Tại sao thường dùng cát để dập tắt đám cháy khi bom novel bom xăng của địch gây cháy

Napan [tiếng Anh: Napalm] là tên gọi của các loại chất lỏng dễ bắt cháy được sử dụng trong chiến tranh, thường là xăng được làm đông đặc. Thực ra, napan là chất làm đặc trong các loại chất lỏng này, loại chất mà khi trộn với xăng sẽ thu được một dạng keo cháy. Napan được phát triển vào năm 1942 ở một phòng thí nghiệm bí mật tại Đại học Harvard bởi một nhóm nghiên cứu do nhà hóa học Louis Fieser dẫn đầu.[1] Napan được sử dụng lần đầu tiên ở Chiến trường châu Âu trong chiến tranh thế giới lần thứ hai.

F-100 triển khai Napan trong một bài tập huấn luyện.

Một vụ nổ mô phỏng Napan trong không khí vào năm 2003. Bom sử dụng hỗn hợp của napan -B và dầu.

Cái tên Napalm là kết hợp của các thành phần ban đầu, các muối nhôm naphthenic và các axit palmitic. Các chất này được cho thêm vào chất dễ bắt cháy để làm cho nó thành dạng keo.[2]

Một trong những vấn đề chính trong các chất lỏng cháy trước đây [ví dụ như xăng] được sử dụng trong súng phun lửa là trong quá trình cháy chúng quá dễ dàng bị vung tóe và chảy đi hết, không có khả năng cháy lâu dài. Hoa Kỳ đã thấy rằng loại keo xăng làm tăng cả tầm bắn và hiệu quả cháy của súng phun lửa. Tuy nhiên, do nó sử dụng cao su tự nhiên nên khó sản xuất do giá thành và nhu cầu cao. Napan là chất thay thế rẻ hơn, giải quyết được vấn đề của các chất cháy dùng cao su, ồ.

Napan được sử dụng hiện nay là loại napan-B, có thành phần chính là benzen và polystyren. Napan được Hoa Kỳ và các nước đồng minh sử dụng trong súng phun lửa và trong một số loại bom cháy làm tăng hiệu quả của chất lỏng cháy. Nó là chất được thiết kế cho các mức độ cháy cụ thể và độ bám dính vào vật thể khi cháy. Napan được trộn với xăng theo các tỷ lệ nhất định để đạt được điều đó. Khi được dùng trong bom, napan nhanh chóng hút hết oxy trong không khí, đồng thời tạo ra một lượng lớn chất mônôxít cacbon [CO] gây ngạt thở. Bom napan đã được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam để phát quang các vùng đất trống cho máy bay trực thăng hạ cánh.

Tuy là một phát minh của thế kỷ 20, nhưng napan là một phần trong lịch sử dài của các vật liệu cháy dùng trong chiến tranh. Tuy nhiên, trong lịch sử, chất lỏng là thứ được sử dụng chủ yếu [xem Lửa Hy Lạp]. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, quân Đức đã lần đầu sử dụng súng phun lửa, một vũ khí bộ binh dùng chất đốt lỏng dễ bắt cháy. Các biến thể của loại vũ khí nhà đã nhanh chóng được phát triển bởi cả hai phe của cuộc chiến tranh.[2]

 

Một vụ nổ bom napan sau khi được thả.

Vào ngày 17 tháng 7 năm 1944, các phi công P-38 của Mỹ đã thả những quả bom cháy napan đầu tiên xuống kho chất đốt ở Coutances, Pháp [3]. Trong thế chiến thứ hai, lực lượng đồng minh đã dùng bom napan ném xuống các thành phố của Nhật Bản, sử dụng napan trong bom và súng phun lửa ở Đức và các hòn đảo bị Nhật Bản chiếm đóng. Trong cuộc Nội chiến Hy Lạp, quân đội Hy Lạp đã dùng napan chống lại du kích cộng sản. Nó còn được dùng bởi quân đội của Liên Hợp quốc tại Triều Tiên, bởi México trong cuộc chiến chống du kích cuối những năm 1960 tại Guerrero. Và Mỹ đã dùng napan trong Chiến tranh Việt Nam.

