Cách chữa váo cổ bằng mẹo

Trẹo cổ là tình trạng phổ biến ở mọi độ tuổi, đôi khi xuất hiện đột ngột vào buổi sáng sau khi thức dậy. Bệnh nếu ở mức độ nhẹ thì không quá nguy hiểm, nhưng về lâu dài thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hại. Vậy, trẹo cổ là gì và cách chữa trị thế nào? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chứng trẹo cổ là gì?

Trẹo cổ là tình trạng co thắt cơ trơn, dẫn đến rối loạn vận động ở cơ cổ và làm cho đầu bị nghiêng sang một bên. Người bị trẹo cổ thường cảm thấy đau khi xoay cổ hoặc ngẩng, cúi đầu. Chứng trẹo cổ không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều bất tiện trong vận động, sinh hoạt và làm việc. Tình trạng này hoàn toàn có thể điều trị được nếu tiếp cận đúng cách.

Dạng trẹo cổ thường gặp nhất là chứng trẹo cổ do co thắt.

2. Phân loại và nguyên nhân gây trẹo cổ

Trẹo cổ được chia ra làm 2 loại là:

Trẹo cổ cấp tính: Xảy ra đột ngột do chấn thương, nhiễm lạnh, ngủ hoặc ngồi không đúng tư thế, mang vác vật nặng khiến cho các hạch bạch huyết bị viêm và các khớp của cổ sưng lên.

Trẹo cổ mãn tính: Tiến triển theo thời gian do thói quen xấu hoặc những nguyên nhân khác như chấn thương chưa được điều trị dứt điểm. Loại trẹo cổ này khiến đầu bị nghiêng và đau đớn nhiều hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

> Xem thêm: Đau cứng cổ không xoay đầu được: Đừng chủ quan coi thường!

3. Dấu hiệu nhận biết khi bị trẹo cổ

Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình nhận biết chứng trẹo cổ mà người bệnh cần lưu ý:

  • Cứng cổ, đau nhức gây khó chịu.
  • Sưng cơ cổ.
  • Tư thế đầu bất thường: đầu bị cúi ra trước, đầu bị ngửa ra sau, đầu bị nghiêng một bên.
  • Đau đầu, đau lưng, khó nuốt thức ăn, khi nuốt có cảm giác nóng ở cổ.

Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ từ bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng Giám Đốc phòng khám ACC để tìm hiểu các nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng đau cứng cổ sau khi ngủ dậy.

4. Trẹo cổ bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không?

Tùy từng tình trạng trẹo cổ mà thời gian hồi phục sẽ khác nhau:

Đối với trẹo cổ cấp tính: Có thể cải thiện trong vòng 24 – 48 giờ. Tuy nhiên, có thể mất đến một tuần để các triệu chứng chấm dứt hoàn toàn. Đôi khi, các triệu chứng kéo dài hơn hoặc tái phát sau đó mà không rõ lý do.

Đối với tình trạng mãn tính: Bệnh sẽ khó điều trị và có thể gây biến chứng nghiêm trọng như các triệu chứng thần kinh, đau nhiều hơn, không thể lái xe, nói chuyện và giao tiếp khó khăn, các hoạt động sinh hoạt bị cản trở.

5. Các cách chữa trẹo cổ

Hiện nay, có các cách trị trẹo cổ thường được áp dụng như:

5.1. Cách điều trị trẹo cổ tại nhà

Xoa bóp: Bạn dùng tay để xoa xát vùng cổ, dùng ngón tay ấn nhẹ nhàng vào cổ, vai trong vài phút để các cơ được thư giãn và giảm đau nhức khó chịu.

Chườm nóng/lạnh: Dùng túi chườm đá hoặc khăn nóng để chườm lên chỗ bị đau nhằm giảm sưng viêm, giãn cơ và dịu cơn đau.

