Ca sĩ lý thế dân là ai?

Đường Thái Tông - Lý Thế Dân là vị Hoàng đế thứ hai trong lịch sử vương triều nhà Đường. Trong thời gian trị vì của mình, ông có công mở ra thời kỳ thịnh trị "Trinh Quán chi trị" của Đường triều, được hậu thế đánh giá là vị minh quân hiếm có trong lịch sử Trung Quốc.

Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau cuộc đời của vị minh quân ấy lại có những vết nhơ muốn chôn dấu. Cho tới ngày nay, việc Lý Thế Dân sửa quốc sử để xóa đi những vết đen trong đời mình vẫn là một trong những nghi án lớn gây nhiều tranh cãi.

1. Sát huynh đoạt vị

Trong số những người con của Lý Uyên, Lý Thế Dân thông minh và xuất sắc hơn cả. Ông từng lập được vô số công trạng từ khi giang sơn chưa về tay họ Lý. Vậy nhưng, do quy định "lập trưởng không lập thứ", người kế thừa ngai vàng của Đường Cao Tổ lại chỉ có thể là người con trưởng Lý Kiến Thành - anh ruột Lý Thế Dân.

Khi còn chưa lên ngôi, chính Lý Thế Dân là người đã hạ lệnh "thảm sát" Huyền Vũ môn, diệt trừ hậu họa. 

Để có được ngai vàng đồng thời tránh khỏi việc bị anh trai trừ khử, Lý Thế Dân đã "tiên hạ thủ vi cường", phát động cuộc chính biến ở Huyền Vũ môn, thanh trừng hai anh em ruột là Thái tử Lý Kiến Thành và Hoàng tử Lý Nguyên Cát vào năm 626.

Sau cuộc binh biến Huyền Vũ môn, Lý Uyên ban chiếu lập Lý Thế Dân làm Thái tử, hai tháng sau buộc phải nhường ngôi, lùi về làm Thái thượng hoàng.

2. Sát đệ đoạt thê

Sau khi “tắm máu” Huyền Vũ môn, Lý Thế Dân quy tội Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát vào tội làm phản, ra lệnh giết sạch gia đình để trừ hậu họa. Tuy nhiên, trong cuộc “thảm sát” ấy còn một người phụ nữ duy nhất sống sót. Đó chính là Dương Khuê My – vợ của Lý Nguyên Cát, em dâu Lý Thế Dân.

"Anh hùng khó qua ải mỹ nhân" Lý Thế Dân cũng không ngoại lệ.

Ít lâu sau khi Lý Thế Dân lên ngôi, Dương Khuê My được nạp vào hậu cung của Lý Thế Dân. Ngày nay, nhiều người vẫn cho rằng sự biến Huyền Vũ Môn thực chất là "mũi tên trúng hai đích" của Lý Thế Dân: vừa giết được anh trai để đoạt ngai vàng, lại vừa trừ khử em trai để có được mỹ nhân tài sắc.

3. Nghi án Lý Thế Dân “sửa sử viết lại”

Theo "Tư trị thông giám" cuốn 196 và 197, Đường Thái Tông - Lý Thế Dân nhiều lần yêu cầu xem và sửa quốc sử. Cho nên, các nhà nghiên cứu lịch sử hiện đại không khỏi đặt ra nghi vấn về tính trung thực của các tài liệu sử học được viết dưới thời gian này, đặc biệt là những đoạn sử có liên quan tới các "tỳ vết" trong cuộc đời nhà vua.

Chuyện thâm cung, lịch sử có đoạn còn ghi...

>> Có thể bạn quan tâm:
- Vị Hoàng đế si tình nhất lịch sử: Chui vào quan tài nằm chung với Hoàng hậu để rồi mất mạng
- Kinh tởm những ông vua d.âm loạn đến mức biến thái khó tin trong lịch sử
- Tìm hiểu cuộc sống của Hoàng đế thời xưa: Có tất cả, trừ tự do cho chính bản thân mình!

Về hành động bóp méo sự thật của Thái Tông Lý Thế Dân, sử gia Hồ Tam Tỉnh thời Nam Tống từng bình luận:

Khi quan chép sử ghi chép các sự kiện này ở thời Cao Tổ [chỉ Lý Uyên – cha của Lý Thế Dân], Thái Tông vì sợ đánh mất lòng người, ép họ phải ghi thành ‘phụng mệnh của Cao Tổ’ để che đậy các sai lầm của mình.

