Các chốt kiểm soát dịch ở hà nội

Hà Nội tạm dừng kiểm tra người tại 22 chốt cửa ngõ TP - Ảnh: PHẠM TUẤN

Tối 15-10, Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội thông tin các chốt kiểm soát liên ngành đảm trách tại cửa ngõ Hà Nội sẽ dừng kiểm tra người và phương tiện lưu thông qua. 

Lực lượng cảnh sát giao thông sẽ chỉ duy trì để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, xử lý các tình huống phát sinh. 

Riêng lực lượng tại chốt số 8 ở Trạm thu phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng [xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên] sẽ rút. Các vị trí chốt trực còn lại tiếp tục duy trì lực lượng phân luồng, hướng dẫn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Lý giải về việc tháo gỡ chốt số 8 trong sáng 15-10, đại tá Trần Ngọc Dương - phó giám đốc Công an TP Hà Nội - cho biết vì chốt trên nằm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, TP Hà Nội mượn để lập chốt. Nay tỉnh Hưng Yên yêu cầu dừng vì tỉnh trên đã thực hiện theo nghị quyết 128.

Trong ngày 15-10, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã ký chỉ thị số 8-CT/TU của Ban thường vụ Thành ủy, yêu cầu các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm hoạt động giao thông vận tải, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân di chuyển. Người hoàn thành cách ly tập trung phải được di chuyển thuận lợi về nơi cư trú, lưu trú, làm việc để phục vụ khôi phục và phát triển sản xuất.

Vì sao Hà Nội vẫn chưa bỏ các chốt kiểm soát ra, vào thành phố?

PHẠM TUẤN

Chốt phòng dịch tại cửa ngõ ra vào thủ đô vẫn hoạt động sau nghị quyết 128 của Chính phủ - Ảnh: PHẠM TUẤN

Sáng 15-10, các chốt kiểm soát người và phương tiện ra vào TP Hà Nội vẫn được duy trì, mới chỉ tạm rút chốt kiểm dịch số 8 trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, 21 chốt còn lại vẫn hoạt động.

Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương phải thống nhất giao thông toàn quốc, không cát cứ, không chia cắt. Chính phủ cũng đã ra nghị quyết 128 yêu cầu tạm dừng các chỉ thị 15, 16 và 19 về phòng chống dịch bệnh. 

Tuy nhiên, đến nay Hà Nội vẫn chưa có hướng dẫn mới về việc tiếp tục duy trì hay gỡ bỏ các chốt kiểm dịch tại các cửa ngõ.

"Hà Nội là thủ đô thì nên làm gương cho các tỉnh khác noi theo"

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 15-10, bác sĩ Trần Tuấn - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng - cho biết Hà Nội là nơi gần trung ương nhất, lẽ ra nghị quyết của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế thì Hà Nội phải là địa phương triển khai sớm nhất.

"Vẫn biết là tình hình phòng chống dịch của Hà Nội và khôi phục lại kinh tế đang có rất nhiều việc đặt ra cho lãnh đạo TP, nhưng đến nay Hà Nội chưa có hướng dẫn cụ thể là tương đối chậm. Để tăng nhanh tốc độ, TP nên giải phóng các vấn đề trên ra, tập hợp thêm ý kiến của các chuyên gia bên ngoài để đóng góp ý kiến để giải quyết nhanh vấn đề.

Hà Nội chậm quyết định mở các chốt là do việc quản trị hệ thống, chậm ngày nào là thiệt hại ngày đó, không thể đong đếm được. Mỗi một ngày còn để lại chốt như thế là còn tốn thời gian, công sức, tiền bạc của chính quyền và người dân", ông Trần Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết Hà Nội là thủ đô thì nên gương mẫu thực hiện các chỉ đạo từ Chính phủ để các tỉnh khác noi theo.

TS Đinh Thị Thanh Bình - trưởng bộ môn quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, Trường đại học Giao thông vận tải - cho biết việc lưu thông hàng hóa và hành khách cực kỳ quan trọng. 

"Để sản xuất được ổn định bình thường, tiêu dùng bình thường, nền kinh tế phát triển thì sự lưu thông không khác gì hồng cầu đưa oxy tới các tế bào của cơ thể. Các trục đường lớn như các động mạch, tĩnh mạch chính lại càng quan trọng, ngưng một cái là coi như chết. 

Làm thế nào để lưu thông được hàng hóa, hành khách mà không ảnh hưởng tới phòng dịch mới là quan trọng. Hiện nay có nhiều tỉnh đang phòng dịch thái quá, chặn các luồng lưu thông chính thì cần phải tính toán lại, mỗi tỉnh có một chính sách riêng sẽ không thống nhất. Xe đi đến được tỉnh này nhưng đến tỉnh khác phải dừng lại thì rất ảnh hưởng, phải thống nhất toàn quốc", TS Bình nêu quan điểm.

Theo bà Bình, chắc chắn hiện nay TP Hà Nội cũng rất mong muốn cho kinh tế lưu thông, phát triển, mặt khác muốn đảm bảo an toàn cho dân ở bên trong TP nữa. Tuy nhiên, nếu bỏ đồng loạt hết các chốt cũng rất khó kiểm soát dịch bệnh.

