Cách độ độ cận lens

Ngày nay việc đo mắt đều được tiến hành bằng các máy móc hiện đại, kết quả kiểm tra thị lực thường chứa nhiều ký hiệu chuyên môn khiến người tiêu dùng đau đầu, không biết thị lực thực tế của mình là bao nhiêu.

Do đó, dưới đây Eye Secret sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu các thông số trên phiếu kết quả để đọc được độ cận/viễn chính xác nhé!

  1. VD: Khoảng cách từ tròng kính đến đồng tử khi đeo kính, đơn vị tính: milimet. 
  2. R [Right] hoặc OD: Kết quả đo thị lực mắt phải
  3. L [Left] hoặc OS: Kết quả đo thị lực mắt trái
  4. S / SPH / Sphere / Cầu: Số độ của tròng kính, dấu "-" là bạn bị cận thị, "+" là viễn thị
  5. C / CYL / Cylinder / Trụ: Số độ loạn thị
  6. A / AX / Axis / Trục: Hướng trục loạn thị, tương ứng với độ loạn thị, bạn không cần quan tâm đến con số này nhé.
  7. Kết quả thường được đo nhiều lần, rồi lấy con số trung bình [AVG] làm căn cứ xác định độ cận
  8. S.E: Số độ kính kiến nghị sử dụng, những bạn cần đeo kính áp tròng có thể mua kính áp tròng theo độ này
  9. PD: Khoảng cách giữa hai đồng tử, đơn vị tính: milimet

Thông thường, quá trình kiểm tra thị lực sẽ tiến hành thông qua hai bước, gồm 'Đo mắt bằng máy điện tử' và 'Đo mắt bằng cách lắp kính mẫu'.

Dùng máy để đánh giá tình trạng mắt, dựa trên bảng kết quả mà chúng ta vừa phân tích bên trên, sẽ có kết quả cụ thể về độ cận, viễn, loạn... của mắt, nhưng đây chỉ là số liệu trên lý thuyết, chưa đủ để phản ánh thị lực thực tế của mắt.

Ví dụ, với hình chụp dưới đây, chúng ta có thể xác định tình trạng mắt của bạn này như sau:


Mắt phải: cận -3.25, loạn -1.50 độ, trục loạn 171

=> Độ kính kiến nghị -4.00

Mắt trái: cận -5.50, loạn 1.00, trục 176 độ

=> Độ kính kiến nghị -6.00

  • Đo mắt bằng cách lắp kính mẫu: 

Tuy nhiên, kết quả đo bằng máy điện tử chỉ là số liệu lấy làm căn cứ, chứ không thể hiện chính xác độ cận của bạn, do trong quá trình đo có thể xảy ra sai sót như tư thế đặt mắt không đúng, nước mắt, gỉ mắt tạo thành thấu kính trước con ngươi gây sai lệch kết quả... Do đó cần tiến hành bước tiếp theo là gắn miếng kính mẫu vào đeo thử.

Với cách kiểm tra này, chúng ta có thể biết chính xác độ cận/viễn, độ loạn cũng như trục loạn của mắt, ngoài ra còn biết được độ kính thích hợp để đạt được thị lực tốt nhất

Do đó, cách chính xác nhất để biết được độ cận/viễn thực tế của mắt là kiểm tra độ của tròng kính mà khi bạn đeo mắt thấy thoải mái nhất, nhìn rõ nhất.

Kính áp tròng ngoại trừ dùng để làm đẹp ra, còn có một công dụng rất quan trọng nữa là điều chỉnh tật cận thị. Do khi đeo kính gọng, giữa thấu kính và tròng mắt có một khoảng cách nhất định, còn kính áp tròng đeo sát vào mắt, nên sẽ không còn hiệu ứng khoảng cách này nữa.

Vì thế, khi chọn kính áp tròng, chúng ta phải điều chỉnh lại độ cận để tránh bị mỏi mắt khi đeo. Muốn biết chính xác độ cận mình sẽ chọn cho kính áp tròng, mời các bạn tham khảo hình bên dưới nhé.


