Cách nấu nước la đinh lăng

Lá đinh lăng có tác dụng gì? Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không? Đây là những câu hỏi được nhiều người đặt ra khi có ý định sử dụng lá đinh lăng. Hãy cùng META tìm hiểu về tác dụng của lá đinh lăng trong bài viết dưới đây nhé!

Tác dụng của lá đinh lăng

Lá đinh lăng là một vị thuốc dân gian lâu đời và được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Bạn có thể sử dụng lá đinh lăng khô để pha trà hoặc sử dụng lá đinh lăng tươi để nấu nước uống. Lá đinh lăng có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như:

  • Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ trước và sau sinh.
  • Giúp lợi sữa và chữa tắc sữa.
  • Công dụng chữa dị ứng ngoài da, dị ứng thời tiết, mẩn ngứa, mề đay.
  • Chữa ho dai dẳng do thời tiết.
  • Giúp lợi tiểu, giải độc cơ thể, giảm các triệu chứng cảm sốt.
  • Hỗ trợ chữa trị các chứng mất ngủ, khó ngủ.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng đau mỏi lưng, tê chân tay.
  • Giúp giảm hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp bé ngủ ngon hơn.

Ngoài các tác dụng trị bệnh trong y học cổ truyền thì lá đinh lăng cũng được ứng dụng để làm đẹp. Lá đinh lăng có chứa các chất axit amin, vitamin B, methionin… có tác dụng hỗ trợ quá trình dưỡng trắng da. Bạn có thể xông hơi mặt bằng lá đinh lăng trong khoảng từ 5 đến 10 phút để làm sạch sâu các lỗ chân lông và làm trắng da mặt.

Bên cạnh đó, lá đinh lăng cũng có tác dụng trị mụn hiệu quả. Bạn có thể áp dụng công thức mặt lạ lá đinh lăng bằng cách giã nhuyễn lá đinh lăng cùng một chút muối biển sạch, sau đó đắp lên các vùng da có mụn, khi hỗn hợp khô thì rửa sạch lại bằng nước và thực hiện các bước chăm sóc da cơ bản. Các bạn lưu ý là không đắp lên vùng da có vết thương hở nhé.

>> Xem thêm: Uống rượu đinh lăng có tác dụng gì? Cách ngâm rượu đinh lăng cả củ

Cách nấu nước lá đinh lăng

Bạn chuẩn bị khoảng 200g lá đinh lăng tươi, có thể thay đổi lượng lá tùy sở thích uống đặc hay nhạt của bạn.

Sau đó, bạn mang lá đinh lăng rửa sạch và bỏ vào nồi nước đang sôi.

Đậy vung lại và đun trong khoảng từ 10 đến 20 phút. Bạn tắt bếp, gắp hết lá đinh lăng ra.

Đổ nước lá đinh lăng ra cốc và thưởng thức. Với lá đinh lăng khô, bạn có thể sử dụng từ 30g đến 40g để hãm trà trong khoảng 15 phút để uống.

Xem video cách nấu nước lá đinh lăng tươi

Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?

Nước lá đinh lăng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y học cổ truyền và làm đẹp. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước lá đinh lăng hàng ngày thay cho nước lọc, bởi vì nước lá đinh lăng có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Lá của cây đinh lăng có chứa nhiều chất saponin. Chất này có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở những người mắc hội chứng ruột kích thích và thậm chí là gây phá hủy hồng cầu. Ngoài ra, khi bạn uống quá nhiều nước đinh lăng, cơ thể dung nạp quá nhiều saponin sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nôn mửa. Do đó, bạn không nên uống nước đinh lăng thường xuyên, chỉ nên sử dụng đủ trong một thời gian nhất định. Nếu gặp phải các tác dụng phụ kể trên, bạn nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Xem thêm: Lá trà xanh có tác dụng gì? Tác dụng của lá trà xanh với sức khỏe và làm đẹp

Trên đây là những thông tin về lá cây đinh lăng mà META muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin này là có ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Để được hỗ trợ tư vấn thêm về các sản phẩm chăm sóc da mặt, thực phẩm chức năng, hãy truy cập website META.vn hoặc liên hệ trực tiếp tại:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>>> Xem thêm:

Xem thêm 11 bình luận

Cây đinh lăng được mệnh danh là thần dược cho người nghèo. Bởi trong dân gian, cây đinh lăng rất dễ tìm, dễ trồng và rất dễ ứng dụng những công dụng của cây đinh lăng vào trong cuộc sống. Tuy là loại cây thân quen nhưng không ai phủ định công dụng của cây đinh lăng. Từ trong những kinh nghiệm dân gian cho đến những nghiên cứu khoa học đều chứng minh được rằng: Đinh lăng thật sự rất bổ ích cho cơ thể con người.

