Cách dạy bé ghép vần lớp 1

Phương pháp dạy trẻ học đánh vần tiếng Việt

Đối với mỗi bậc phụ huynh có con chuẩn bị bước vào lớp 1 có lẽ việc dạy cho con làm thế nào để đánh vần, học vần là vấn đề rất được quan tâm. Có rất nhiều phương pháp dạy con đánh vần tiếng Việt, dưới đây là một số lưu ý bố mẹ cần biết để con học đánh vần hiệu quả. Mời các bố mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái

Nhiều bạn nhầm lẫn giữa tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái.

Chẳng hạn: Chữ b, tên gọi là "bê", âm đọc là "bờ". Để nhớ và phân biệt tên gọi và âm đọc có thể dùng câu sau:

Chữ "bê" [b] em đọc là "bờ"

Chữ "xê" [c] em đọc là "cờ", chuẩn không?

Đặc biệt có 3 chữ cái c [xê], k [ca], q [quy] đều đọc là "cờ". Theo thầy Trần Mạnh Hưởng thì chữ q không gọi tên là "cu" nữa mà gọi tên là "quy".

Với các phụ âm, nguyên âm ghi bởi 2 - 3 chữ cái thì các bạn nhớ bảng sau:

2. Đặc điểm ngữ âm và đặc điểm chữ viết của tiếng Việt

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, những đặc điểm loại hình này có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học Học vần.

a] Về ngữ âm

Tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều thanh điệu, các âm tiết được nói rời, viết rời, rất dễ nhận diện. Mặt khác, ranh giới âm tiết tiếng Việt trùng với ranh giới hình vị, do vậy, hầu hết các âm tiết tiếng Việt đều có nghĩa. Chính vì điều này, tiếng [có nghĩa] được chọn làm đơn vị cơ bản để dạy học sinh học đọc, viết trong phân môn Học vần.

Với cách lựa chọn này, ngay từ bài học tiếng Việt đầu tiên, học sinh đã được tiếp cận với một tiếng tối giản, là nguyên liệu tạo nên các từ đơn và từ phức trong tiếng Việt, Cũng vì vậy, học sinh chỉ học ít tiếng nhưng lại biết được nhiều từ chứa những tiếng mà các em đã biết.

b] Về cấu tạo

Âm tiết tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ, các yếu tố trong âm tiết kết hợp theo từng mức độ lỏng chặt khác nhau: phụ âm đầu, vần và thanh kết hợp lỏng, các bộ phận trong vần kết hợp với nhau một cách chặt chẽ. Vần có vai trò đặc biệt quan trọng trong âm tiết. Đây là cơ sở của cách đánh vần theo quy trình lập vần [a-mờ-am], sau đó ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng [lờ-am-lam-huyền-làm].

3. Cách đánh vần 1 tiếng

Ta thấy 1 tiếng đầy đủ có 3 thành phần: âm đầu - vần - thanh, bắt buộc phải có: vần - thanh, có tiếng không có âm đầu.

Ghi nhớ:

1. Mỗi tiếng thường có 3 bộ phận: Âm đầu, vần và thanh

2. Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.

Ví dụ 1. Tiếng an có vần "an" và thanh ngang, không có âm đầu. Đánh vần: a - nờ - an.

Ví dụ 2. Tiếng ám có vần "am" và thanh sắc, không có âm đầu. Đánh vần: a - mờ - am - sắc - ám.

Ví dụ 3. Tiếng bầu có âm đầu là "b", có vần "âu" và thanh huyền. Đánh vần: bờ - âu - bâu - huyền - bầu.

dụ 4. Tiếng nhiễu có âm đầu là "nh", có vần "iêu" và thanh ngã. Đánh vần: nhờ - iêu - nhiêu - ngã - nhiễu.


Ví dụ cấu tạo tiếng "nhiễu"

Chú ý: Vần đầy đủ có âm đệm, âm chính và âm cuối.

Thí dụ 5. Tiếng Nguyễn âm đầu là "ng", có vần "uyên" và thanh ngã. Vần "uyên" có âm đệm là "u", âm chính là "yê", âm cuối là "n". Đánh vần "uyên" là: u - i - ê - nờ - uyên hoặc u – yê [ia] - nờ - uyên. Đánh vần "Nguyễn" là: ngờ - uyên - nguyên - ngã - nguyễn.

Ví dụ cấu tạo vần của tiếng Nguyễn

Ví dụ 6. Tiếng yểng, không có âm đầu, có vần "yêng" và thanh hỏi. Vần "yêng" có âm chính "yê", âm cuối là "ng". Đánh vần: yêng - hỏi - yểng.

Ví dụ 7. Tiếng bóng có âm đầu là "b", vần là "ong" và thanh sắc. Đánh vần vần "ong": o - ngờ - ong. Đánh vần tiếng "bóng": bờ - ong - bong - sắc - bóng.

Ví dụ 8. Tiếng nghiêng có âm đầu là "ngh", có vần "iêng" và thanh ngang. Vần "iêng" có âm chính "iê" và âm cuối là "ng". Đánh vần tiếng nghiêng: ngờ - iêng - nghiêng. Đây là tiếng có nhiều chữ cái nhất của tiếng Việt.

Ví dụ 9. Với từ có 2 tiếng Con cá, ta đánh vần từng tiếng: cờ - on - con - cờ - a - ca - sắc - cá.

Sử dụng từ và hình ảnh khi dạy đánh vần.

Ví dụ 10. Phân biệt đánh vần "da" [trong da thịt ] và "gia" [trong gia đình].

"da" : dờ -a-da.