Gần đây, napan được sử dụng trong nhiều cuộc chiến tranh tại: Iran [1980–88], Israel [1967, 1982], Argentina [1982], Iraq [1980–88, 1991, 2003 -], Serbia [1994], Thổ Nhĩ Kỳ [1963, 1974, 1997].

Trong một số trường hợp, napan vô hiệu hóa và giết chết nạn nhân rất nhanh chóng. Đối với những người sống sót nhưng bị bỏng độ 3, phần da và mạch [vascular dermis] bị thương tổn không có các cơ quan tiếp nhận cảm giác đau. Tuy nhiên, các nạn nhân bị bỏng độ 2 do bị các giọt napan bắn phải sẽ phải chịu rất nhiều đau đớn.[2]

Philip Jones Griffiths đã miêu tả việc sử dụng nó trong chiến tranh Việt Nam như sau:

"Napan là vũ khí sát thương hiệu quả nhất. Nó được những người biện hộ cho các biện pháp quân sự của Mỹ gọi lái đi là thứ "chất đốt lỏng không quen thuộc". Họ tự động quy tất cả các trường hợp napan cho các tai nạn gia đình xảy ra do người dùng bếp dầu với xăng thay vì dầu hỏa. Đối với những người nông dân, dầu hỏa quá đắt đỏ, họ thường dùng than củi để nấu nướng. Thứ "chất đốt lỏng" duy nhất mà họ biết rất "không quen thuộc" – nó được máy bay Mỹ mang đến và đổ lên mái nhà của họ.Năm 1966, một phi công đã giải thích cho tôi về một số điểm đáng giá: "Chắc chắn chúng tôi rất hài lòng với mấy cậu ở Dow. Sản phẩm đầu tiên không hấp dẫn lắm – nếu bọn gook[4] nhanh tay nhanh chân, chúng có thể phủi nó đi. Nên mấy cậu bắt đầu cho thêm polystyrene – bây giờ thì nó dính như phân dính mền. Nhưng khi đó, nếu bọn gook nhảy xuống nước thì nó sẽ hết cháy, cho nên họ bắt đầu cho thêm Willie Peter [WP – white phosphorous - phosphor trắng] để làm nó cháy tốt hơn. Giờ thì nó cháy ngay cả ở dưới nước. Và chỉ một giọt là đủ, nó sẽ làm bỏng vào tận xương nên đằng nào thì chúng cũng chết vì nhiễm độc phosphor."[5]

Kim Phúc, một nạn nhân, một nhân chứng sống may mắn thoát chết trong bức tranh nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam, sau đợt đội bom napan đã nói "Napan là nỗi đau đớn khủng khiếp nhất mà ta có thể tưởng tượng được. Nước sôi ở 100 độ C. Napan tạo ra nhiệt độ lên tới 800 đến 1.200 độ."[6]

  1. ^ “Books in brief. Napalm: An American Biography Robert M. Neer Harvard University Press 352 pp”. Nature. 496 [7443]: 29. 2013. doi:10.1038/496029a.
  2. ^ a b c //www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/napalm.htm
  3. ^ //www.gruntonline.com/US_Forces/US_Artillery/arty13d.htm
  4. ^ Từ có ý cực kỳ miệt thị, được lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam dùng để chỉ người Việt Nam.
  5. ^ [1] Vietnam, Inc., Philip Jones Griffiths, 2001, pp. 210–211
  6. ^ Elizabeth Omara-Otunnu. University of Connecticut Advance. Napalm Survivor Tells of Healing After Vietnam War Lưu trữ 2020-09-25 tại Wayback Machine. November 8, 2004.

  • Chiến tranh Việt Nam

  Phương tiện liên quan tới Napalm tại Wikimedia Commons

  • Bom Napan được sử dụng

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Napan&oldid=67791199”

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Tại sao để dập tắt những đám cháy xăng dầu, người ta dùng cát hoặc chăn dạ trùm lên ngọn lửa?

Giúp mik với mai thi buổi cuối

Các câu hỏi tương tự

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Trắc nghiệm: Tại sao thường dùng cát để dập tắt dám cháy khi bom Na pan, bom xăng của địch gây cháy?

