Cách viết hồ sơ quân đội 2022

Người xin dự tuyển quân đội tự khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng các nội dung trong lý lịch; không tẩy xoá, sửa chữa và nhờ người khác viết hộ.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn viết lý lịch tự khai làm hồ sơ sơ tuyển quân đội
  • Xét lý lịch 3 đời vào quân đội gồm những ai?
  • Thông tin tuyển sinh các trường quân đội năm 2022
  • Quân đội Việt Nam có bao nhiêu quân khu, binh chủng, quân đoàn?
  • Tuyển sinh quân đội năm 2022: Toàn bộ thông tin quan trọng

Họ và tên: Viết đúng họ, chữ đệm và tên, ghi như trong giấy chứng minh nhân dân, bằng chữ in hoa. Ví dụ: NGUYỄN VĂN A.

Nam, nữ: là nam thì ghi chữ “nam”, là nữ thì ghi chữ “nữ”.

Sinh năm: viết đúng ngày, tháng, năm sinh đã ghi trong giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay: viết rõ thôn [số nhà, đường phố], xã [phường], huyện [quận], tỉnh [thành phố].

Nơi ở hiện tại: viết rõ thôn [số nhà, đường phố], xã [phường], huyện [quận], tỉnh [thành phố].

Chứng minh nhân dân số, cấp tại, ngày cấp: ghi đúng theo chứng minh nhân dân được cơ quan công an cấp, có giá trị hiện hành.

Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại của người cần báo tin.

Bí danh: viết các bí danh đã dùng.

Nguyên quán: là nơi sinh sống của ông, bà nội, cha đẻ, trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ [nếu không biết rõ bố, mẹ].

Dân tộc: viết tên dân tộc gốc của bản thân như: Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường…[nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài].

Tôn giáo: ghi rõ đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo… ghi cả chức sắc trong tôn giáo [nếu có], không theo đạo nào thì ghi “không”.

Xem thêm: Dịch Cụm Từ ” Sổ Sách Kế Toán Tiếng Anh Là Gì ? Dịch Cụm Từ Sổ Sách Kế Toán

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất [hoặc cải tạo công thương nghiệp]: cố nông, bần nông, trung nông, phú nông, địa chủ, công chức, viên chức, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, tiểu tư sản, tư sản…

Thành phần bản thân hiện nay: viết rõ: công nhân, nông dân, công chức, viên chức, nhân viên, thợ thủ công, bộ đội, nhà văn, nhà báo, chủ doanh nghiệp…; nếu sống phụ thuộc gia đình thì ghi là học sinh, sinh viên hoặc chưa có việc làm.

Trình độ văn hóa: viết rõ 12/12 chính quy; 12/12 bổ túc văn hoá.

Trình độ ngoại ngữ: viết theo văn bằng hoặc chứng nhận đã được cấp: Đại học Anh ngữ, Pháp ngữ, Nga ngữ…[nếu tốt nghiệp đại học ngoại ngữ]. Đối với hệ bồi dưỡng ngoại ngữ thì ghi là: Anh, Pháp, Nga…trình độ A, B, C, D.

Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam: viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đảng [chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện tỉnh hoặc cơ quan Trung ương].

Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: viết rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp.

Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn: đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật gì thì viết theo văn bằng đã được cấp, thuộc chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức, nếu có nhiều bằng thì ghi tất cả.

Cấp bậc: Bậc lương đang hưởng [nếu có]

Lương chính hiện nay: theo ngạch chuyên viên, kỹ thuật viên, kỹ sư,…[nếu có]

Ngày nhập ngũ QĐNDVN [TNXP], ngày xuất ngũ, lý do: Ghi rõ ngày, tháng, năm nhập ngũ, xuất ngũ và lý do xuất ngũ.

Hoàn cảnh gia đình: Cần khai Cha, mẹ đẻ [hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ], anh chị em ruột của bản thân, vợ [chồng], con cái. Viết rõ: họ và tên, năm sinh, quê quán; chỗ ở, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng người.

Quá trình hoạt động của bản thân: tóm tắt quá khứ từ thời niên thiếu cho đến ngày tham gia hoạt động xã hội, đi học ở đâu, đi làm ở đâu, giữ chức vụ gì.

