tương” do ông Trường làm Tổ trưởng với gần 20 hội viên. Trong đó, ông Tiệp trực tiếp đứng ra đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật làm nghề cho các thành viên khác.

Điều đáng mừng là Huyện ủy, UBND huyện Phúc Thọ cũng định hướng phát triển cà dầm tương trở thành một trong những sản phẩm du lịch của địa phương. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để nghề truyền thống này có bước phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Nói như ông Hoàng Văn Kha – Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp, cà dầm tương không chỉ là đặc sản mà còn góp phần đa dạng hóa ngành nghề, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Hiện, tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ chiếm khoảng 90% cơ cấu kinh tế của xã Tam Hiệp và thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/người/năm.

  • Ít ai biết rằng món "Canh rau muống, Cà dầm Tương" được nhắc trong câu thơ “Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau Muống, nhớ Cà Dầm Tương” là những sản vật của xứ Đoài.

  • Cà dầm Tương không còn xa lạ đối với nhiều người. Bởi lẽ món ăn này đã đi vào thơ ca, văn học với nhiều tác phẩm, câu ca, bài thơ,… thấm đượm hồn Việt.Tuy nhiên,  không phải ai cũng biết đến lịch sử của món ăn độc đáo, lạ miệng kể trên. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ ngày nay chưa có dịp được “nghe tận tai, chạm tận tay, nhìn tận mắt” sản vật này. Thật tiếc nếu như bạn chưa có dịp được biết tường tận về đặc sản xứ Đoài vừa nhắc tên. Vì thế tin rằng những kiến thức hay mà chia sẻ sau đây gợi mở không làm chúng ta lãng phí thời gian vô ích.

  • Món cà dầm tương là một món ăn dân giã, không chỉ ngon miệng mà còn khiến người thưởng thức nhớ đến hương vị làng quê Việt Nam.Ca dao ngàn đời xưa đã có câu:"Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương".Câu ca dao gần gũi, giản dị nhưng chất chứa trong đó cả một tinh hoa về ẩm thực, mộc mạc mà thấm đẫm nghĩa tình.


Video liên quan

Chủ Đề