"gia" có âm hoàn toàn như "da" nhưng vì lợi ích chính tả được đánh vần là: gi [đọc là di]-a- gia.

Như vậy các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về đánh vần các tiếng theo sách giáo khoa cải cách giáo dục.

Cập nhật: 05/07/2017

Trước khi dạy bé cách đánh vần, bé cần nhớ mặt chữ và dấu câu. Bố mẹ nên cho bé học thuộc các thành tố này qua các bài học mỗi ngày. Hãy sử dụng các bộ đồ chơi chữ cái có màu sắc sinh động để bé dễ tiếp thu. Thỉnh thoảng bố mẹ hãy hỏi bé “đây là chữ gì” để bé được ôn tập một cách tự nhiên.

Bạn đang xem: Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần

Hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến các bậc phụ huynh cách hướng dẫn con đánh vần ở nhà. Đánh vần tuy không khó nhưng là một bước ngoặt giúp trẻ bắt đầu tập đọc. Đặc biệt chúng tôi sẽ lưu ý nhiều hơn đến cách học 29 chữ cái ghép vần.

Thông báo:  Ra mắt kênh Youtube: Ánh Dương Education hướng dẫn luyện chữ đẹp online ngay tại nhà miễn phí.

Hướng dẫn học 29 chữ cái ghép vần cho bé lớp 1

Đầu tiên phải tập cho bé học thuộc 29 chữ cái. Phụ huynh lưu ý ban đầu nên cho bé học các chữ cái đơn trước. Bởi vì những chữ ghép sẽ khá phức tạp với các bạn nhỏ. Khi đã thành thạo chữ cái đơn, thì việc học chữ ghép hay ghép vần cũng đơn giản hơn. 

Để học thuộc thì hàng ngày các mẹ nên cho con mình học lại chữ cái. Khi đó sẽ hình thành thói quen ghi nhớ tự nhiên. Sau đó bạn có thể chỉ bất kì một chữ cái để xem con mình đã ghi nhớ hoàn toàn chưa. Đây cũng là một phương pháp luyện trí nhớ rất hay cho các bạn nhỏ.

Chữ cái ghép vần các em sẽ được học ngay sau khi thành thạo 29 chữ cái Tiếng Việt. Hãy nói cho con hiểu về định nghĩa. Âm ghép với âm tạo thành tiếng. Ví dụ âm “bờ” [B] ghép với âm “a” tạo thành tiếng mới là “ba”. Sau đó tiếng ghép thêm với các dấu thanh sẽ tạo thành tiếng mới. Chẳng hạn: bờ a ba huyền bà, bờ a ba ngã bã. Mới đầu các bạn đọc sẽ rất chậm nhưng không sao. Quan trọng là các em đã thuộc bảng chữ cái thì việc ghép vần rất dễ dàng. Dần dần các bạn ấy sẽ đọc được nhanh hơn, thành thạo hơn. 

Phân tích 29 chữ cái ghép vần cho phụ huynh

Phụ huynh khi dạy con nên tự phân chia trong đầu những nhóm sau để việc dạy được dễ hơn. Đó là những chữ cái được ghép với nhau thành một vần khác để tạo ra những từ mới. Trong 29 chữ cái ghép vần của bảng chữ cái Tiếng Việt gồm có:

– 10 nguyên âm: Là những chữ cái đọc lên tự nó có thanh âm: a, e, i, o, u, y, và các biến thể ê, ô, ơ, ư. Tên chữ và âm chữ đọc giống nhau.

– 2 nguyên âm: ă, â hai chữ này không đứng riêng một mình được, mà phải ghép với các phụ âm c, m, n, p, t.

– Vần ghép từ nguyên âm: ai, ao, au, ay, âu, ây, eo, êu, ia, iu, oa, oe, oi, ôi, ơi, ua, ưa, uê, ui, uy, ưi, iêu, oai, oay, oay, uôi, ươi, ươu, uya, uyu…

– Vần ghép từ một hay hai nguyên âm hợp với một hay hai phụ âm. Cụ thể: ac, ăc, âc, am, ăm, âm, an, ăn, ân, ap, ăp, âp, at, ăp, ât, em, êm, en, ên, ep, êp, at, êt,.., inh, iêng, uông,…

– Phụ âm là những chữ tự nó không có âm, ghép vào nguyên âm mới có âm được.

– 15 phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, r, e, t, v, x. 

– 2 phụ âm không đứng một mình được: p và q. 

– 11 phụ âm ghép: ch, gh, kh, ngh, nh, ph, qu, th, tr [phần này cho các bạn nhỏ học sau để đỡ nhầm lẫn].

Tham khảo thêm bài viết: Dạy bé đánh vần hiệu quả cần chuẩn bị những gì?

Ghép vần thành những từ có ý nghĩa giúp các em đọc tiếng Việt tốt hơn

  • Phát âm thứ tự từng mẫu tự + Nguyên âm + Mẫu tự – nguyên âm + dấu [ nếu có] + chữ ghép vần.

Ví dụ: 

– Mẹ: mờ – e – me – nặng – mẹ.

– Ba: bờ – a – ba

  • Phát âm phụ âm ghép + Vần + Phụ âm ghép – vần + Dấu [nếu có] + Chữ ghép vần

Ví dụ: 

Trường: trờ – ương – trương – huyền – trường.

Bạn: bờ – an – ban – nặng – bạn.

Nếu khó khăn trong việc hướng dẫn các em, mời các bạn phụ huynh để lại câu hỏi dưới phần bình luận của bài. Chúc các bé nhanh tiến bộ trong việc tập đọc. 

Video liên quan

Chủ Đề