Cách khai thác nhu cầu thuốc tại điểm kinh doanh

Chiến lược kinh doanh nhà thuốc hợp lý sẽ giúp nhà thuốc nhanh chóng phát triển và mở rộng quy mô. Nhưng lập chiến lược kinh doanh này như thế nào và nhà thuốc cần lưu ý điều gì? Bạn hãy cùng tôi đi tìm hiểu nhé.

Chiến lược kinh doanh nhà thuốc hiệu quả

1. Chiến lược kinh doanh nhà thuốc

Muốn kinh doanh nhà thuốc thành công, bạn phải lập kế hoạch chiến lược kinh doanh nhà thuốc cụ thể. Dưới đây là một vài gợi ý trong việc lập chiến lược kinh doanh nhà thuốc mà bạn có thể tham khảo.

1.1. Xác định mục tiêu và sứ mệnh của nhà thuốc

Muốn xác định được điều này, các nhà thuốc phải trả lời được những câu hỏi sau: Nhà thuốc của bạn muốn trở thành đơn vị như thế nào? Mục tiêu lớn mà nhà thuốc muốn đạt được là gì?

Một số mục tiêu kinh doanh mà nhà thuốc hay hướng tới như yếu tố lợi nhuận, uy tín và sự lớn mạnh của nhà thuốc trên thị trường.

1.2. Phân tích cơ hội, thách thức của thị trường

Trong kinh doanh không thể tránh được những khó khăn. Tuy nhiên, thách thức luôn đi kèm với cơ hội, nếu nhà thuốc xử lý tốt thì đây có thể là cơ hội giúp nhà thuốc phát triển hơn.

Thị trường dược phẩm đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các nhà thuốc không chỉ nhận sự cạnh tranh từ các nhà thuốc với nhau, mà còn từ phòng khám, quầy thuốc của bệnh viện, trạm y tế, cơ sở y học cổ truyền,… 

Mỗi mặt hàng dược lại có nhiều nhà cung cấp và mỗi nhà thuốc cũng có nhiều mặt hàng khác nhau; giá cả và chất lượng mỗi sản phẩm cũng khác nhau. Trước sự cạnh tranh khắc nghiệt đó, các nhà thuốc cần tạo được sức mạnh cho nhà thuốc mình. 

Đồng thời, nên ưu tiên chọn những mặt hàng chất lượng và nhà cung cấp uy tín để đem lại nhiều lợi ích nhất cho nhà thuốc của mình. Nắm được tâm lý khách hàng và đảm bảo về giá sản phẩm cũng tạo được nhiều cơ hội cho các nhà thuốc.

Nhà thuốc cũng nên lưu ý, không kinh doanh những sản phẩm không có số đăng ký, quá hạn hạn sử dụng hoặc quy trình sản xuất không được đảm bảo,… để tránh ảnh hưởng tới uy tín.

Cạnh tranh từ nhà thuốc bệnh viện

1.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của nhà thuốc

Việc sử dụng tối đa những nguồn lực sẵn có rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh nhà thuốc. Cụ thể:

  • Địa điểm buôn bán thuận lợi, trang thiết bị máy móc đạt chuẩn GPP.
  • Văn hóa nhà thuốc, nắm bắt thông tin chặt chẽ, nguồn nhân lực vững chuyên môn, có lối tư vấn cuốn hút.
  • Bộ máy quản lý năng động, gọn nhẹ, chiến lược kinh doanh phù hợp,…

1.4. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược, kế hoạch tác nghiệp

Xây dựng chiến lược kinh doanh nhà thuốc là việc làm hết sức cần thiết. Chiến lược kinh doanh nhà thuốc sẽ thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Một chiến lược kinh doanh nhà thuốc cơ bản sẽ bao gồm các phần như:

  • Xác định mục tiêu hướng tới.
  • Đề ra chính sách phù hợp hoàn cảnh để đạt được mục tiêu.
  • Phân phối nguồn lực một cách hợp lý nhất.

Để đảm bảo được chiến lược diễn ra thuận lợi, nhà thuốc cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực giỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý đối với nhân viên trong nhà thuốc.
  • Quan hệ tốt với đối tác và khách hàng bằng sự quan tâm, tôn trọng, chăm sóc tận tình,…
  • Phát triển danh mục thuốc đảm bảo mặt hàng đủ chủng loại, phong phú, chất lượng tốt. Gồm các mặt hàng như thuốc OTC, các thực phẩm chức năng, thuốc tim mạch, kháng sinh, đái tháo đường, ung thư,… 
  • Đáp ứng nhu cầu thuốc dựa theo biến động của thị trường như thời tiết, dịch bệnh để dự trữ phù hợp.
  • Xây dựng hệ thống quản lý bằng máy tính để vận hành nhà thuốc chính xác và nhanh chóng hơn.
Quản lý nhà thuốc bằng phần mềm

1.5. Kiểm tra, đánh giá lại kết quả

Trong quá trình thực hiện kế hoạch chiến lược kinh doanh, nhà thuốc cần căn cứ vào tình hình hiện tại để kiểm tra xem kế hoạch kinh doanh đã thực hiện đến đâu, có thuận lợi không và gặp khó khăn gì? 

Từ đó, chủ nhà thuốc đưa ra quyết định xem có nên tiếp tục kế hoạch hay không?

Đối với các sản phẩm thuốc trong kho, chủ nhà thuốc cần kiểm tra số lượng và hạn dùng thuốc tồn trong kho thường xuyên. Hạn chế tới mức tối đa các thuốc cận date hoặc hết date.

