Cách chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh

Việt Nam đã có những tiến bộ ấn tượng trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe bà mẹ trẻ em. Với tỷ lệ tử vong mẹ giảm 4 lần và tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm mạnh xuống còn một nửa trong những thập kỷ gần đây, chỉ số sức khỏe bà mẹ trẻ em của Việt Nam ưu việt hơn so với các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương.


Dù đã đạt được những tiến bộ như vậy, việc sinh con ở Việt Nam vẫn là một việc làm đầy rủi ro đối với nhiều phụ nữ và con cái của họ. Việc không được tiếp cận đầy đủ tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thời gian mang thai, sinh con và khi mới sinh chính là nguyên nhân gây ra 600 ca tử vong mẹ và hơn 10.000 ca tử vong trẻ sơ sinh được ghi nhận ở Việt nam mỗi năm.

Trẻ em vẫn không có được sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc sống, khi có tới 100 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi ngày vì những nguyên nhân có thể phòng tránh được. Mặc dù người dân tộc thiểu số chiếm 15% tổng dân số, nhưng tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của nhóm này cao gấp 3,5 lần so với người Kinh. Hơn nữa, còn có nhiều trường về tử vong trẻ sơ sinh và thai chết lưu không được báo cáo, đặc biệt là ở vùng nông thôn miền núi nơi dân số chủ yếu là người dân tộc.

Vì giai đoạn mang thai và sinh nở là một cơ hội quan trọng để ngăn chặn và kiểm soát những biến chứng của bà mẹ và trẻ sơ sinh, UNICEF đang cùng hợp tác với các cơ quan y tế địa phương tại Việt Nam để tăng cường một số phương pháp tiếp cận nhằm cứu sống trẻ.

Bằng những biện pháp can thiệp đơn giản, Chăm sóc cần thiết cho trẻ sơ sinh đã phát triển thành một mô hình quan trọng và được nhân rộng trên toàn quốc từ năm 2015 đạt con số 9.000 nhân viên y tế tham gia và đảm bảo có them nhiều bà mẹ và trẻ sơ sinh được hưởng lợi từ việc tiếp da kề da và bú mẹ hoàn toàn thông qua Phương pháp tiếp cận Cái ôm đầu tiên và Chăm sóc bà mẹ Kangaroo. Chúng tôi hỗ trợ thí điểm công nghệ thông tin sáng tạo để cập nhật và theo dõi các chỉ số của bà mẹ và trẻ em nhằm giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cũng như bệnh sởi, quai bị và rubella ở Việt Nam.

Khi toàn cầu bắt đầu thực hiện chương trình nghị sự Mục tiêu Phát triển Bền vững, điều quan trọng là với sự hỗ trợ của UNICEF, Việt Nam sẽ có những tiến bộ đáng kể về độ bao phủ và chất lượng chăm sóc sức khỏe trước, trong và sau khi sinh.

UNICEF Việt Nam Điện Biên nằm ở vùng Tây Bắc của Việt Nam, với 21 dân tộc sinh sống, với tổng số dân 491.046 người. Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở dân tộc thiểu số cao gấp bốn lần dân tộc Kinh Hoa. Tỉ lệ tử vong bà mẹ ở miền núi cao gấp 3 lần ở đồng bằng. Nguyên nhân của những số liệu này là tỉ lệ phụ nữ có thai đến đẻ tại cơ sở y tế rất thấp, vì vậy không đảm bảo được vấn đề vệ sinh và vô trùng. Cùng với sự giúp đỡ của đối tác phát triển Johnson&Johnson, UNICEF đã giúp cứu sống hàng triệu sinh mạng phụ nữ và trẻ em Việt Nam. Trong khoảng thời gian năm năm hợp tác, Johnson&Johnson, UNICEF và Bộ Y tế sẽ giúp nâng cao năng lực của các nhân viên y tế và cô đỡ thôn bản người dân tộc tại bốn tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Gia Lai và Kon Tum để đảm bảo thực hiện tốt việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

  • Cho mẹ Cho con
    – Sản phụ vẫn nằm ở phòng sanh.

    – Nếu mẹ và con đều bình thường, ngay lúc này có thể cho con nằm cạnh mẹ và hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú.

    Theo dõi:

    Thể trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, ra máu tại các thời điểm

    15 phút, 30 phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút và 120 phút.

    – Bảo đảm trẻ thở được bình thường: ngay khi đỡ trẻ ra, hơi nghiêng đầu trẻ để dãi dớt dễ chảy ra ngoài. Nếu có biểu hiện ngạt, phải xử trí cấp cứu ngay..

    – Giữ ấm: nhiệt độ phòng từ 26oC – 28oC, không có gió lùa. Luôn để trẻ nằm với mẹ, tốt nhất là đặt trẻ tiếp xúc da kề da trên ngực mẹ. Mặc ấm, đội mũ. Không tắm cho trẻ trước 6 giờ sau sanh.

    –  Cho  bú  mẹ  ngay  trong  vòng  1  giờ  đầu  sau  sanh. Không cho bất cứ thức ăn, nước uống nào khác.

    – Thực hiện chăm sóc thường qui: khám toàn thân, chăm  sóc  rốn,  mắt,  tiêm  vitamin  K1,  tiêm  vaccin viêm gan B và BCG.