A. Nhanh chóng lấp đầy và kín khu vực cháy

B. Cát sẽ ngấm hết hỗn hợp chất cháy làm tắt đám cháy

C. Để ngăn nguồn ô xy cung cấp cho sự cháy

D. Cát vừa rẻ, vừa có khả năng phản ứng với mọi hỗn hợp cháy

Đáp án đúng C. Để ngăn nguồn ô xy cung cấp cho sự cháy

Tìm hiểu tại sao có thể dùng cát để chữa cháy cùng Top Tài Liệu nhé.

Thành phần chính của cát là silic điôxit [SiO2] có nhiệt độ nóng chảy lên đến khoảng 1.650oC và nhiệt độ sôi khoảng 2.230oC, do đó có khả năng hấp thụ nhiệt rất lớn.

Trong trường hợp có cháy, cát sẽ là một vật chữa cháy hữu hiệu.

Khi sử dụng cát trong các vụ hỏa hoạn xăng dầu, một mặt cát hấp thụ nhiệt làm hạ nhiệt độ của đám cháy, mặt khác giúp hình thành màn ngăn cách khí ôxy – chất duy trì sự cháy với đám cháy, góp phần làm cho lửa tắt.

Trong đám cháy xăng dầu, không được dùng nước dập lửa vì nếu dùng nước thì do tỉ trọng nhẹ hơn nước, xăng dầu nổi lên trên mặt nước khiến không làm tắt được lửa mà còn làm cho diện tích đám cháy càng lan rộng.

Do đó tại các trạm xăng, vật liệu thường được dùng để dập lửa trước hết là cát. Để dùng cát chữa cháy, cần chứa cát thành bể, hố trước các kho. Đồng thời, các trạm xăng cần bố trí nhiều xẻng, xô để có thể ứng phó nhanh nhất khi có sự cố cháy.

Ngoài ra, có thể dùng các bình bọt chữa cháy vì bọt nhẹ hơn xăng dầu nên sẽ nổi trên bề mặt chất cháy, đồng thời liên kết tạo thành màng ngăn ôxy tiếp xúc chất cháy.

Đặc biệt cũng lần lưu ý trong đám cháy điện, tuyệt đối không được dùng nước làm vật chữa cháy khi chưa tắt cầu dao điện. Nhiều khi trong giây phút hoảng loạn lúc đám cháy xảy ra, điều tưởng chừng như cơ bản này rất dễ bị quên đi.

Cát, [thùng đựng cát + xẻng xúc cát].

Cát có nhiệt độ nóng chảy từ 1.710 độ C đến 1.725 độ C, nhiệt độ sôi là 2.590 độ C nên có khả năng thu nhiệt lớn. Khi đưa cát vào đám cháy, một mặt cát hấp thụ nhiệt, làm hạ nhiệt độ của đám cháy, mặt khác cát phủ lên đám cháy tạo ra một màng ngăn cách ôxy với đám cháy làm cho lửa tắt [tác dụng làm ngạt]. Cát là chất chữa cháy dễ kiếm, rẻ tiền và sử dụng chữa cháy rất đơn giản.

Cát thường được dùng để chữa các đám cháy chất lỏng rất có hiệu quả. Cát còn có tác dụng bao vây, ngăn cách chất lỏng cháy không cho tràn ra xung quanh, gây cháy lan. Tại các cơ sở xăng dầu, các phòng thí nghiệm, các kho hoá chất… người ta thường dự trữ cát để chữa cháy.

Để phục vụ cho việc chữa cháy có hiệu quả, cát thường được bố trí trong các thùng, phuy, bể hoặc chứa trong các hố sâu trên mặt đất gần đối tượng cần bảo vệ. Để dập cháy, đưa cát vào đám cháy, tại nơi chứa cát còn phải bố trí xẻng xúc cát hoặc xô, thùng để múc cát đưa vào đám cháy. Xẻng, xô, thùng thường được sơn màu đỏ để chỉ dẫn dùng vào mục đích chữa cháy.

