Các món ăn sáng cho trẻ mầm non

Bé ở độ tuổi mầm non cần được ăn 5 bữa/ngày với thực đơn hợp lý. Vì vậy, bạn cần có sự tính toán kỹ lưỡng lượng calo, dưỡng chất khi xây dựng thực đơn cho bé. Sau đây là một số các món ăn cho trẻ ở trường mầm non bạn có thể tham khảo.

1. Thực đơn 1

  • Bữa sáng: cháo yến mạch + 1 cốc nước chanh
  • Bữa phụ 1: bánh bèo nhân đỗ xanh
  • Bữa trưa: bánh mì ragu (bò hoặc thịt heo hầm đậu trắng) + canh bí xanh nấu tôm hoặc thịt heo băm + vài miếng thanh long
  • Bữa phụ 2: ngô xào hành lá
  • Bữa tối: cơm + thịt kho trứng cút + nấm xào hành lá + canh rau mồng tơi + vài miếng thơm
  • Bữa phụ 3: 1 cốc sinh tố rau củ hoặc hoa quả
Các món ăn sáng cho trẻ mầm non
Bé ở độ tuổi mầm non cần được ăn 5 bữa/ngày với thực đơn hợp lý

2. Thực đơn 2

  • Bữa sáng: súp nui thịt heo
  • Bữa phụ 1: há cảo hấp
  • Bữa trưa: cơm + tôm kho + canh khoai sọ + vài múi quýt
  • Bữa phụ 2: bánh su kem
  • Bữa tối: bánh canh nấu nấm và thịt heo + 1 cốc trái cây (cocktail) dằm
  • Bữa phụ 3: 1 cốc sữa đậu nành

3. Thực đơn 3

  • Bữa sáng: bánh mì pate + giò lụa hoặc với trứng rán + vài miếng lê
  • Bữa phụ 1: 1 chén chè tàu hũ (đậu hũ + nước đường)
  • Bữa trưa: cơm + sườn xào chua ngọt + đậu bắp luộc + canh khoai mỡ thịt bằm + vài miếng dưa hấu
  • Bữa phụ 2: bánh bông lan
  • Bữa tối: bún bò Huế + bông cải xanh xào với cà rốt + vài miếng hồng xiêm
  • Bữa phụ 3: 1 cốc sinh tố bơ hoặc bơ dầm đường
Các món ăn sáng cho trẻ mầm non
Các món ăn cho trẻ ở trường mầm non cần thay đổi thường xuyên

4. Thực đơn 4

  • Bữa sáng: cháo gà + vài miếng xoài
  • Bữa phụ 1: bánh giò
  • Bữa trưa: miến gà + đậu cove luộc + vài miếng đu đủ chín
  • Bữa phụ 2: chè long nhãn hạt sen
  • Bữa tối: cơm + thịt viên sốt cà chua + mướp đắng xào trứng + vài quả vải
  • Bữa phụ 3: 1 cốc sữa tươi

5. Thực đơn 5

  • Bữa sáng: cháo sườn củ dền + 1 quả chuối
  • Bữa phụ 1: 1 cốc sữa tươi
  • Bữa trưa: cơm + thịt bò xào + đỗ xào + canh bắp cải + nho
  • Bữa phụ 2: 1 chén chè đỗ xanh
  • Bữa tối: cơm + đậu hũ dồn thịt sốt cà chua + canh rau cải nấu cá viên + măng cụt
  • Bữa phụ 3: 1 hũ sữa chua
Các món ăn sáng cho trẻ mầm non
Trang trí bữa ăn đẹp mắt, thực đơn đa dạng là cách kích thích bé ngon miệng

6. Thực đơn 6

  • Bữa sáng: 1 bát phở gà + nửa quả táo đỏ
  • Bữa phụ 1: 1 cốc trà lúa mạch
  • Bữa trưa: cơm + trứng hấp thịt bằm và nấm mèo + canh bầu cá thác lác
  • Bữa phụ 2: ngô xào hành lá
  • Bữa tối: cơm + thịt kho trứng cút + nấm xào hành lá + canh rau mồng tơi + vài miếng thơm
  • Bữa phụ 3: 1 cốc sinh tố rau củ hoặc hoa quả

7. Thực đơn 7

  • Bữa sáng: 1 tô bún mộc
  • Bữa phụ 1: Trái cây trộn sữa chua
  • Bữa trưa: cơm + – cá phi-lê kho tộ + canh thịt rau ngót
  • Bữa phụ 2: Súp gà trứng
  • Bữa tối: Cơm + tôm thịt rim dứa + canh xương hầm đu đủ
Các món ăn sáng cho trẻ mầm non
Dù là bữa ăn ở trường hay bữa ăn ở nhà cũng cần đảm bảo dinh dưỡng cho bé

8. Thực đơn 8

  • Bữa sáng: Cháo tôm thịt rau cải
  • Bữa phụ 1: Bánh quy trộn nước cam, táo, lê hấp, váng sữa
  • Bữa trưa: Thịt gà xào nấm + canh cá rô nấu cải xanh + cơm
  • Bữa phụ 2: Khoai lang nấu táo
  • Bữa tối: Cơm + thịt bò xào nấm + canh cá nấu ngót

Việc xây dựng thực đơn các món ăn cho trẻ ở trường mầm non hoàn toàn không khó. Bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm về bài viết Tìm hiểu nhu cầu năng lượng của trẻ mầm non và Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học chúng tôi đã cập nhật trước đây để hiểu rõ hơn về cách xây dựng thực đơn cho bé. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích để bất cứ bậc phụ huynh nào cũng có kiến thức về dinh dưỡng để chăm sóc bé tốt nhất.