Điều chỉnh tư thế ngủ / ngồi / làm việc: Bạn nên ngồi thẳng lưng, đầu không cúi về phía trước, đặc biệt là khi xem điện thoại hoặc ngồi máy tính, ngủ gối cao vừa phải,…

Gợi ý các tư thế ngủ tốt cho người bị đau cổ

Nhiều người sau khi thức dậy vào buổi sáng thường có cảm giác đau lan từ vùng cổ xuống vai gáy. Theo bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng GĐ Phòng khám ACC, nếu cơn đau không xuất phát từ bệnh lý, rất có thể bạn đã ngủ sai tư thế.…

Vận động các bài tập cổ: Tập các bài tập nhẹ nhàng để kéo giãn vùng cổ, cải thiện sự chuyển động ở các cơ và giảm đau nhức.

Mẹo chữa trẹo cổ tại nhà chỉ áp dụng cho trường hợp nhẹ, có thể cắt cơn đau tạm thời nhưng có thể bị tái phát.

5.2. Dùng thuốc giảm đau

Khi bị trẹo cổ, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc như thuốc giãn cơ diazepam, thuốc giảm đau paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm ibuprofen, thuốc giảm đau mạnh codein. Ngoài ra, người bệnh còn có thể tiêm một lượng nhỏ botulinum toxin vào cơ để giảm đau hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ nên dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng mà ảnh hưởng đến sức khỏe và thuốc cũng chỉ mang tính chất giảm đau tạm thời.

5.3. Tập vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu cũng là phương pháp chữa trẹo cổ hiệu quả, an toàn, không xâm lấn. Bác sĩ sẽ tùy vào từng tình trạng bệnh mà xây dựng bài tập phù hợp, kết hợp sử dụng thêm máy móc thiết bị hỗ trợ để giảm sưng đau và cải thiện khả năng vận động cổ nhanh chóng cho người bệnh. Nếu luyện tập tại nhà, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu luyện tập tại cơ sở vật lý trị liệu ở ngoài, cần tìm đến địa chỉ uy tín, đáng tin cậy nhé!

Phòng khám ACC đã ứng dụng thành công Thiết bị giảm áp cột sống cổ Cervico 2000 trong điều trị cho rất nhiều trường hợp trẹo cổ hoặc đau cổ do thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ…

5.4. Phẫu thuật

Trường hợp nếu chứng vẹo cổ quá nghiêm trọng, những cách điều trị khác không mang lại kết quả tốt thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật. Cụ thể, phẫu thuật trẹo cổ sẽ gồm kéo dài cơ cổ, cắt dây thần kinh/cơ, hợp nhất các đốt sống cổ bất thường hoặc kích thích não làm cản trở các tín hiệu thần kinh. Lưu ý rằng phương pháp phẫu thuật cần nhiều chi phí, nhưng lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho sức khỏe như nhiễm trùng, bệnh tái phát, cơn đau nặng hơn,… Đây chỉ được khuyến khích là biện pháp cuối cùng khi điều trị nội khoa đều thất bại.

5.5. Cách chữa trẹo cổ không dùng thuốc – không phẫu thuật

Hiện nay phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống [Chiropractic] được xem là giải pháp tối ưu trong việc chữa trẹo cổ, không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật nên rất an toàn cho người bệnh. Các bác sĩ dùng một lực tay phù hợp giúp điều chỉnh các khớp xương sai lệch về vị trí ban đầu, từ đó giải phóng cơn đau, giảm chèn ép thần kinh cột sống.

Giải đáp thắc mắc về
Phương pháp Chiropractic

Tại Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị tiên phong ứng dụng phương pháp này trong điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh – xương khớp. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị xương khớp, ACC đã thành công chữa trị cho nhiều bệnh nhân bị trẹo cổ, giúp họ khỏe mạnh và trở về với cuộc sống thường ngày. Hơn nữa, quy trình thăm khám tại ACC chuyên nghiệp, nhanh chóng, nhằm hỗ trợ quá trình thăm khám và điều trị cho bệnh nhân diễn ra tốt nhất có thể.

Khi điều trị trẹo cổ, các bác sĩ nước ngoài tại ACC sẽ kết hợp kỹ thuật Trị liệu thần kinh cột sống và Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng với nhiều thiết bị hiện đại nhằm mang lại hiệu quả cao, đẩy nhanh quá trình hồi phục và đảm bảo sức khỏe ổn định cho người bệnh.

