Cách xem máy đo huyết áp microlife

Cách sử dụng máy đo huyết áp Microlife như thế nào cho đúng là điều nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang gặp phải trường hợp như vậy thì đừng nên bỏ qua bài viết dưới đây của Blog Useful nhé!

Thực ra, đây là bộ sản phẩm đo huyết áp bao gồm ống nghe, vòng bít [làm bằng vải], công cụ cân chỉnh đồng hồ, đồng hồ áp suất, van và quả bóng bóp [bằng chất liệu cao su] rồi túi đựng. Chức năng chủ yếu của chiếc máy này là dùng để đo hoặc kiểm tra huyết áp của con người. Máy đo huyết áp cơ Microlife được nhiều bác sĩ cũng như y tá ưa chuộng và lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, là sản phẩm được dùng cực kỳ phổ biến trong bệnh viện.

Đặc biệt, bộ sản phẩm này hoàn toàn có thể được sử dụng tại nhà nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng máy đo huyết áp Microlife. Bởi, ngoài chức năng đo huyết áp, nó còn có thêm chức năng đo mạch cực kỳ tiện dụng và hữu ích, hứa hẹn sẽ là sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng cho gia đình.

Hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp cơ Microlife [Nguồn: donghothan.com]

Đầu tiên, bạn phải mở vòng bít theo thiết kế là hình tròn rồi luồn nó vào với bắp tay của người cần đo đảm bảo khoảng cách với khuỷu tay là 2-3cm và nhớ đặt làm sao cho nó cùng hướng mạch máu để kết quả đo được chính xác, không xảy ra sai lệch.

Từ từ kéo nhẹ vòng bít đó qua cái vòng sắt xung quanh bắp tay rồi siết lại khóa dán bằng một lực vừa phải. Gắn ống tai lên nghe để nghe rõ được mạch đập khi đo.

Tiếp đến bạn hãy bóp quả bóng làm bằng cao su để vòng bít được bơm lên, tạo được áp lực khoảng 20-30mm thủy ngân cao hơn huyết áp thì nới lỏng để lực nén khí giảm nhẹ.

Khi nghe được nhịp đập của tim thì cần đọc chính xác giá trị trên vòng bít thì đó sẽ tương đương với một huyết áp tối đa.

Nếu bạn không tin sau lần đầu tiên kết thúc phép đo thì có thể lặp lại các bước tương tự sau khoảng thời gian từ 10-15 phút để biết được kết quả chính xác hơn.

Đây chính là một trong những cách hướng dẫn sử dụng máy đo huyết áp Microlife mà bạn có thể tự áp dụng tại nhà.

2. Cách sử dụng máy đo huyết áp bắp tay Microlife

Máy đo huyết áp bắp tay Microlife xuất xứ Thụy Sỹ – quốc gia trong top đầu, nổi tiếng thế giới về lĩnh vực phát triển, sản xuất các thiết bị dùng trong chẩn đoán y khoa cung cấp cho bệnh viện cũng như gia đình. Chiếc máy này không chỉ được dùng để đo huyết áp nhịp tim thông thường mà nó còn có khả năng vô cùng tuyệt vời, đó là phát hiện ra được chứng rối loạn nhịp tim ở cơ thể con người.

Cách sử dụng máy này thông thường sẽ gồm những bước tương tự như cách xem máy đo huyết áp Microlife ở phía trên. Cụ thể là:

Đầu tiên, người cần đo phải ngồi ở một tư thế thật thoải mái, trước đó không nên uống rượu, hút thuốc hay tập thể dục, ăn uống 30 phút trước khi đo huyết áp.

Cởi bỏ trang phục bó sát, xắn phần áo ở cánh tay cần đo lên, lồng vòng bít vào sao cho khoảng cách với khuỷu tay cũng là 1-2cm.

Khóa dán miếng dính lại với lực vừa phải để cố định vòng bít. Sau đó, ấn phím Start/Stop để vòng bít tự bơm hơi tự động.

Lắng nghe nhịp tim rồi đọc chính xác giá trị trên vòng bít để được kết quả huyết áp của người vừa đo được.

Máy đo huyết áp bắp tay Microlife [Nguồn: alphabetpharma.com.vn]

Lưu ý: trong quá trình sử dụng như vậy thì người dùng phải nắm rõ, hiểu biết kỹ càng về các thông số trên máy đo huyết áp Microlife rồi nhớ bảo quản sản phẩm ở nơi thoáng mát, khô ráo, tuyệt đối tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao hay ánh nắng mặt trời.

3. Hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp cổ tay Microlife

Cũng giống như hai chiếc máy trên thì máy đo huyết áp cổ tay Microlife cũng là một trong những bộ sản phẩm rất phổ biến và luôn được lựa chọn để sử dụng, chăm sóc sức khỏe cho con người. Nó không chỉ có chức năng đo huyết áp, nhịp tim của cơ thể con người mà còn giúp cho việc cảnh báo rối loạn nhịp tim được phát hiện một cách dễ dàng hơn nhờ công nghệ PAD.