Năm tới em có dự định thi vào trường Quân đội tuy nhiên em nghe nói thí sinh thi vào trường Quân đội phải trải qua rất nhiều thủ tục đặc biệt là hồ sơ giấy tờ rất rườm rà. Cho em hỏi là muốn thi vào trường Quân đội thì em phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào, trình tự ra làm sao? Trình tự đăng ký, tổ chức sơ tuyển và lập hồ sơ tuyển sinh vào các trường trong quân đội được thực hiện như thế nào? Xin hãy tư vấn giúp em! Em xin chân thành cảm ơn!

Trách nhiệm của thí sinh có nguyện vọng thi vào trường Quân đội là gì?

Căn cứ tại Điều 17 Thông tư 17/2016/TT-BQP quy định về trách nhiệm của thí sinh như sau:

Các thí sinh đăng ký dự tuyển vào các trường trong Quân đội phải tham gia sơ tuyển theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và đăng ký tham dự Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia trong năm đăng ký dự tuyển để lấy kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng.

Quy trình đăng ký tuyển sinh đối với thí sinh có nguyện vọng thi vào trường Quân đội là gì?

Trách nhiệm của các cấp trong quân đội đối với thí sinh có nguyện vọng thi vào trường Quân đội là gì? 

Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 17/2016/TT-BQP quy định về trách nhiệm của các cấp trong Quân đội như sau:

- Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng về công tác sơ tuyển vào các trường trong Quân đội.

- Chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Giám đốc [Hiệu trưởng] các trường trong Quân đội chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng về tổ chức sơ tuyển và chất lượng sơ tuyển thí sinh thuộc quyền hoặc trong phạm vi quản lý; không để lọt những trường hợp không đủ tiêu chuẩn tuyển sinh vào học; không để xảy ra các sai sót, gian lận trong hồ sơ đăng ký dự tuyển.

- Ban Tuyển sinh quân sự quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh [sau đây viết gọn là cấp huyện], đơn vị cấp trung đoàn và tương đương [sau đây viết gọn là cấp trung đoàn] chịu trách nhiệm:

+ Tổ chức chặt chẽ việc sơ tuyển và đăng ký dự tuyển;

+ Tổ chức khám sức khỏe, xác minh chính trị, lập hồ sơ đăng ký dự tuyển cho thí sinh đúng thời gian, bảo đảm chất lượng, hạn chế thấp nhất việc loại trả hồ sơ sau khi đã lập hồ sơ đăng ký dự tuyển và loại ra sau khi trúng tuyển nhập học;

+ Tạo Điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, không ngừng nâng cao chất lượng và số lượng nguồn tuyển sinh.

Trình tự đăng ký, tổ chức sơ tuyển và lập hồ sơ tuyển sinh vào các trường trong Quân đội được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 20 Thông tư 17/2016/TT-BQP và được sửa đổi bởi khoản 5, 6 Điều 1 Thông tư 42/2017/TT-BQP có quy định về trình tự đăng ký, tổ chức sơ tuyển và lập hồ sơ tuyển sinh như sau:

*Về đăng ký và mua hồ sơ

- Đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1

+ Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội mua hồ sơ và đăng ký sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện;

+ Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ đăng ký sơ tuyển tại đơn vị cấp trung đoàn;

+Thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1 [nguyện vọng cao nhất] vào một trường trong Quân đội ngay từ khi làm hồ sơ sơ tuyển [nếu trường có nhiều ngành đào tạo, thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển vào một ngành]; các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội hoặc hệ dân sự của các trường Quân đội, việc đăng ký thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Các trường Quân đội chỉ xét tuyển đối với thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 [nguyện vọng cao nhất]. Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện có trách nhiệm thông báo rộng rãi, hướng dẫn thí sinh làm hồ sơ sơ tuyển, thí sinh đã tham gia sơ tuyển vào các trường thuộc Bộ Công an thì không tham gia sơ tuyển vào các trường thuộc Bộ Quốc phòng. Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện chủ động phối hợp với Ban Tuyển sinh Công an cấp huyện để đối chiếu danh sách thí sinh sơ tuyển”.

*Về đăng ký dự Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia

- Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội, mua hồ sơ, làm thủ tục và đăng ký dự Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ, Ban Tuyển sinh quân sự cấp trung đoàn chịu trách nhiệm liên hệ, mua hồ sơ, hướng dẫn thí sinh làm thủ tục, đăng ký dự thi Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho quân nhân đã sơ tuyển đủ tiêu chuẩn;

- Trường hợp thay đổi việc tổ chức kỳ thi, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện.