Nhìn chung, người bị trẹo cổ không chỉ đau đớn khó chịu mà còn gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt, nếu tìm được phương pháp chữa trị phù hợp sẽ mang lại tỷ lệ hồi phục cao. Do vậy, nếu bạn nhận thấy mình hoặc người thân có dấu hiệu trẹo cổ thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!

Một vài lần, sau khi ngủ dậy chúng ta thấy cổ đau và hơi nghiêng về một bên. Vẹo cổ khiến cử động khó khăn, kèm theo cảm giác đau nhức, khi có người gọi hoặc cần quay về phía bị đau chúng ta thường quay cả người chứ không quay cổ được… Vẹo cổ xuất hiện nhiều hơn khi mùa đông về.

Theo y học cổ truyền, vẹo cổ còn gọi là lạc chẩm hay thất chẩm. Vậy, nguyên nhân gây vẹo cổ là gì? cách khắc phục vẹo cổ như thế nào?

Triệu chứng khi bị vẹo cổ

  • Cổ bị căng cứng, nghiêng về một bên trong tư thế gò bó để chống đau.
  • Cử động cổ khó khăn, khó quay cổ hoặc cúi.
  • Cảm giác đau nhức khó chịu.
  • Sự đau nhức tăng lên khi cố làm động tác quay cổ.
  • Cơn đau lan xuống bả vai, chi trên hoặc vùng liên sống bả vai…

Vẹo cổ [Ảnh minh họa]

Nguyên nhân bị vẹo cổ

  • Do tư thế lúc ngủ không hợp lý [đầu gối quá cao hoặc quá cứng] khiến cho đầu cổ lệch về một bên.
  • Do các cơ vùng cổ: cơ thang, cơ ức đòn chũm bị căng giãn kéo dài mà sinh đau.
  • Do lao động quá sức kéo dài, người yếu.
  • Do phong hàn xâm nhập vào kinh lạc làm cho kinh khí bị ngăn trở.
  • Do thoái hóa cột sống cổ.
  • Do cổ bị lạnh…

Vẹo cổ do nằm ngủ không đúng tư thế, thoái hóa cột sống cổ… [Ảnh minh họa]

Các phương pháp khắc phục chứng vẹo cổ

1. Xoa, day cổ, xương bả vai

Phương pháp:

  • Dùng mô của bàn tay hoặc gốc bàn tay day hai bên vai.
  • Day phần lưng phía dưới cổ, giữa hai xương bả vai.
  • Khi day, xoa từ nhẹ đến nặng, sao cho những cơ co cứng mềm dần ra.

Lưu ý: Xoa, day mạnh ngay từ đầu sẽ khiến các cơ của bệnh nhân theo phản xạ co cứng lại sẽ càng đau hơn.

2.  Xoa bóp khối cơ ở vùng cổ từ trên xuống dưới

Phương pháp:

  • Dùng các ngón tay xoa bóp khối cơ ở vùng cổ từ trên xuống dưới, từ cổ ra tới mỏm vai [5-10 lần].
  • Đầu ngón tay trỏ lướt tìm khối cơ trong vùng giữa hai xương bả vai để tìm thớ cơ căng cứng như một dây nhỏ nằm chéo từ trên xuống dưới và từ cột sống ra bên cạnh [tương ứng với đốt sống lưng thứ 6, dưới đốt sống cổ 7 là đốt sống lưng thứ 1].
  • Dùng ngón cái bấm mạnh vào thớ cơ căng cứng giữa hai xương bả vai sao cho cảm thấy đau nhức xuyên lên vai [day bấm khoảng 1 phút].
  • Dùng ngón tay cái day ấn từ nhẹ đến mạnh [khoảng 2 phút] điểm đau nhất vùng cổ.
  • Sau khi thực hiện các động tác trên để người bệnh tự quay cổ nhiều lần đến khi có cảm giác mỏi, tê, tức là được.

Lưu ý: khi thực hiện phương pháp xoa bóp có thể dùng dầu, rượu xoa bóp để tăng thêm tác dụng khi trị liệu.