"Từ góc độ người dân, chính quyền thì ai cũng muốn kinh tế được lưu thông, tăng trưởng tốt. Với độ phủ vắc xin cho người dân cũng đã cao, chắc chính quyền Hà Nội cũng sẽ sớm mở cửa, nhưng sẽ mở dần dần để đảm bảo an toàn, không thể mở ào ra được. TP chắc cũng có lý do để thận trọng, chứ không phải không muốn mở", TS Bình nói thêm.

"TP Hà Nội chưa có chỉ đạo gỡ các chốt"

Trưa 15-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại tá Trần Ngọc Dương - phó giám đốc Công an TP Hà Nội - cho biết hiện nay TP chưa có chỉ đạo gì về việc gỡ bỏ các chốt ra vào thủ đô, nên lực lượng công an vẫn triển khai như cũ.

"TP Hà Nội chưa chỉ đạo gì nên chúng tôi vẫn làm bình thường, nhưng cách làm phải linh hoạt, vận tải hành khách đã có doanh nghiệp vận tải chịu trách nhiệm, vận tải hàng hóa thì đã có luồng xanh.

Hiện nay chúng tôi chỉ có kiểm soát phương tiện cá nhân, lâu nay chúng tôi đã giảm tối đa thủ tục, chỉ cần xét nghiệm COVID-19, hoặc quét mã QR khai báo y tế, giấy tờ tùy thân, rất thuận lợi, hiện nay cũng không yêu cầu giấy đi đường nữa", đại tá Dương nói.

Lý giải về việc tháo gỡ chốt số 8 trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trong sáng 15-10, đại tá Dương cho biết vì chốt trên nằm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, TP Hà Nội 'mượn' để lập chốt. Nay tỉnh Hưng Yên yêu cầu dừng việc lập chốt tại đây vì tỉnh trên đã thực hiện theo nghị quyết 128, nên lực lượng công an Hà Nội phải tạm thời rút chốt kể trên.

"Nếu TP Hà Nội có ý kiến tiếp tục lập chốt tại điểm cao tốc kể trên thì chúng tôi sẽ khảo sát lại địa điểm và tiếp tục lập chốt", đại tá Trần Ngọc Dương nói.

Không ít tỉnh thành vẫn áp dụng chỉ thị 15, 16, 19, tại sao?

PHẠM TUẤN

Theo ghi nhận của phóng viên ngày 15/10, tại chốt kiểm soát số 5 - cửa ngõ vào Hà Nội [đặt tại cầu Phù Đổng, Hà Nội], phương tiện được đi qua mà không phải dừng khai báo y tế, kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 như các hôm trước.

Tương tự tại chốt kiểm soát trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng [đường 5] đã được rút, theo giải thích của CSGT vì đây là chốt thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên và thực hiện theo quy định của tỉnh này.

Còn tại chốt số 4 trên Quốc lộ 5 [tiếp giáp Hưng Yên – Hà Nội], chốt kiểm soát được duy trì nhưng không kiểm soát người ra vào Hà Nội. Một số người di chuyển bằng xe máy vào Hà Nội vẫn dừng lại khai báo y tế rồi tiếp tục di chuyển.

Tại chốt Cầu Giẽ trên Quốc lộ 1A, dù chốt kiểm soát chưa được dỡ bỏ nhưng từ 6h sáng 15/10 toàn bộ lực lượng liên ngành tại đây, gồm CSGT, cơ động, thanh tra giao thông, y tế, công an địa phương… đã rút về nội thành để thực hiện các nhiệm vụ khác, không phải làm nhiệm vụ chốt trực tại đây. Tất cả các phương tiện ôtô, xe tải, xe khách… đều được tự do di chuyển qua chốt.

Nhiều người dân khi thấy chốt cũng tự giác dừng xe để khai báo.

Ghi nhận tại chốt Xuân Phương trên QL2 đoạn tiếp giáp huyện Sóc Sơn [Hà Nội] với TP Phúc Yên [Vĩnh Phúc], đến hơn 13h chiều 15/10, việc kiểm soát đã được nới lỏng, người dân đi xe máy qua không còn bị kiểm tra giấy tờ như trước. Xe tải luồng xanh được di chuyển làn riêng, các phương tiện khác như xe ôtô cá nhân xuất trình chứng minh thư nhân dân và khai báo lịch trình di chuyển, nếu từ các vùng thuộc vùng đỏ đến phải khai báo y tế và thực hiện cách ly tập trung, các trường hợp chỉ đi qua Vĩnh Phúc mà không dừng thì phải viết cam kết. Thủ tục kiểm tra diễn ra nhanh chóng, không xảy ra ùn ứ.

Tương tự tại chốt kiểm soát đoạn giáp ranh huyện Sóc Sơn [Hà Nội] - TP Phúc Yên [Vĩnh Phúc] - các phương tiện được tự do đi vào địa phận thủ đô.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Video liên quan

Chủ Đề