*Về kê khai hồ sơ:

- Thí sinh phải tự mình viết kê khai các mẫu biểu, hồ sơ sơ tuyển thuộc Phần quy định thí sinh tự khai và trực tiếp đến nộp hồ sơ sơ tuyển cho Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện [đối với thanh niên ngoài Quân đội] hoặc cấp trung đoàn [đối với quân nhân tại ngũ] theo đúng thời gian quy định;

- Khi đến nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển, thí sinh phải mang theo Giấy chứng minh nhân dân [hoặc thẻ căn cước công dân], sổ hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác để đối chiếu.

*Về chụp ảnh hồ sơ:

- Ảnh chụp thẳng [kiểu chứng minh nhân dân], cỡ 4x6 cm, trên nền phông màu xanh hoặc vàng, trong thời hạn 6 tháng tính đến thời Điểm đăng ký dự tuyển;

- Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện, đơn vị cấp trung đoàn nếu Điều kiện thuận lợi tổ chức chụp ảnh tập trung cho thí sinh tại nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển. Thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển, cán bộ chuyên trách tuyển sinh cấp huyện hoặc đơn vị cấp trung đoàn chịu trách nhiệm trả ảnh cho thí sinh và yêu cầu thí sinh trực tiếp dán ảnh vào hồ sơ tuyển sinh, đối chiếu ảnh, người thật, chứng minh nhân dân [hoặc thẻ căn cước công dân] và các giấy tờ tùy thân của thí sinh bảo đảm đúng là thí sinh đăng ký dự tuyển; đồng thời thu hồ sơ đăng ký dự tuyển ngay sau khi thí sinh dán ảnh vào hồ sơ;

- Trường hợp không tổ chức chụp ảnh tập trung, thí sinh phải trực tiếp đến nộp ảnh cùng với hồ sơ đăng ký dự tuyển; ảnh phải rõ, cùng kiểu, cùng loại, chưa qua xử lý bằng các Phần mềm xử lý ảnh.

+ Cán bộ chuyên trách tuyển sinh khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển phải đối chiếu ảnh, người thật, chứng minh nhân dân [hoặc thẻ căn cước công dân] và các giấy tờ tùy thân của thí sinh;

+ Chỉ nhận hồ sơ và ký vào vị trí người thu hồ sơ quy định trên phiếu đăng ký dự tuyển đã dán ảnh khẳng định đúng là của thí sinh đăng ký dự tuyển;

+ Khi nhận hồ sơ đã dán ảnh, tuyệt đối không được trả lại hồ sơ cho thí sinh, trường hợp bắt buộc phải trả hồ sơ, khi thu lại hồ sơ phải thực hiện đúng quy trình từ đầu;

- Cán bộ chuyên trách tuyển sinh tổ chức kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ báo cáo với Trưởng ban Tuyển sinh quân sự cùng cấp ký xác nhận và đóng dấu trùm lên góc bên phải phía dưới ảnh.

- Tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.

- Tổ chức xác minh chính trị thực hiện theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.

- Trưởng ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện và đơn vị cấp trung đoàn trở lên ký xác nhận và đóng dấu trên Phiếu đăng ký sơ tuyển [Mẫu ĐK01-A]; đóng dấu trùm lên góc phải phía dưới ảnh trên Mẫu ĐK01-A, ĐK01-B.

- Thời gian tổ chức sơ tuyển và đăng ký dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia như sau:

+ Thí sinh đăng ký sơ tuyển từ ngày 01 tháng 3 đến ngày 25 tháng 4 hằng năm;

+ Thí sinh đăng ký dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội thực hiện đăng ký sơ tuyển trước hoặc sau khi đăng ký dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia.

- Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ phải qua sơ tuyển, đủ tiêu chuẩn mới được đăng ký dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia”.

+Thí sinh đăng ký sơ tuyển từ ngày 10 tháng 3 đến trước ngày 10 tháng 5 hằng năm;

+Thí sinh đăng ký dự Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội có thể thực hiện đăng ký sơ tuyển trước hoặc sau khi đăng ký dự Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia; thí sinh là quân nhân đang tại ngũ thực hiện sơ tuyển, đủ tiêu chuẩn mới được đăng ký dự Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

Chủ Đề