Còn với các bạn vừa cận vừa loạn thì thế nào?

Nếu độ loạn thị của bạn không quá 2 độ, thì bạn sẽ cộng thêm một nửa số độ loạn thị vào độ cận của kính áp tròng mà bạn định chọn. Kết quả sau cùng mới là số độ cận chính xác mà bạn nên chọn cho kính áp tròng của mình đấy.

Ví dụ:

Như kết quả phân tích bên trên, trong trường hợp độ kính mà bạn này đeo đúng với kết quả đo mắt trên phiếu, bạn này sẽ đeo kính áp tròng với độ cận như sau:

  • Mắt phải: Cận -3.25, loạn -1.50 độ, vậy kính áp tròng mà bạn chọn sẽ có độ cận = -3.25 - [-0.25] + [-1.50÷2] = -3.75
  • Mắt trái: Cận -5.50, loạn 1.00, vậy kính áp tròng mà bạn chọn sẽ có độ cận = -5.50 - [-0.50] + [-1.00÷2] = -5.50

***Với kính áp tròng Eye Secret, bạn có thể mua lệch độ với tất cả các dòng trừ kính màu 1 ngày [đóng gói theo cặp] nhé! 

Cận lệch độ là gì? Nếu bạn là “fan” nhà Titan thì chắc hẳn đã từng xem qua các bài viết về cận lệch rồi. Có thể hiểu, cận lệch độ là tình trạng khúc xạ hai bên mắt không đồng nhất. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở những người bị cận thị.

Thông thường khi bị cận, đa số thường chọn kính gọng vì nó tiện lợi và có nhiều ưu điểm. Tất nhiên, một số khác sẽ chọn kính áp tròng vì sản phẩm này có tính thẩm mỹ cao. Vậy khi bị cận thị lệch độ có dùng được kính áp tròng không? Nếu dùng thì chăm sóc mắt thế nào mới tốt? Xem ngay nội dung dưới đây để biết đáp án nhé!

Bị cận lệch độ có thể dùng kính gọng hay kính áp tròng đều được

Thật may cho những ai yêu thích lens cận! Bị cận lệch độ vẫn dùng được kính áp tròng nếu bạn muốn. Khi đi đo mắt và mua lens, các bạn nên nhờ bác sĩ hoặc chuyên gia nhãn khoa tư vấn thật kỹ. Bởi lẽ so với kính gọng, các mẫu lens “kén chọn” hơn, không phải ai cũng dùng được.

Thêm nữa, 2 mắt cận không đều nhau nên mua kính áp tròng phải lưu ý độ cận hai bên. Cần phải phân biệt lens cận phải – trái để tránh dùng nhầm. Ngoài ra, chọn lens cận giảm độ so với độ cận đo khám. Cụ thể hơn:

  • Cận 1.25 – 5.00 độ thì giảm 0.25 độ khi đeo lens.
  • Cận 5.25 – 7.00 độ thì giảm 0.5 độ khi đeo lens.
  • Cận 7.25 – 8.5 độ thì giảm 0.75 độ khi đeo lens.
  • Cận 9.0 – 10.00 độ thì giảm 1.00 độ khi đeo lens.
So với kính gọng, các mẫu lens “kén chọn” hơn, không phải ai cũng dùng được

Cận lệch độ đeo lens cận cần chú ý những gì?

Thứ nhất, cận thị khi mua lens thì thường sẽ đeo kính thấp hơn độ cận. Hơn nữa, cận thị lệch nên các bạn cần chú ý nắp khay đựng lens. Trên nắp sẽ có chữ ghi L [Trái] và R [Phải]. Sau khi dùng, chỉ cần vệ sinh và đặt kính đúng bên để khỏi nhầm lẫn ở lần dùng sau.