Các món ăn sáng cho bé là yếu tố quan trọng cho trẻ nạp đầy năng lượng, giúp con có trí nhớ tốt, tư duy nhạy bén và học tập hiệu quả. Việc lên thực đơn ăn sáng sao cho đầy đủ dưỡng chất mà vẫn nhanh gọn là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Sau đây là 5 món ăn sáng đơn giản nhưng giúp bé thông minh và tràn đầy năng lượng nhé.

1. Tầm quan trọng của bữa ăn sáng đến trí thông minh của trẻ

Ăn sáng không đúng cách làm bé kém hấp thu bài giảng

Bữa sáng giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp năng lượng trong cơ thể con người. Theo nghiên cứu, bữa sáng cung cấp từ 20-35% lượng Calories một ngày để đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc của cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, bữa sáng chính là nguồn năng lượng quan trọng để cho bé một ngày mới khỏe khoắn, tỉnh táo. Nếu bé ăn sáng đầy đủ và đúng cách, trẻ sẽ hạn chế nhu cầu ăn vặt, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì. Bên cạnh đó, việc ăn sáng đầy đủ giúp bé có sức khỏe tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về suy dinh dưỡng hoặc tiêu hóa. Đồng thời rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt, ăn uống đúng giờ và lành mạnh.

Việc ăn sáng đầy đủ giúp bé tăng cường trí nhớ và trí thông minh. Nếu trẻ bỏ bữa hoặc ăn sáng không đúng cách thì sức khỏe sẽ bị suy giảm, kéo theo là bé dễ mệt mỏi, mất tập trung và kém tiếp thu bài giảng so với những bạn trong lớp. Lâu dần sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như khả năng học tập của trẻ.

2. Các món ăn sáng giúp bé thông minh

2.1. Bánh mì trứng ốp la cùng với sữa

Bánh mì trứng ốp la cùng sữa là bữa sáng đơn giản, giàu dinh dưỡng

Bánh mì trứng ốp la uống kèm với sữa là bữa sáng khá phổ biến và hiệu quả đối với nhiều người. Ưu điểm của món này là đơn giản, dễ làm mà lại rất bổ dưỡng cho trí não trẻ nhỏ.

Bánh mì chứa hàm lượng tinh bột cao, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho trẻ. Ngoài ra tinh bột trong bánh mì còn giúp bé tiêu hóa tốt hơn thông qua việc co bóp dạ dày, kích thích các nhu động ruột để từ đó giúp trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng khác hiệu quả hơn. Mẹ có thể chọn bánh mì sandwich, bánh mì que hoặc bất cứ loại bánh mì nào khác phù hợp với sở thích của trẻ.

Trứng là thực phẩm giàu Protein và Choline, đây là các dưỡng chất vừa cung cấp năng lượng cho bé vừa thúc đẩy chức năng não bộ, tăng cường trí nhớ và khả năng phản xạ. Đối với trẻ từ 1 đến 2 tuổi, mẹ nên cho bé ăn khoảng 2 quả/tuần, còn những bé trên 2 tuổi, trẻ có thể ăn 3 quả/tuần.

Sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với sự phát triển của bé. Đây là nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào Protein, canxi và nhiều dưỡng chất khác. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ chỉ cho con uống sữa sau khi trẻ đã dùng bữa, nếu cho bé uống sữa khi bụng đói con sẽ có nguy cơ bị các bệnh về dạ dày hoặc đường tiêu hóa.

2.2. Cháo bí đỏ cá hồi giúp bé tăng cường trí nhớ

Cháo bí đỏ giúp bé tăng cường trí nhớ

Cháo là món ăn đơn giản, dễ làm và hết sức tiện lợi cho những ngày lạnh giá. Một tô cháo có thể làm ấm bụng trẻ trong những sáng chớm lạnh, đồng thời, món ăn cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể, giúp bé chống lại sự mệt mỏi, ủ rũ sau một giấc ngủ dài.

Bí đỏ là thực phẩm giàu vitamin A giúp cho trẻ có đôi mắt sáng. Hơn nữa, bí đỏ còn cung cấp axit glutamine là dưỡng chất quan trọng trong sự hoạt động của não bộ. Vì vậy bí đỏ sẽ giúp các tế bào thần kinh được bồi dưỡng, tăng khả năng tiếp thu và ghi nhớ ở trẻ.