... Lý Thế Dân "nghi án" sửa đổi lịch sử.

Cho tới ngày nay, việc Đường Thái Tông - Lý Thế Dân có sửa đổi chính sử hay không vẫn còn là một "nghi án" đang chờ hậu thế làm sáng tỏ. Nhưng dù là minh quân hay hôn quân, thì Lý Thế Dân vẫn là người có công với đất nước, người đứng đầu thiên hạ, ảnh hưởng đến sự tồn vong một thuở. Không ai biết chắc những việc bê bối ấy có thật hay là thật sự “thuận theo ý trời”, lịch sử Trung Hoa hàng ngàn năm, chuyện to chuyện nhỏ đâu thế nào được hé lộ hoàn toàn cho hậu thế chê cười. 

Chuyện đầu tiên chính là biến Huyền Vũ Môn

Lý Thế Dân không hề để ý đến tình thân, tại Huyền Vũ Môn mai phục giết chết huynh đệ của mình. Hơn nữa cuối cùng còn bức phụ thân mình phải thoái vị. Có người chỉ rõ rằng lúc đó Lý Thế Dân vốn đã đâm lao không cách nào rút lại nên chỉ cần cách đâm lao phải theo lao, tên đã lắp vào cung thì nhất định phải bắn.

Chuyện thứ hai chính là háo sắc

Lý Thế Dân cả đời vơ vét không ít mỹ nữ vào tay mình, thậm chí còn chiếm cả Tiêu phi của Tùy Dương Đế, con gái của Tùy Dương Đế và cả vợ của đệ đệ mình là Lý Nguyên Cát. Tuy nhiên thân là đế vương thì chuyện háo sắc vẫn có thể chấp nhận. Tự cổ chí kim có vị vua nào mà không háo sắc cơ chứ.

Chuyện thứ ba chính là sửa loạn sử sách

Can thiệp vào sử sách chính là một điều xấu xa nhất của một hoàng đế. Mục đích chủ yếu của ông chính là tẩy sạch tội nghiệt của chính mình trong vụ việc biến Huyền Vũ Môn. Sau đó, Lý Thế Dân nhiều lần đến chỗ ghi chép sinh hoạt thường ngày của hoàng thất, nơi ghi chép sách sử để tự tân trang lại thân phận minh quân cho chính mình. Vì vậy mà mãi cho đến bây giờ có rất nhiều sự việc trong lịch sử thuộc triều đại nhà Đường đều có rất lớn sự kiện là giả, không hề có thật.

Gần cuối đời, Thái Tông phải thấy cảnh chính con trai là Thái tử Lý Thừa Càn làm phản, muốn giết ông để cướp ngôi. Thái Tông không nỡ giết, chỉ đày đi Tứ Xuyên, năm sau Lý Thừa Càn chết tại đó. Tề Vương Lý Hữu sau đó cũng làm phản nhưng lần này thì ông ép con phải uống thuốc độc chết. Ngụy Vương Lý Thái thấy các kẻ địch tiềm năng của mình lần lượt bị triệt hạ bèn uy hiếp người em cùng mẹ là Lý Trị [Đường Cao Tông sau này] không được tranh ngai vàng với mình.

Thái Tông sợ Lý Thái lên ngôi sẽ hạ độc thủ với các anh em mình nên đày làm thứ dân. Những năm cuối đời, tự dưng ông trở nên cuồng tín, mê muội vào tác dụng của đan dược với khát khao trường sinh bất tử. Khi sức khỏe suy kiệt thay bằng chữa trị lại mù quáng tin vào lời các phương sĩ chế đan dược bằng kim thạch với mong muốn sẽ trường sinh bất lão. Năm 649, Đường Thái Tông băng hà, hưởng thọ 51 tuổi, được truy tôn miếu hiệu là Thái Tông, thụy hiệu là Văn Hoàng Đế, an táng tại Chiêu Lăng.