Thành phần chính của cát là silic điôxit [SiO2] có nhiệt độ nóng chảy lên đến khoảng 1.650oC và nhiệt độ sôi khoảng 2.230oC, do đó có khả năng hấp thụ nhiệt rất lớn.

Trong trường hợp có cháy, cát sẽ là một vật chữa cháy hữu hiệu.

a. Chăn chữa cháy:

Chăn dùng trong chữa cháy thường là loại làm bằng sợi cotton [thường là chăn chiên], dễ thấm nước, có kích thước thông thường là [2 x 1,5]m hoặc [2 x 1,6]m.

Khi phát hiện ra cháy cần nhúng chăn vào nước để nước thấm đều lên mặt chăn rồi chụp lên đám cháy để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài [tác dụng làm ngạt], không cho ôxy của môi trường vào vùng cháy. Sở dĩ phải nhúng chăn vào nước trước khi chữa cháy là để sợi bông nở ra làm tăng độ kín trên bề mặt chăn, hơn nữa khi chăn được thấm nước sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt độ của đám cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

Khi dập lửa, hai tay cầm chắc hai góc tấm chăn, giơ cao lên phía trước che mặt rồi nhanh chóng phủ kín đám cháy, đám cháy sẽ được dập tắt.

b. Dập lửa bằng bom

Bom dập lửa ASP-500

Người ta sử dụng bốn phương pháp chính để dập tắt các đám cháy là làm lạnh, cách ly, giảm nồng độ các chất phản ứng và ức chế hóa học phản ứng cháy. Để dập cháy, người ta sử dụng nhiều phương tiện khác nhau như các loại vải đặc biệt, súng phun nước, bình chữa cháy [lỏng, bọt, khí, bột]… cùng nhiều thiết bị phức tạp khác, như sử dụng sóng âm, sóng xung kích của vụ nổ… Liên Xô là quốc gia đầu tiên sử dụng một vụ nổ hạt nhân công suất 30 kt vào 12/1963 để dập tắt ngọn lửa khí đốt kéo dài tới ba năm tại giếng khí Urta-Bulak trên lãnh thổ của Kazakhstan.

Thử nghiệm dập lửa bằng ASP

Hiện nay, các nhà kỹ thuật đang muốn tạo ra một loại bom mới 250kg để dập các đám cháy rừng. Theo Tổng Giám đốc Kronstadt – một nhánh của tập đoàn nhà nước Rostec đang tham gia vào việc tạo ra các UAV [máy bay không người lái]. Người ta sẽ dùng UAV giám sát rừng. Ngay khi phát hiện nguồn phát lửa, UAV sẽ ngay lập tức thả bom được nhồi bằng một hợp chất chữa cháy đặc biệt. Một quả bom như vậy có thể bao phủ 500m2, và đối với đám lửa lớn hơn, sẽ dùng bom 500kg. Bằng cách đó, có thể loại bỏ một đám cháy rừng ngay từ lúc nó mới nhen nhóm.

Theo các chuyên gia, với việc xả nước thông thường từ máy bay, phần lớn chất lỏng không đến được ngọn lửa, bởi vì luồng không khí nóng và hiện tượng đối lưu, làm phân tán và bay hơi, chỉ một lượng nhỏ chất chữa cháy lọt được vào khu vực cháy. Còn quả bom không bị thổi bay bởi luồng không khí nóng, sẽ rơi xuống đất. Ngoài ra, một loại bột đặc biệt sẽ được bom phát tán ở tâm nổ để dập cháy.

Đồng thời, việc sử dụng UAV để phân tán hỗn hợp dập lửa trong quá trình chữa cháy rẻ hơn đáng kể so với các lựa chọn khác [pháo, tên lửa]; nếu bom được nạp bằng nước, hiệu quả đạt được cao hơn do lượng nước tối đa được tung đến đám lửa so với phương pháp xả nước từ máy bay truyền thống. Bom dập cháy Basalt không chỉ được sử dụng từ máy bay hoặc trực thăng, mà có thể được lắp đặt xung quanh một cơ sở dự phòng chiến lược quan trọng. Khi hỏa hoạn xảy ra, ASP-500 sẽ tự động phát nổ và dập cháy.

Video liên quan

Chủ Đề