Cá hồi là nguồn thực phẩm chứa các chất axit béo omega 3, đây là tiền chất của DHA và có vai trò hàng đầu trong sự phát triển của các tế bào thần kinh và tế bào não. Đặc biệt với trẻ nhỏ, DHA là dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình phát triển não bộ. Thiếu DHA sẽ làm bé suy giảm trí nhớ, kém hấp thu và giảm trí thông minh.

2.3. Cháo yến mạch thịt bò bằm bông cải xanh cùng sinh tố bơ

Cháo yến mạch giúp bé có ngày mới đầy năng lượng

Cháo yến mạch là món ăn bổ dưỡng cho trẻ vì yến mạch cung cấp rất nhiều các dưỡng chất như kẽm, sắt, canxi, vitamin B và các axit folic. Các chất dinh dưỡng này hỗ trợ sự phát triển cho hệ tiêu hóa và trí não bé rất hiệu quả.

Trong thịt bò có chứa rất nhiều sắt và kẽm, giúp bé tạo ra hồng cầu và ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra, sắt và kẽm cũng giúp trẻ củng cố chức năng não bộ, nâng cao trí nhớ và khả năng tập trung. Vì vậy thịt bò có thể giúp bé học tập hiệu quả hơn rất nhiều nên mẹ hãy lưu ý nhé!

Beta carotene trong súp lơ đặc biệt tốt cho thị giác, dưỡng chất này giúp đôi mắt ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra súp lơ xanh cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Vì vậy khi kết hợp bông cải xanh với yến mạch và thịt bò, chắc chắn sẽ trở thành món ăn đầy dinh dưỡng và hấp dẫn với bé.

Cũng giống như cá hồi, bơ cũng là loại quả cung cấp hàm lượng axit béo và omega 3 giúp cho sự phát triển của não bộ. Chỉ cần một trái bơ cùng ít sữa đặc, bé đã có ngay một thức uống béo ngậy, thơm ngon và đặc biệt tốt cho sự tăng cân ở trẻ.

2.4. Phở gà cùng sinh tố chuối

Phở gà giúp trẻ cải thiện tâm trạng, giảm mệt mỏi

Các bánh phở làm từ bột gạo giúp bé có nguồn năng lượng dồi dào. Ngoài ra, phở là thức ăn dễ nuốt nên khá phù hợp cho những ngày trẻ ngán cơm. Phở vừa giúp trẻ đổi món, đỡ ngán mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng cần thiết nên mẹ hãy lưu ý đưa vào thực đơn các món ăn sáng cho bé ngay nhé.

Thịt gà là nguồn thực phẩm giàu chất đạm và tạo cơ, phát triển cơ bắp. Ăn thịt gà giúp bé tăng nồng độ serotonin trong não, giúp bé cải thiện tâm trạng thêm vui vẻ, giảm mệt mỏi. Bên cạnh đó, thịt gà cũng rất giàu photpho, khoáng chất này có thể giúp hệ thống xương và răng của trẻ phát triển thêm chắc khỏe.

Chuối là loại trái cây giàu magie, đây là khoáng chất đóng vị trí quan trọng trong việc truyền tải vitamin B6 và xung thần kinh. Loại vitamin B6 lại có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển hóa các axit amin, giúp não bộ tỉnh táo và thoải mái. Ngoài ra chuối còn giúp bé tăng cân, và phát triển thể chất tốt hơn so với các loại trái cây khác. Vị thơm ngon, ngọt dịu của loại sinh ố này chắc chắn sẽ khiến bé yêu thích thú đấy!

2.5. Sữa chua trái cây tráng miệng cho bé

Sữa chua cùng dâu là món tráng miệng dinh dưỡng cho bé

Sữa chua là nguồn dinh dưỡng đem đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhờ vào Lactobacillus acidophilus và bifido. Các chất này bảo vệ các lợi khuẩn có sẵn trong đường ruột và đẩy lùi sự tấn công của các khuẩn gây hại, từ đó giúp bé ăn ngon miệng hơn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, sữa chua còn cung cấp thêm lượng kali, kẽm, iốt,…Đặc biệt là vitamin B12 sẽ giúp hệ thần kinh của trẻ được hoạt động tốt hơn.

Mẹ có thể bổ sung thêm các loại trái cây, hạnh nhân, mật ong vào sữa chua cho trẻ để con hấp thu được lượng dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra sữa mè đen hạt óc chó cũng là nguồn thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu cho não bộ mà mẹ nên lưu ý. Đây là nguồn dinh dưỡng vừa tốt cho não bộ, trí thông minh, vừa giúp cho cơ quan tiêu hóa cùng hệ thống tim mạch, hệ thống xương luôn được khỏe mạnh.

Người ta vẫn thường nói  “Hãy ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như một vị hoàng tử và ăn tối như một kẻ ăn mày”. Điều này nói lên tầm quan trọng của bữa ăn sáng đối với cơ thể con người, đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy mẹ nên tìm hiểu về các món ăn sáng cho bé như thế nào là hợp lý, hiệu quả, hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của con. Mẹ không nên cho trẻ ăn theo cảm tính, điều này có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sự phát triển chung sau này của trẻ.