Có thể thấy, đây là một sản phẩm cực kỳ hiện đại, vì thế trước khi muốn sử dụng được nó thì buộc bạn phải tìm hiểu kỹ về các thông số trên máy huyết áp Microlife như nhiệt độ vận hành thường là từ 10-40 độ C, tầm đo huyết áp dao động trong khoảng 30-280 mmHg, nhịp tim là 40-200 nhịp/phút….

Về cách sử dụng máy đo huyết áp Microlife bằng cổ tay như thế này thì nhìn chung cũng giống 2 chiếc máy như trên. Cũng là những bước quen thuộc như quấn vòng bít vào cổ tay với một lực vừa phải, khởi động thiết bị bằng nút Start/Stop rồi kiểm tra màn hình hiển thị để đọc được kết quả chính xác huyết áp trên đó…

Máy đo huyết áp cổ tay Microlife [Nguồn: tuankhuyenmai.com]

Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã cung cấp đầy đủ, hữu ích về cách sử dụng máy đo huyết áp Microlife hay cách xem máy đo huyết áp Microlife như trên thì bạn đã có thể dễ dàng vận hành máy đo huyết áp hiện đại mà không khó dùng, hữu ích này ngay tại nhà rồi. Việc kiểm tra huyết áp thường xuyên sẽ giúp bạn chủ động nắm bắt sức khỏe của bản thân một phần. Tuy nhiên, bạn cũng nên khám sức khỏe tổng thể cũng như thực hiện sàng lọc tim mạch khi cần thiết và cảm thấy bất ổn về huyết áp cũng như tim mạch nhé!

Máy đo huyết áp điện tử giúp bạn đo huyết áp một cách dễ dàng mà không cần bất cứ chuyên môn nào. Nhưng bạn đã biết cách đo đúng và cách đọc chỉ số chuẩn xác chưa? Cùng Thiết bị y tế Vinabook tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Huyết áp gồm những chỉ số gì?

Huyết áp có 2 chỉ số:

  • Huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu [ Chỉ số huyết áp ở trên ]
  • Huyết áp tối thiểu hay còn còn là huyết áp tâm trương [ Chỉ số huyết áp ở dưới]

Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên thành động mạch khi tim co bóp. Con số này thường được quan tâm hơn, vì nó thể hiện khả năng bơm máu của tim đến các cơ quan.

Huyết áp tâm trương là áo lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra. Chỉ số này thường ít được chú ý đến, do nó chỉ phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch.

Sự chênh lệch huyết áp tâm thu và tâm trương tạo nên áp lực tưới máu cho các cơ quan. Tuy nhiên, sự chệnh lệch này không được bằng hay dưới 20mmHg. Nếu dưới con số này, bạn đã bị huyết áp kẹp.

>>> Mua máy đo huyết áp tại Đà Nẵng

Cách đọc chỉ số trên máy đo huyết áp điện tử

Đo cổ tay

Tư thế đo:

Quấn vòng bít ở cổ tay, chú ý không quấn vòng bít lên cổ tay áo, cần xắn tay áo lên và bắt đầu quấn.

  • Tiến hành đo ở cổ tay trái, vì tay trái gần tim hơn sẽ cho kết quả chính xác hơn.
  • Mép vòng bít cách cổ tay từ 1 đến 2 cm.
  • Không để máy quá cao so với tim, cũng như không để quá thấp. Nên để máy đo huyết áp ngang tim. Đặc biệt, bạn nên đo huyết áp ở cùng một thời điểm nhất định, như vậy mới biết được huyết áp của bạn có dao động nhiều hay không.

Đọc kết quả:

Huyết áp tâm thu [119], huyết áp tâm trương [64] và nhịp tim [78].

Đo bắp tay

Tư thế đo:

Ngồi thẳng lưng, thoải mái.

Cuốn vòng bít vào bắp tay.

Khoảng cách từ mép vòng bít tới khuỷu tay khoảng 1-2 cm.

Gập tay xem vòng bít đã được cuốn đúng và thoải mái chưa,

Để tay duỗi thẳng xuống bàn, ngửa bàn tay, để ý vòng bít nằm ngang với tim.

Bật máy, tùy vào các dòng máy mà bạn sẽ nhận được tín hiệu báo rằng vòng bít được quấn đúng sau đó tiến hành đo.

>>> Tư thế đo huyết áp điện tử đúng, nên đo vào thời gian nào?

Đọc kết quả:

Huyết áp tâm thu 127, huyết áp tâm trương 82, nhịp tim 89.

Những lưu ý khi thực hiện đo huyết áp để cho kết quả chính xác nhất

Cần nghỉ ngơi 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp.

Tư thế: Bạn cho tư thế ngồi thoải mái, thả lỏng người. Không ăn, không uống, không nói chuyện trong lúc thực hiện đo.

Vị trí đo huyết áp: Dù bạn đo bằng máy đo huyết áp cổ tay hay máy đo huyết áp bắp tay, thì cũng nên chú ý vị trí khi đo huyết áp ngang tim.

Bác sĩ khuyến cáo nên đo huyết áp ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn 1 giờ. Nếu máy không có bộ nhớ, bạn có thể ghi lại kết quả để dễ dàng theo dõi hơn.