1.6. Lập lại quy trình hoạch định

Quá trình hoạch định của nhà thuốc diễn ra liên tục và có thể được điều chỉnh lại dựa trên kết quả đã đạt được.

Có thể nói, bám sát tiến trình hoạch định đã đề ra sẽ giúp các nhà thuốc lên chiến lược kinh doanh phù hợp. Điều này cũng đòi hỏi cao về năng lực lãnh đạo và quản trị của chủ nhà thuốc. 

Nhà thuốc cần ghi nhớ, điều quan trọng nhất để nhà thuốc phát triển là nâng cao chất lượng dịch vụ và tư vấn bán hàng, giá cả thuốc cạnh tranh hợp lý. Xây dựng được nhiều mối quan hệ với khách hàng và các nhà cung cấp.

>> Xem thêm: Tăng doanh thu nhà thuốc hiệu quả với 7 bí kíp của Phan Vui

Trong quá trình kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh nhà thuốc, chủ nhà thuốc cần lưu ý một vài các yếu tố sau:

2.1. Vị trí, địa điểm kinh doanh

Để kinh doanh nhà thuốc thành công cần lựa chọn mặt bằng bán hàng phù hợp. Bởi một địa điểm kinh doanh đẹp sẽ quyết định đến 70% thành công trong kinh doanh của nhà thuốc. 

Một số địa điểm mở nhà thuốc lý tưởng như gần khu nơi dân cư có thu nhập cao, gần chợ, gần chung cư hoặc con phố đông hộ gia đình,…

2.2. Chất lượng sản phẩm, giá thành

Xu hướng chung của người dân là thích những sản phẩm ngon - bổ - rẻ. Đối với mặt hàng thuốc, những thuốc hiệu quả và giá cả hợp lý luôn được lòng khách hàng. 

Giá cả thuốc hợp lý

Muốn đảm bảo được điều này, chủ nhà thuốc cần tìm nguồn hàng đảm bảo. Hiện nay, có nhiều nguồn cung ứng thuốc mà bạn có thể lựa chọn như chợ thuốc tây, chợ thuốc giá sỉ, qua trình dược viên,…

Nhà thuốc cũng cần lưu ý, khi lấy hàng ở chợ thuốc tây thì cần có kinh nghiệm để lọc ra những đại lý bán thuốc chất lượng và giá rẻ. Nếu có ít vốn thì bạn chỉ nên chọn những sản phẩm thuốc và dụng cụ y tế thiết yếu về bán.

2.3. Dịch vụ, tư vấn tại nhà thuốc

Cùng với giá thuốc, dịch vụ tư thuốc tốt sẽ quyết định xem khách hàng có quay trở lại nhà thuốc của bạn nữa không? 

Đa phần khách hàng tin tưởng các giấy tờ pháp lý. Do đó, để tạo lòng tin cho khách, các nhà thuốc nên treo giấy chứng nhận nhà thuốc đạt chuẩn GPP ở những nơi trang trọng và bắt mắt. 

Ngoài ra, cần đào tạo nhân viên bán hàng chu đáo, lịch sự, tư vấn nhiệt tình để tạo niềm tin cho khách hàng. Đồng thời, nhà thuốc cũng chú ý tới các chi tiết nhỏ như thiết kế quầy thuốc sao cho khoa học và đồng bộ về màu sắc.

2.4. Các yếu tố khác

Một vài yếu tố cũng ảnh hưởng tới quá trình phát triển của nhà thuốc như:

  • Hoạt động xây dựng thương hiệu và truyền thông hợp lý.
  • Áp dụng kĩ thuật, sử dụng các phần mềm quản lý nhà thuốc chuyên nghiệp.
  • Các yếu tố xã hội, dịch bệnh, khả năng kinh tế của dân xung quanh nhà thuốc,...
Truyền thông hợp lý

3. Công thức thành công khi kinh doanh mở nhà thuốc

Muốn kinh doanh nhà thuốc thành công, chủ nhà thuốc cần tuân thủ theo công thức 8 bước sau:

  • Thiết lập mục tiêu cụ thể: Một định hướng rõ ràng giúp nhà thuốc tập trung hơn trong việc sắp xếp thời gian, tìm kiếm các kiến thức và tài nguyên một cách tối ưu.
  • Điều kiện và thủ tục kinh doanh nhà thuốc: Nắm rõ các thủ tục, cũng như điều kiện pháp lý khi kinh doanh nhà thuốc sẽ giúp nhà thuốc hoạt động trơn tru, tránh khỏi sự quan tâm đặc biệt của thanh tra y tế.
  • Lựa chọn địa điểm kinh doanh nhà thuốc hợp lý.
  • Trang bị các thiết bị tiêu chuẩn cho nhà thuốc.
  • Đảm bảo nguồn hàng chất lượng.
  • Giá bán hợp lý.
  • Tạo thiện cảm với khách hàng.
  • Bán theo tổ hợp nhiều sản phẩm một lúc.

>> Xem thêm: Khóa học Đột phá doanh số nhà thuốc

Trên đây là những kinh nghiệm hữu ích nhất trong việc lập chiến lược kinh doanh nhà thuốc. Nếu thấy bài viết hay, bạn đừng quên like và chia sẻ để nhiều người cùng biết.

Mọi câu hỏi của bạn có liên quan đến các khóa học của PFN vui lòng gọi điện đến hotline 0913 356 756 để được tư vấn ngay nhé.

Video liên quan

Chủ Đề