Thật chất loại cây đinh lăng nào mới dùng để chữa bệnh?

Ít ai biết rằng, tại Việt Nam, Đinh lăng được chia làm 6 loại.

Khi nói đến cây đinh lăng dược liệu chúng ta nên hiểu rằng đó là loài Đinh lăng xẻ lá nhỏ [ tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Harms, thuộc họ Ngũ gia bì – Araliaceae; nhóm cây gỗ nhỏ, cao 0,8 – 1,5 mét, không lông, không gai, lá kép 3 lần lông chim, dài 20 – 40 cm. Cây được trồng phổ biến để làm gia vị, làm cây cảnh và làm thuốc].

Cây Đinh Lăng chữa bệnh gì?

– Chữa phong thấp, thấp khớp [dùng rễ đinh lăng]

– Chữa ho suyễn [rễ cây đinh lăng]

– Nổi mề đay, ngứa, dị ứng [lá đinh lăng]

– Chữa tắc tia sữa [rễ nấu nước hoặc lá nấu cháo]

– Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng [rễ nấu nước uống] hoặc có thểm ngâm rượu củ đinh lăng dùng trong các bữa ăn hàng ngày.

– Bảo vệ tế bào gan, chữa chứng thiếu máu não, mất ngủ cũng là một trong những công dụng chính của cây đinh lăng

Một số bài thuốc từ cây đinh lăng mà bạn có thể dễ dàng ứng dụng

Theo kinh nghiệm dân gian, lá đinh lăng được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá… và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.

Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.

Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Để phát huy công dụng của cây đinh lăng trong trường hợp này, bạn chỉ cần thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.

  • Thông tia sữa, căng vú sữa:

Phụ nữ đang nuôi con đôi khi tự nhiên mất sữa có thể lấy rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

  • Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng:

Lá đinh lăng tươi từ 150 – 200g, nấu sôi khoảng 200ml nước [có thể dùng nước sôi có sẵn ở “phích”]. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5 – 7 phút chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.

Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8gr, củ xương bồ 6gr; Gừng khô 4gr, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

  • Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương:

Lấy 40gr lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.

Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.

  • Chữa đau lưng mỏi gối [chữa cả tê thấp]:

Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30gr, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.

Cách sử dụng toàn bộ cây đinh lăng hợp lý

  • Cách sử dụng lá cây đinh lăng

Lá cây đinh lăng thường được thu hoạch tỉa dần trong năm. Khi lá già, mầu sậm lại ta sẽ tỉa và dùng dần. Lá khô dùng làm gối, hoặc làm trà, sắc uống chữa bệnh. Lá là phần rẻ nhất và ít được ưa chuộng hơn so với rễ.

  • Cách sử dụng cành đinh lăng

Thường được các hộ thu mua,trồng cây chặt thành từng đoạn để làm giống. Khi mà cơn sốt vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Người người nhà nhà rủ nhau trồng đinh lăng. Thì việc thân cành cây này chỉ để làm giống, chứ ít nơi băm sấy nấu nước

Thân cây đinh lăng chính là phần to nhất của cây đinh lăng. Đây là phần nổi trên mặt đất .Vỏ mầu xanh sậm đến xám ghi. Phần này thường có kích cỡ to 3-7cm. Không thể làm hom giống do tái sinh kém hơn cành. Phần thân này các địa điểm thu mua thường cho vào máy cắt thành miếng lát. Mỗi lát dày 0,5cm sau đó cho vào sấy khô.

Miếng thân cành sấy khô này sẽ được bán cho các hiệu thuốc đông y phục vụ các bài thuốc có sử dụng vị đinh lăng. Đây chưa phải là phần tốt nhất. Nhưng giá trị của nó chỉ xếp sau rễ củ đinh lăng.

Đây là phần bổ nhất của cả cây đinh lăng,các rễ này là nơi tập trung Saponin nhiều nhất. Màu rễ vàng trắng,khi phơi đi rất ngót. Do phần lõi gỗ trong rễ nhỏ. Giá của rễ đinh lăng thường cao. Sử dụng rễ để ngâm rượu hoặc sắc thuốc bồi bổ cơ thể,chữa bệnh xương,khớp

Video liên quan

Chủ Đề