Nếu kết quả trong nhiều lần đo quá cao hoặc quá thấp, không trùng hợp với những chẩn đoán điều trị bệnh trước đó, bạn nên kiểm tra lại máy đo, hoặc đến ngay bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp.

Nếu có tín hiệu pin gần hết, bạn nên thay pin ngay, vì kết quả đo sẽ rất dễ sai lệch nếu máy hết pin.

Ý nghĩa của kết quả huyết áp hiển thị trên màn hình

Chỉ số huyết áp bình thường

Huyết áp tâm thu từ 90 mmHg đến 130 mmHg, huyết áp tâm trương từ 60 mmHg đến 85 mmHg

Khichỉ số huyết áp tâm thu từ 90 mmHg đến 130 mmHg, huyết áp tâm trương từ 60 mmHg đến 85 mmHg, huyết áp của bạn nằm trong khoảng bình thường.

>> Bạn đang xem : Cách đọc chỉ số huyết áp trên máy đo huyết áp điện tử

Chỉ số huyết áp thấp

Huyết áp tâm thu < 85 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg,

khi chỉ số huyết áp tâm thu < 85 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg, bạn đã nằm trong những người huyết áp thấp.

Huyết áp thấp là biểu hiện không đủ áp lực bơm máu đi đến các cơ quan nội tạng. Dẫn đến các cơ quan không nhận được đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng, đặc biệt là những cơ quan ở xa như não. Tình trạng này gây nên các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt. buồn nôn…

Chỉ số huyết áp cao

Theo tổ chức Y tế Thế giới [WHO], tăng huyết áp được phân thành 5 loại dựa vào các chỉ số huyết áp. Dưới đây là 5 mức độ tăng huyết áp cụ thể:

Tiền tăng huyết áp:

Huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 90 mmHg

Khi kết quả đo cho tâm thu 130 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 90 mmHg. Với chỉ số này, bạn đang nằm trong những người có nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp cao. Cần theo dõi huyết áp thường xuyên và thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

Tăng huyết áp độ 1:

Huyết áp tâm thu ở mức 140 – 159 mmHg, huyết áp tâm trương ở mức khoảng 90- 99 mmHg

Khi đo huyết áp có kết quả huyết áp tâm thu ở mức 140 – 159 mmHg, huyết áp tâm trương ở mức khoảng 90- 99 mmHg, bạn được xem là mắc huyết cao huyết áp độ 1.

Tiền tăng huyết áp độ 1 chưa kết luận được bạn có bị cao huyết áp hay không. Bạn chỉ bị kết luận là tăng huyết áp khi có chỉ số huyết áp cao trong thời gian dài. Còn nếu bạn mới đo một lần duy nhất ra kết quả cao, thì vẫn chưa chẩn đoán được có bị cao huyết áp hay không, cần theo dõi thêm một thời gian nữa.

Tăng huyết áp độ 2:

Huyết áp tâm thu: 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 – 109 mmHg

Chỉ số huyết áp tâm thu: 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 – 109 mmHg -> Bạn được chẩn đoán tăng huyết áp độ 2.

Ở giai đoạn này, ngoài việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng, bạn cần uống thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sĩ để giữ huyết áp trong tầm kiểm soát.

Tăng huyết áp độ 3:

Huyết áp tâm thu >= 180 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương >= 110 mmHg

Chỉ số huyết áp tâm thu >= 180 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương >= 110 mmHg -> bạn đang nằm trong vùng nguy hiểm, được gọi là tăng huyết áp khẩn cấp hay cơn tăng huyết áp. Cần nhập viện khẩn cấp để tránh các trường hợp xấu xảy ra.

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc:

Huyết áp tâm thu [HATT ≥ 140mmHg] mà huyết áp tâm trương vẫn nằm trong khoảng cho phép [HATTr< 90 mmHg]

Trong một số trường hợp, người bệnh chỉ bị tăng huyết áp tâm thu [HATT ≥ 140mmHg] mà huyết áp tâm trương vẫn nằm trong khoảng cho phép [HATTr< 90 mmHg].

>>> Huyết áp kẹp, nguy hiểm nhưng ít người biết đến

Lời khuyên của bác sĩ

Sức khỏe của bạn thay đổi theo từng ngày mà bạn không biết được. Ngay cả khi các chỉ số huyết áp nằm trong mức bình thường, bạn cũng không nên chủ quan.

Bác sĩ khuyên rằng ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giữ huyết áp ở mức bình thường, duy trì chế độ vận động và ăn uống lành mạnh để hạn chế khả năng phát triển bệnh cao huyết áp hay tim mạch.

Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp sẽ tăng dần khi bạn lớn tuổi hơn. Vì vây, việc phòng ngừa lại càng trở nên quan trọng. Việc duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống khoa học giúp bạn duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

Đừng quên kiểm tra huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp tại nhà nhé.

Thiết bị y tế Vinabook

97 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng

Hotline: 0905.644.128 – 091.555.1519

Video liên quan

Chủ Đề