Thứ hai, cần xem kỹ các thông tin của sản phẩm. Như: cách dùng lens cận, cách đeo lens, cách tháo lens … Và quan trọng nhất là cách bảo quản lens cận chuẩn, an toàn với mắt và tránh hỏng. Tuyệt đối không sử dụng kính áp tròng cận thị khi hết hạn.

Thứ ba, ban đầu khi dùng kính áp tròng chắc chắn sẽ thấy hơi cộm mắt, khó chịu. Có điều, đây chỉ là cảm giác lúc chưa quen thôi, sau vài ngày sẽ hết. Với những ai bị cận lệch độ, tốt nhất ngày đầu tiên chỉ dùng kính 3 – 4h/ngày. Đến ngày thứ 2, thứ 3 thì tăng dần lên; sang ngày thứ tư thì có thể dùng 6 – 8h/ngày. Nếu mắt xuất hiện tình trạng đỏ, nhức… thì nên kiểm tra xem thử có dùng nhầm bên không. Trường hợp chỉnh lại lens nhưng không đỡ thì hãy tạm ngưng dùng và khám lại mắt.

Thứ tư, không dùng chung kính áp tròng với người khác và không đeo kính khi ngủ. Nếu muốn trang điểm, hãy đeo lens trước. Riêng những ai bị cận lệch và có cấu trúc mắt hơi nhỏ, đừng chọn các mẫu kính giãn tròng nhé!

Cận thị lệch cần chú ý nắp khay đựng lens có chữ ghi L [Trái] và R [Phải]

Một vài lưu ý quan trọng khi chăm sóc mắt bị cận thị lệch độ

Cận lệch dễ dẫn đến bị nhược thị nếu không chăm sóc đúng cách. Nhược thị là gì và nguy hiểm thế nào thì nghe thôi đã thấy “sợ” rồi. Lúc đó, dù các bạn có dùng kính cũng vô ích mà thôi. Nhiều trường hợp bị cận lệch quá nặng có nguy cơ bị mất thị lực hoàn toàn.

Để cải thiện mắt cận lệch thì dùng kính thôi chưa đủ. Các bạn cần lưu ý rất nhiều vấn đề từ sinh hoạt, làm việc cho đến ăn uống. Đồng thời, đừng tự ý đeo kính cao hơn độ cận hay áp dụng các bài tập cho mắt cận lệch chưa qua kiểm chứng. Nếu dùng sai cách, nhiều khả năng bạn sẽ khiến tình trạng mắt tệ hơn đấy!

Một vài chú ý cần ghi nhớ khi chăm sóc mắt cận lệch độ như sau:

  • Dùng kính gọng hoặc kính áp tròng cận thị theo chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia nhãn khoa…
  • Khi sử dụng máy tính, điện thoại, các thiết bị điện tử… Thì nên dùng kính để ngăn ánh sáng xanh hại mắt. Hạn chế dùng các vật dụng này vào ban đêm/
  • Thường xuyên nhỏ mắt khi đeo lens cận và đừng quên nháy mắt để mắt không bị khô.
  • Ưu tiên thực phẩm tốt cho mắt như: rau xanh, cà rốt, các loại cá… Nếu muốn dùng thực phẩm chức năng tốt cho mắt thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Định kỳ khám mắt 3 tháng hoặc 6 tháng/lần. Nếu mắt có dấu hiệu bất thường thì nên khám ngay.
Cần vệ sinh và bảo quản lens cận đúng cách để dùng lâu

Liên hệ để được tư vấn thêm

Trên đây là một vài thông tin giúp giải đáp câu hỏi “Cận lệch độ có sử dụng được kính áp tròng hay không?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé đến Mắt kính Titan để được tư vấn thêm về: kính thuốc, kính lão, kính mát, phụ kiện kính thời trang… Liên hệ với Titan qua Hotline: 0902815245Fanpage Kính thuốc. Chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp và tư vấn giúp bạn chọn được sản phẩm phù hợp nhất.

Phong Linh

Video liên quan

Chủ Đề