    Theo dõi:

    – Ngay khi sanh ra: chỉ số Apgar phút thứ 1, thứ 5 và thứ 10.

    – Toàn trạng: thở, màu sắc da, thân nhiệt, tiêu hóa: 15 – 20 phút trong 2 giờ đầu.

    Lưu ý: khi theo dõi/chăm sóc mẹ và con phải đảm bảo vệ sinh ở mức tối đa:

    –    Rửa tay nước sạch và xà phòng trước và sau mỗi lần chăm sóc.

    –    Dụng cụ chăm sóc phải vô khuẩn, không dùng chung cho các sản phụ hoặc trẻ sơ sinh khác.

    –    Tã, áo, khăn, đồ dùng cho mẹ và con phải khô, sạch.

    Cho mẹ Cho con
    Phát hiện Xử trí Phát hiện Xử trí
    Mạch     nhanh     trên     90 lần/phút. Kiểm  tra  ngay HA,  cầu  an toàn, ra máu. Khó thở, ngừng thở, tím tái, cơ mềm nhẽo. Hồi  sức  thở  –  hồi sức tim – chuyển tuyến.
    HA hạ [tối đa < 90 mmHg]. Xử trí choáng sản khoa. Trẻ bị lạnh hoặc phòng lạnh. Ủ ấm, cho trẻ nằm tiếp  xúc  da  kề  da với   mẹ,   sưởi   ấm với    phương    tiện sẵn có.
    Tăng  HA  [tối  đa  >  140, hoặc  tăng  30  mmHg;  tối thiểu > 90 hoặc tăng 15 mmHg so với trước. Xử   trí   tiền   sản giật. Chảy máu rốn. Làm rốn lại.
    Tử cung mềm, cao trên rốn. Xử trí đờ tử cung.
    Chảy máu  trên  250  ml  và vẫn tiếp tục ra. Xử trí băng huyết

    sau sanh.

    Rách   âm   đạo,   tầng   sinh môn. Sắp  xếp  để  khâu lại.
    Khối máu tụ. Theo dõi để quyết định xử trí hoặc chuyển    tuyến [nếu ở xã].
    Cho mẹ Cho con
    – Đưa mẹ  và  con về  phòng,  theo  dõi các  nội dung như trên 1 giờ/lần.

    – Mẹ có băng vệ sinh sạch, đủ thấm.

    – Giúp mẹ ăn uống và ngủ yên.

    – Cho mẹ vận động sớm sau sanh 6 giờ.

    – Hướng dẫn mẹ cho con bú sớm và đúng cách.

    – Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc con, theo dõi chảy máu rốn.

    – Hướng dẫn mẹ và gia đình [bố] biết chăm sóc

    và phát hiện các dấu hiệu bất thường.

    – Yêu cầu gọi ngay nhân viên y tế khi mẹ chảy máu  nhiều,  đau  bụng  tăng,  nhức  đầu,  chóng mặt, hoa mắt.

    Theo dõi từ giờ thứ 7:

    Toàn  trạng,  co  hồi  tử  cung  [rắn  –  tròn],

    băng vệ sinh [kiểm tra lượng máu mất]

    Theo dõi trẻ 1 giờ/1 lần:

    – Luôn để  con nằm cạnh mẹ, chú ý giữ ấm cho trẻ

    – Cho bú mẹ hoàn toàn

    – Hướng dẫn bà mẹ nhận biết các dấu hiệu bất thường cần gọi ngay nhân viên y tế: trẻ bỏ bú, không thở, tím tái, chảy máu rốn.

    Theo dõi từ giờ thứ 7:

    Theo dõi trẻ 6 giờ/lần

    Toàn  trạng:  thở  [có  khó  thở?],  màu sắc da [có tím tái? có vàng không? sờ có lạnh không?], rốn [có chảy máu?], tiêu hóa, bú mẹ: có bú mẹ được không? đã ỉa phân su chưa?].

    Cho mẹ
    Phát hiện Xử trí
    – Tử cung mềm, cao quá rốn.

    – Băng vệ sinh thấm ướt máu sau 1 giờ.

    – Xoa bóp tử cung, ấn đáy lấy máu cục.

    – Tiêm thuốc co tử cung [10 đv oxytocin].

    – Kiểm tra, xử trí theo bài “Chảy máu sau sanh”.

    Cho con
    Phát hiện Xử trí
    Chưa bú mẹ hoặc khó khăn khi cho con bú. Hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú
    Trẻ lạnh hoặc phòng lạnh. – Ủ ấm cho trẻ: cho trẻ nằm tiếp xúc da kề da với mẹ, mặc thêm áo, đắp thêm chăn…

    – Làm ấm phòng.

    Khó thở, tím tái Xử trí cấp cứu [xem bài “Xử trí suy hô hấp”].
    Chảy máu rốn. Làm lại rốn. Nếu vẫn chảy máu, không tìm được nguyên nhân, mời hội chẩn hoặc chuyển tuyến trên
    Không có phân su. Kiểm tra hậu môn: nếu phát hiện “không hậu môn”, mời hội chẩn ngoại khoa hoặc chuyển tuyến
    Không đái Kiểm tra xem trẻ có được bú đủ không? Nếu không tìm thấy nguyên nhân, mời hội chẩn hoặc chuyển tuyến
    Vàng da Điều trị ngay hoặc chuyển tuyến
    Leave a reply →

  • Video liên quan

    Chủ Đề