Thành quả mà triều đại Lý Thế Dân đạt được chính là đã đặt nền móng vững chắc cho triều đại cháu cố của ông là Đường Huyền Tông trở thành thời đại hoàng kim nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, sử sách gọi là Khai Nguyên thịnh thế. Một thế kỷ sau khi Đường Thái Tông qua đời thì nhà Đường vẫn được hưởng hòa bình, thịnh vượng.

Vũ Phong [Theo Công lý & xã hội]

Nguồn: //conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/nhung-chuyen-hoang-duong-ly-the-dan-tung-lam-nghe-ma-ron-nguoi-87217.html

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Đường Thái Tông tên thật là Lý Thế Dân. Ông sinh ngày 23 tháng 1 năm 599 mất ngày 7 tháng 10 năm 649. Ông là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Đường - Thời kỳ cực thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông tại ngôi trong vòng 23 năm, từ năm 626 đến năm 649 với niên hiệu Trinh Quán. 

Tiểu sử Đường Thái Tông - Lý Thế Dân

Năm 617, trong bối cảnh nhà Tùy suy vong, Lý Thế Dân đã khuyên cha mưu phản, lật đổ Tùy Dạng Đế, ông cũng đồng thời góp công lớn vào việc “đánh Đông, dẹp Bắc” mở ra cơ ngơi cho nhà Đường dưới trướng Đường Cao Tổ - Lý Uyên. Với duyên cớ này, người tài liệu sử có ghi nhận, Lý Thế Dân là Khai quốc hoàng đế cùng cha. Ông cũng là người mở đầu cho thời kỳ “Trinh Quán chi trị” trong lịch sử Trung Quốc - giai đoạn cực thịnh nhất của Đại Đường và là triều đại hùng mạnh nhất trong lịch sử Trung Hoa. 

Ngoài công trạng khai quốc và tài năng cầm quân như thần, Đường Thái Tông - Lý Thế Dân xuất hiện trong trang sử vàng xứ Trung với nhiều sự thật về quá trình đoạt ngôi báu. Nổi bật là sự biến Huyền Vũ Môn - huynh đệ nhà họ Lý tương tàn xảy ra vào năm 626. Khi ấy, Lý Thế Dân quật khởi và giết chết hai anh em ruột của mình là Thái Tử Lý Kiến Thành và Tề Vương Lý Nguyên Cát, sau đó ép Đường Cao Tổ phải nhường ngôi. 

Về mặt thân thế, Lý Thế Dân là con trai Đường Cao Tổ Lý Uyên - Vị vua khai quốc ra nhà Đường và Thái Mục Hoàng Hậu Đậu Thị. Thái Mục Hoàng Hậu - chính thất phu nhân của của Lý Uyên thuở hàn vi còn gọi là Đậu Thị phu nhân. Đậu Thị sinh được tổng 5 người con cho Lý Uyên gồm con trưởng Lý Kiến Thành, Lý Nguyên Bá, Lý Nguyên Cát, Lý Thế Dân và Công Chúa Bình Dương. Lý Thế Dân là con trai thứ hai. 

Ngay từ thuở nhỏ, Thế Dân đã bộc lộ tài năng mưu lược, văn võ song toàn đặc biệt có tài cầm quân và sử dụng binh pháp. Ông cũng người là người dũng cảm, không nề hà hiểm nguy, khả năng tấn công như thần. Bên cạnh tài năng võ nghệ, Lý Thế Dân cũng là người rất giỏi nghệ thuật nhất là đánh đàn và thư pháp. Ông chính là môn đệ đời sau của Văn sĩ Vương Hi Chi nổi tiếng. 

Lai lịch Đường Thái Tông, Lý Thế Dân

Với tài năng hơn người, Đường Thái Tông khi ấy là Thế Dân nhận được sự yêu quý của Đường Quốc Công Lý Uyên cùng các quan lại tiền triều. Ngay khi 14 tuổi, ông đã được Cao Sỹ Liêm - một quan chức nhà Tùy gả cháu gái Trưởng Tôn Thị cho sau này, khi đăng cơ, Trưởng Tôn Thị trở thành Văn Đức Thuận Thánh Hoàng Hậu.

Năm 615, khi ấy, Lý Thế Dân mới 14 tuổi, Tùy Dạng đế bị vây ở Nhạn Môn Quan bởi đạo quân phản nghịch cầm đầu bởi Đột Quyết. Nhận lệnh chiếu Cần Vương, Lý Thế Dân cũng tham gia và góp phần giải cứu Dạng Đế khi đánh lùi một nhánh quân mạnh của tướng Đột Quyết.