3. Day bóp huyệt lạc chẩm

Day bóp huyệt lạc chẩm điều trị chứng vẹo cổ [Ảnh minh họa]

Phương pháp:

  • Vị trí huyệt lạc chẩm nằm ở mu bàn tay, giữa 2 ngón tay trỏ và ngón tay giữa cách khớp xương bàn tay – ngón tay 0,5 tấc.
  • Dùng ngón tay cái bấm dần từ mép da lên ngón trên cổ tay, vị trí nào đau tức nhất đó là huyệt lạc chẩm.
  • Day, ấn huyệt lạc chẩm trong vòng 2 phút.
  • Tiếp tục day đến khi nào thấy cơ cổ mềm hơn và không còn đau nữa.

4.  Day bóp huyệt phong trì, phong phủ, đại chùy, kiên tỉnh, thiên tông, hậu khê

Phương pháp:

  • Lần lượt day bấm các huyệt: phong trì, phong phủ, đại chuỳ, kiên tỉnh, thiên tông, lạc chẩm, hậu khê của bệnh nhân, mỗi huyệt day ấn từ 1 – 2 phút.
  • Vận động cổ của bệnh nhân bằng cách một tay đỡ cằm, tay kia để ở xương chẩm, nhẹ nhàng vận động đầu bệnh nhân qua phải, qua trái với góc độ tăng dần.
  • Khi cảm thấy cơ mềm không có trở lực thì dùng sức [hơi mạnh] lắc đầu bệnh nhân sang phải và về phía sau, tiếp tục làm tương tự phía bên trái [khi vận động lắc có thể nghe thấy tiếng kêu]. Lưu ý phương pháp lắc cổ chỉ thực hiện khi người thực hiện biết thao tác chuẩn động tác này.

Day bóp huyệt phong trì, đại chùy, thiên tông… [Ảnh minh họa]

5. Chườm bằng muối sao nóng hoặc muối sao với lá ngải cứu

Chuẩn bị:

  • Lấy một ít muối ăn cho vào chảo sao nóng [sao cho đến khi hết tiếng nổ của muối].
  • Cho ngải cứu [đã rửa sạch và cắt thành 3 hoặc 4 đoạn] vào chảo đảo nhanh sau đó trút ra và gói vào khăn tạo thành nhiều lớp.

Phương pháp thực hiện:

  • Dùng muối sao với ngải cứu [hoặc muối sao nóng] chườm nóng vùng bị đau cho đến khi nguội.
  • Tiếp tục sao nóng, chườm nhiều lần cho đến khi giảm đau.

Lưu ý: thực hiện trong một vài ngày cho đến khi khỏi hẳn.

6. Châm cứu

  • Dùng kim châm cứu châm thẳng hoặc xiên, sâu từ 0,5-1 thốn tại chỗ có cảm giác căng tức.
  • Khi châm có cảm giác như điện giật lan tới mút ngón tay.

Lưu ý: bệnh nhân đến bệnh viện, các cơ sở châm cứu có uy tín để châm cứu [không tự ý châm cứu tại nhà]

Châm cứu để điều trị vẹo cổ [Ảnh minh họa]

7. Dùng thuốc giảm đau

Nếu thực hiện các phương pháp trên mà bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân nên kết hợp dùng thuốc giảm đau [lưu ý sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ].

Lời kết

Vẹo cổ, đông y còn gọi là thất chẩm hay lạc chẩm là một triệu chứng thường gặp. Nguyên nhân gây vẹo cổ do tư thế gối đầu khi ngủ hoặc cao quá hoặc thấp quá…khiến cho khí huyết không điều hoà, cơ cổ bị kéo giãn quá lâu, đầu bị vẹo về một bên.

Vì vậy, để đề phòng vẹo cổ khi đi ngủ không nên gối đầu quá cao, giữ đúng tư thế khi làm việc hoặc học tập, tránh nằm ngủ nơi ẩm thấp, gió lạnh khi mùa đông về…

Vì sao bệnh mộng du lại khó điều trị

Mộng du là một chứng bệnh, tuy không phổ biến nhưng người bệnh thường tự đưa mình vào chỗ nguy hiểm hoặc gây gây ra những tai họa nghiêm trọng cho người khác. Trong gia đình nếu có người đã mắc bệnh mộng du thì con cái của họ dễ có khả năng bị ảnh hưởng từ cha mẹ, anh chị em… Vậy, nguyên nhân gây bệnh mộng du là gì? Cách điều trị bệnh mộng du như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề