Cách làm quần áo nhanh khô khi trời mưa

Giặt quần áo vào sáng sớm, vắt quần áo kỹ trong máy giặt, phơi ở trong nhà với khoảng cách rộng,… là những lưu ý khi giặt giũ vào mùa mưa giúp quần áo nhanh khô hơn, không có mùi hôi.

Mùa mưa đến ở khắp các miền, thời tiết ẩm ướt kéo dài khiến quần áo lâu khô, khi khô rồi lại có mùi hôi, ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nhiều người vì không biết cách làm quần áo khô nhanh hơn nên thậm chí không có đủ quần áo để mặc hay phải mặc đi mặc lại một bộ trong nhiều ngày.

Một số mẹo nhỏ giúp quần áo nhanh khô hơn dưới đây sẽ giúp cho gia đình bạn tha hồ đối phó với mùa mưa.

1. Nên giặt quần áo vào lúc sáng sớm

Dĩ nhiên là bạn có quyền rảnh lúc nào thì giặt lúc ấy. Nhưng nếu giặt vào buổi chiều muộn, quần áo sẽ không đủ thời gian để khô, trong khi bạn cần mặc chiếc áo đó vào sáng mai. Thế nên thời điểm được cho là phù hợp nhất, tạo điều kiện để quần áo khô trong ngày chính là vào lúc sáng sớm.

2. Ngâm quần áo bằng nước ấm

Vào những ngày thời tiết mưa ẩm, nếu sau khi giặt giũ xong, quần áo được ngâm trong chậu nước ấm khoảng 60 độ C rồi vắt ráo, đem đi phơi thì quần áo sẽ nhanh khô hơn. Lý do là nước nóng sẽ bốc hơi nhanh hơn so với nước lạnh trong ngày mưa gió.

3. Vắt quần áo thật khô trước trong máy giặt

Chiếc máy giặt nhà bạn có tính năng thực sự rất thuận tiện cho mùa mưa này. Vì thế hãy tận dụng thật tốt. Chế độ này giúp loại bỏ lượng nước còn lại trên quần áo. Nên thời gian phơi sẽ được rút ngắn lại rất nhiều.

4. Giũ kỹ và ủi trước khi phơi

Nghe có vẻ vô lý nhưng việc ủi sẽ giúp bay hơi một lượng nước đáng kể còn lưu lại trong quần áo sau khi giặt. Và sẽ còn khô nhanh hơn nếu bạn ủi cả hai mặt.

Không những vậy, ủi quần áo trước khi phơi giúp quần áo không bị nhăn nhó, đẹp hơn; giúp loại bỏ những vi khuẩn còn lại trên quần áo. Nhờ vậy, quần áo thơm tho, sạch sẽ và mặc vào thoải mái hơn rất nhiều.

5. Phơi quần áo lên cao với khoảng cách rộng

Quần áo phơi không sát nhau và phơi trên cao sẽ thông thoáng và mát mẻ hơn nhiều, nhờ vậy mà hơi nước sẽ bốc đi nhanh hơn.

Bên cạnh đó, nên phơi ngược những chiếc quần bò, quần âu; cho phần thắt lưng và miệng túi dày dặn quay xuống dưới.

6. Giặt trước những bộ quần áo cần thiết

Những bộ quần áo đi làm, đi học như áo đồng phục, sơ mi, quần âu,... hay những bộ trang phục cần thiết trong thời gian ngắn thì nên để vào một giỏ để ưu tiên giặt trước; những bộ quần áo còn lại thì để giặt sau. Như vậy bạn sẽ không rơi vào tình thế bị động khi quần áo cần không kịp khô.

Những bộ quần áo bị ra màu hay có màu trắng cũng nên để riêng ra do độ ẩm cao có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trang phục.

7. Phơi quần áo trong nhà

Phơi quần áo trong nhà sẽ giúp bạn hạn chế được những tác động tiêu cực của thời tiết, mưa gió thất thường. Tuy nhiên, phơi trong nhà cũng cần phải lựa chọn chỗ phơi phù hợp.

Không nên phơi ở trong nhà tắm thì nơi này thường ẩm thấp, không có độ thông thoáng, nhiều vi khuẩn nên quần áo vừa lâu khô, vừa không sạch sẽ. Không nên phơi quần áo gần nhà bếp bởi quần áo sẽ dễ bị ám mùi khói, mùi thức ăn khó chịu.

Tốt nhất nên phơi ở những nơi thoáng mát như gần cửa sổ hay ở nơi cao ráo, rộng rãi. Cũng nên chú ý để mang quần áo ra ngoài phơi khi thời tiết khô ráo hoặc có nắng.

9. Cuộn quần áo trong khăn lông khô

Đây cũng là một bí quyết giúp làm rút bớt nước từ quần áo. Đó là sau khi vắt kỹ, bạn trải một tấm khăn lông khô ra, cho quần áo vừa vắt vào và cuộn lại rồi tiếp tục vắt. Quần áo sẽ nhanh khô hơn cả những gì bạn tưởng tượng.

10. Sấy khô bằng quạt gió

Nếu không có nắng thì gió cũng có thể làm quần áo khô khá nhanh. Vào mùa mưa, kết hợp với việc phơi quần áo trong nhà, hãy bật thêm một chiếc quạt gió hay máy sấy. Sau vài chục phút và quần áo đã khô hơn trông thấy.

Mùa mưa này nếu không có nắng hay sự hỗ trợ các thiết bị điện lạnh hiện đại như máy giặt, máy sấy thì các bạn sinh viên sẽ làm khô quần áo như thế nào nhỉ? Cùng tìm hiểu xem nhé!

Vào những ngày trời mưa liên miên, quần áo không kịp khô để các bạn mặc đi làm, đi học thì lựa chọn đơn giản nhất là mặc luôn đổ còn ẩm ướt ra đường. Tuy nhiên quần áo còn ẩm ướt như vậy sẽ gây ra mùi hôi rất khó chịu cho cả bạn và người xung quanh.

Ngoài ra, quần áo ẩm ướt còn là môi trường để nấm mốc, vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn sẽ dễ mắc những bệnh về da liễu, hô hấp, đường tiêu hóa hay những khu vực "kín đáo". Vậy nên dù thế nào cũng phải mặc quần áo khô bạn nhé. Nếu quần áo phơi hoài vẫn không khô thì hãy thử những cách dưới đây.

Giặt quần áo vào sáng sớm

Nếu bạn phơi quần áo quá trễ thì sẽ không đủ thời gian để chúng được khô ráo nhất. Vì vậy thời gian lý tưởng nhất để bạn giặt quần áo là buổi sáng sớm, nguyên một ngày là đã đủ để quần áo khô rồi.

Các bạn sinh viên có lẽ đã quen với việc thức dậy vào sáng sớm để học tập, nên có vẻ mẹo này khá hợp với các bạn nhỉ?

Giặt quần áo bằng nước ấm

Nước ấm không chỉ giúp quần áo bốc hơi nhanh hơn mà nó còn khử sạch vi khuẩn, đặc biệt khi thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển. Nếu nhà không có máy giặt hoặc máy không có chế độ giặt nước nóng, bạn có thể ngâm quần áo sau khi giặt vào nước nóng, vắt ráo rồi phơi.

Ngâm quần áo trong nước nóng và vắt ráo giúp chúng nhanh khô hơn

Ủi trước khi phơi

Nếu phòng trọ của bạn có bàn ủi thì có thể sử dụng để làm bay hơi một phần lớn lượng nước còn trong quần áo. Việc này không những giúp cho trang phục đẹp đẽ, thẳng thớm, mà còn loại bỏ những vi khuẩn còn sót lại, quần áo có mùi thơm, sạch sẽ, mát mẻ hơn.

Khi thực hiện bạn nhớ ủi cả 2 mặt để quần áo khô nhanh hơn nhé!

Phơi quần áo hợp lý

Trước khi phơi quần áo, bạn cần vắt chúng khô nhất có thể và giũ thật kỹ để giảm lượng nước thừa cũng như hạn chế các vết nhăn. Sau đó trải rộng khăn lông khô và cuốn quần áo vào trong, tiếp tục vắt để khăn hút bớt nước từ quần áo rồi đem phơi.

Với những chiếc quần bò, quần âu, bạn dùng móc kẹp ngược ống quần lên dây phơi, để phần thắt lưng và miệng túi quay xuống dưới, như vậy những chúng sẽ dễ khô hơn.

Nếu phòng trọ của bạn có khoảng không gian rộng như sân thượng lớn, thì có thể giăng dây thiếc hoặc cây sào dài để phơi. Cách làm này giúp quần áo nhận được nhiều ánh nắng mặt trời nhất có thể, nhanh khô hơn.

Trường hợp không có diện tích, bạn có thể chọn cách phơi đồ trong phòng. Hãy phơi chúng gần cửa sổ hoặc trên những cây phơi đồ trong nhà, và đừng quên chừa không gian thông thoáng giữa các đồ phơi tối thiểu 5cm để gió có thể thổi qua, làm chúng dễ khô hơn nhé.

Sử dụng máy sấy tóc

Bạn có thể thực hiện bằng cách cho quần áo ướt vào một túi nilong thủng đáy, nhớ là lỗ thủng đừng có lớn quá nhé. Sau đó cho máy sấy tóc vào rồi bịt kín phần đầu túi nilong lại. Sấy khoảng vài phút là quần áo sẽ khô ráo ngay thôi.

Bạn lưu ý không nên sấy liên tục trong thời gian quá lâu vì sẽ làm máy nóng quá tải gây hư máy

Hải Minh   -   Thứ tư, 14/10/2020 11:22 [GMT+7]

Thời tiết mưa nhiều, ẩm ướt, quần áo giặt bằng máy giặt lâu khô, việc giặt phơi không đúng cách cũng gây mùi hôi, nấm mốc khó chịu...

Giặt đồ bằng nước nóng

Để quần áo nhanh khô, bạn có thể sử dụng máy giặt có chế độ giặt nước nóng để quần áo vừa được khử sạch vi khuẩn, vừa khô nhanh hơn nhé.

Nếu nhà không có máy giặt hoặc máy không có chế độ giặt nước nóng thì bạn cũng có thể nấu nước nóng [vừa đủ giặt tay], sau khi giặt xong nhúng quần áo vào rồi vắt trước khi phơi, mẹo dùng này sẽ khiến hơi nóng sẽ bốc hơi nhanh khiến đồ nhanh khô hơn.

Dùng thêm nước xả vải

Tốt hơn là dùng nước xả vải một lần xả để quần áo của bạn được thơm tho và sạch xà phòng ngay trong lần xả nước đầu tiên. Chú ý là dù giặt tay hay giặt máy, thì quần áo cần phải ngâm nước xả trong vòng 10 -15 phút để cho mùi hương thấm sâu vào trong từng thớ vải, giúp cho quần áo của bạn và gia đình thơm lâu hơn, tránh được những mùi ẩm mốc, khó chịu do các vi khuẩn thường xuất hiện trong mùa mưa gây ra.

Khi phơi

Thật lý tưởng nếu nhà bạn có diện tích sân rộng hoặc sân thượng, khi thời tiết có nắng gió hãy tranh thủ mang quần áo ra phơi, quần áo sẽ nhanh khô và thơm.

Bạn cũng nên dự phòng một chỗ phơi quần áo trong nhà để đề phòng trời mưa, vì nếu phải phơi quần áo trong nhà bếp thì quần áo dễ nhiễm mùi thức ăn, nếu phơi trong nhà tắm ẩm thấp thì quần áo khó khô, thậm chí còn làm cho quần áo bị ẩm ướt hơn và có mùi hôi.

Có nhiều cách giúp quần áo nhanh khô mùa mưa ẩm. Ảnh: TL

Ủ trong khăn bông

Nếu nhà không có máy móc gì để hỗ trợ, bạn có thể dùng chiếc khăn bông dày, ủ đồ cần phơi trong đó 1 lúc cho khăn hút bớt ẩm rồi đem phơi,...

Nếu có thể hãy sắm một chiếc máy sấy, hoặc máy giặt có chế độ này để sấy sau khi phơi. Thời tiết ẩm thấp, nếu sấy xong rồi phơi quần áo bị hút lại độ ẩm bên ngoài, không thể khô hoàn toàn.

Là [ủi] đồ trước khi mặc

Việc này vừa giúp dáng quần áo đẹp hơn mà còn triệt tiêu tối đa độ ẩm còn giữ trên vải trong quá trình lưu trữ. Không nên hong quần áo bằng quạt vì sẽ chỉ khiến hơi nước ngưng tụ nhiều hơn.

Nên là [ủi] quần áo trước khi mặc. Việc ủi quần áo sẽ không chỉ giúp trang phục đẹp đẽ, thẳng thớm hơn, mà còn giúp loại bỏ những vi khuẩn còn sót lại trên quần áo và giúp quần áo có mùi thơm hơn, sạch sẽ, mát mẻ hơn.

Phơi ngược

Đối với những chiếc quần jean hoặc quần tây vải dầy, bạn hãy phơi ngược cho phần thắt lưng và miệng túi xuống dưới. Cách làm này sẽ giúp quần khô nhanh hơn.

Video liên quan

Chủ Đề