Một năm sau, Lý Thế Dân theo cha đến trấn Thủ Thái Nguyên và bắt đầu tập hợp lực lượng và chiêu mộ nhân tài.

Tương truyền, Tùy Dạng Đế không ưa công thần Lý Uyên. Dưới sự cai trị của Dạng Đế, thiên hạ đại loạn, đời sống nhân dân khổ cực, khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi. Lại nghe theo lời sấm truyền, quốc vương họ Tùy đã giết sạch gia quyến của tướng quân Lý Tồn để diệt trừ hậu họa. Trong bối cảnh đó, Lý Thế Dân cùng Lý Uyên đã nuôi ý định mưu phản, lật đổ nhà Tùy. 

Lý Thế Dân và hành trình thống nhất Trung Quốc

Sau khi bàn bạc với các thủ hạ của cha một cách kỹ lưỡng và thời cơ chín muốn để đánh, năm 617, Lý Thế Dân khuyên cha dấy binh với Lý do, nếu Dạng Đế biết ông thông dâm với phi tần, họ Lý sẽ tàn sát. Lý Uyên đồng ý khởi nghĩa. Tuyên bố là ủng hộ cháu nội của nhà Tùy là Dương Hựu, Đường Cao Tổ sau này mật báo với các con trai - bấy giờ đang trấn thủ các vùng đất khác của triều đình về Thái Nguyên khởi binh. 

Sau khi đưa quân về phương Nam đánh bại 3 vạn quân Tùy ở Dương Định Họ Lý đưa quân đến Hoắc Ấp, sau đó dùng kế nghi binh, phao tin Tướng cầm đầu là Tướng Lão Sinh đã chết để quân Tùy đầu hàng. Sau khi đánh của Hoắc Ấp, đại quân của Lý Uyên tiến vào Quang Trung và chiếm lấy thành Trường An sau đó, phò tá Dương Hựu lên ngôi Hoàng đế buộc Tùy Dạng Đế lui về Thái Thượng Hoàng.

Tuy vậy, sự vụ chiếm thành Trường An của Lý Uyên vấp phải một làn sóng phản đối của quần thần, nhất là các thủ lĩnh chống lại quân Tùy là Tiết Cử. Trong trận giao chiến với con trai Tiết Cử là Tiết Nhân Cảo, Lý Thế Dân giành được thắng lợi lớn. 

Khoảng một năm sau, khi hay tin Tùy Dạng Đế bị một tướng quân dưới trướng mình là Vũ Văn Hóa Cập giết chết, Lý Uyên lúc này buộc bù nhìn hoàng đế Dương Hựu nhường ngôi cho mình, sau đó tuyên bố lật đổ nhà Tùy, mở ra kỷ nguyên phát triển cho nhà Đường. 

Khi ấy, Lý Kiến Thành - trưởng nam của Đường Cao Tổ Lý Uyên trở thành thái tử. Lý Thế Dân trở thành Tần Vương kiêm thượng thư lệnh tiếp tục tiếp quản công việc coi quân. Với tài năng thao lược của mình, Lý Thế Dân đích thân thân chinh, đưa quân thu phục các vùng đất bị chia rẽ sau khi nhà Đường khai quốc được thống lĩnh bởi Tần Vương Thiết Nhân Cảo, Định Dương Khả Hãn - Lưu Vũ Chu, Thịnh Vương Vương Thế Sung…

Sau khi bình định toàn bộ vùng phía Đông, phía Tây, phía Nam giai đoạn 618 - 625. Đến năm 625, về cơ bản Nhà Đường đã thống nhất được Trung Hoa. 

Cùng cha mưu phản, thống nhất nghĩa quân lật đổ nhà Tùy 

Đến năm 628, sau khi đăng cơ, Đường Thái Tông lệnh cho anh rể của mình là Sài Thiệu đem quân đi đánh nước Lương dựa trên lợi thế kẻ bảo hộ cho nhà Lương là Đông Đột Quyết đang có nội chiến. Nhanh chóng, quân đội nhà Đường đã chiếm được kinh đô nhà Lương và nhận được thủ cấp của Lương Sư Đô. Trong năm đó, Đại Đường thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. 

Dưới chính sách cai trị đất nước hợp thời, hợp lòng dân của Lý Thế Dân - Đường Thái Tông, Đại Đường đi vào thời kỳ “thịnh thế thiên triều”. Đây được xem là  thời kỳ phát triển rực rỡ về cả văn hóa, chính trị, kinh tế. 

3. Đường Thái Tông và cuộc chính biến “tranh ngôi đoạt vợ” chấn động Đường Triều

Dù là người có nhiều công trạng trong quá trình khai quốc và đưa nhà Đường bước vào kỷ nguyên thịnh trị nhất trong lịch sử Trung Quốc, thế nhưng, có lẽ, cuộc chính biến Huyền Vũ Môn, giết chết những người anh em ruột trong nhà cùng thảm sát tất cả  những nam tử  của Thái Tử Lý Kiến Thành và Tề Vương Lý Nguyên Cát để đoạt ngôi báu và diệt trừ hiểm họa mãi sẽ là vết nhơ khó rửa sạch mỗi lần lịch sử nhắc đến vị vua vĩ đại này. 

Tương truyền rằng, sau khi giành được thiên hạ, Lý Thế Dân không phải là người đầu tiên mà Đường Cao Tổ Lý Uyên muốn chọn làm thái tử kế nghiệp. Theo truyền thống từ thời nhà Chu, con trai trưởng sẽ là người kế vị và Lý Kiến Thành - anh trai ruột của Lý Thế Dân vinh dự có được chức danh này. 

Là người văn võ toàn tài, từng có công lao lớn trong việc lật đổ Tùy Triều đến đưa quân dẹp Nam Bắc để thống nhất giang sơn, thực tế chỉ được phong làm Tần Vương, Thiên sách thượng thư tướng và cai quản quân đội quả là khiến Thế Dân lấy làm không phục. Đây cũng là căn nguyên lớn nhất để bùng nổ cuộc binh biến đẫm máu sau này. 

Đường Thái Tông và cuộc chính biến “tranh ngôi đoạt vợ” chấn động Đường Triều

Lý Thế Dân hết lòng chiêu mộ nhân tài và xây dựng lực lượng riêng. Trong khi, đang được vua cha hết lòng được bồi dưỡng đạo đức trị quốc, Lý Kiến Thành vẫn phải e dè trước thế lực đang lớn mạnh của người em trai ruột và tranh thủ mọi sự ủng hộ của Đường Cao Tổ, các quan văn và em trai thứ ba là Tề Vương Nguyên Cát để hạ thấp uy tín, tước dần quyền lực và làm suy yếu vây cánh của Lý Thế Dân nhằm diệt trừ nguy cơ đe dọa ngôi báu. 

Đặc biệt, khi cuộc đối đầu bước vào hồi cao trào, lấy danh nghĩa Thái Tử, Lý Kiến Thành khuyên vua cha cô lập em trai bằng việc đưa Lý Thế Dân đi xa hoặc xử tội chết tất cả các võ tướng trong phủ Tần Vương, trong đó có các danh tướng - từng vào sinh ra tử cùng Thế Dân như Phùng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Uất Trì Kính Đức...

Cũng vào 626, sau cuộc tấn công ngụy quân của Đông Đột Quyết nhà Lương, nghe lời con trưởng, Đường Cao Tổ cử Lý Nguyên Cát đi dẹp loạn mang theo phần lớn tướng tài được chiêu mộ bởi con thứ hai nhằm suy yếu lực lượng để củng cố thêm địa vị của Thái Tử. 

Nhận thấy được sự đe dọa, làm theo kế của các thuộc hạ dưới trướng mình, Đường Thái Tông khi ấy là Lý Thế Dân quyết định hành động trước. 

Năm 626, Lý Thế Dân cấp báo với Đường Cao Tổ về hành động thông gian của Thái Tử Kiến Thành, Tề Vương Nguyên Cát với các phi tần của Cao Tổ như Doãn Đức Phi và Trương Tiệp dư. Sau vụ việc, Đường Cao Tổ hạ ngay thánh chỉ truyền hai người vào cung để làm rõ ngọn ngành. Lúc này, Tần Vương bí mật sai hai tướng của mình là Uất Trì Kính Đức và Tần Thúc Bảo mai phục ở cửa Huyền Vũ và trừ khử Tề Vương và Thái Tử. Sự việc đã thành.

Sự biến "Huyền Vũ Môn" là vết nhơ khó rửa sạch của Đường Thái Tông

Lại có nhiều tài liệu khác chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hàng loạt những cái chết của anh em, con cháu họ Lý dưới tay Lý Thế Dân, chính là việc Đường Cao Tổ đưa cho con trai thứ xem mật báo “có sao Thái Bạch [sao rất xấu] liên tiếp xuất hiện ở bầu trời Trường An, ở địa phận cai quản của Tần Vương. Ý định ngầm của ông chính là buộc Thế Dân phải dùng cái chết của mình để minh chứng lòng “trung quân Ái Quốc”. 

Ngay lập tức, Thế Dân viết ngay bản hồi tấu và nói rằng, đây chính là âm mưu của Thái Tử và Tề Vương và cần thiết đối chất. Cao Tổ không còn cách nào khác, bèn ra thành chỉ lệnh cho Lý Kiến Thành và Nguyên Cát vào cung. Nhưng chưa gặp mặt Cao Tổ để đối chất đã bị giết chết ở cửa Huyền Vũ. 

Đây cũng là vết đen khó rửa sạch trong đời Thế Dân. Không những hai người anh em ruột mà cả các cháu con của hai vị này cũng bị Đường Thái Tông khi ấy là Thế Dân mang ra xử tử để diệt trừ hậu họa. Từ biến Huyền Vũ Môn, có đến trên hàng chục người trong họ Lý và vây cánh bị rơi đầu, trong đó có 4 người con trai của Lý Kiến Thành và 2 con trai của Tề Vương Nguyên Cát.

Sau vụ việc Lý Thế Dân buộc Cao Tổ lập mình làm Thái tử. Không cách nào khác, Quốc Vương Đại Đường phải nghe theo dù phẫn uất, ngậm ngùi. Khoảng 2 tháng sau, ông chính thức nhận được ngôi báu, Cao Tổ lui về làm thái Thượng Hoàng và sống an yên đến già.

Lý Thế Dân giết chết anh em ruột để đoạt ngôi

Tuy nhiên, trong cuộc thảm sát đó, vẫn còn một người sống sót, đó chính là Dương Khuê My, vương phi tài sắc vẹn toàn của Lý Nguyên Cát. Sở hữu nhan sắc Quốc sắc thiên hương lại từng làm ca sĩ, vị phi này sớm lọt vào mắt xanh của Lý Thế Dân dù xét về vai vế, Dương phi chính là em dâu của Tần Vương. Điều không ngờ là, không lâu sau vụ thảm sát chấn động đời Đường, Đường Thái Tông bấy giờ đã đăng cơ, quyết định nạp Dương Khuê My vào hậu cung và trở thành phi tần được sủng ái bậc nhất. Đó là lý do vì sao, hậu thế vẫn nhắc nhiều đến binh biến Huyền Vũ Môn và kế sách diệt trừ Tề Vương của Đường Thái Tông năm xưa còn có nguyên cớ khác là vì đàn bà.  

Bà hạ sinh cho Đường Thái Tông một người con trai. Theo nhiều sử sách ghi lại, Dương Khuê My suýt còn được Thái Tông lập làm Hoàng Hậu khi Trưởng tôn Hoàng Hậu qua đời. Tuy nhiên, do sự phản đối của quần thần về lai lịch của quý phi, do vậy, ý định này đã không thực hiện được.

Về cơ bản, ngoài vết nhơ khó rửa sạch trên, Đường Thái Tông là ông vua vĩ đại, người kiến nền tảng cho Đại Đường trở thành triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Trung Quốc ở những đời sau, đồng thời là tấm gương mẫu mực cho các vị vua Trung Hoa phải học tập. 

Trên đây chính là toàn bộ những thông tin xoay quanh tiểu sử Đường Thái Tông - Lý Thế Dân, mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích cho tất cả các bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Minh Thái Tổ - Vị vua khai quốc nhà Minh, trong bài viết sau đây nhé. 

Minh Thái Tổ

Video liên quan

Chủ Đề