Cách xin tem 28 tiếng cho bộ đối

Thông tin cơ bản về chính sách hỗ trợ tư cách cư trú

cho người nước ngoài tại Nhật Bản gặp khó khăn do covid-19

[tập hợp từ tài liệu của Luật sư Sugita, chuyên gia đối tác của JICA, ngày 06/01/2020]

I. Tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” [Tokutei Katsudo]

Được chia làm 2 nhóm chính:

1.   

“Hoạt động đặc định” theo quy định nội dung hoạt động. Ví dụ: Sinh viên tốt nghiệp đại học tại Nhật Bản trong thời gian chờ xin việc làm, Ứng viên Hộ lý EPA, Thực tập [Intership]…

2.   

“Hoạt động đặc định” ngoài quy định nội dung hoạt động: được áp dụng cho các đối tượng do ảnh hưởng của dịch covid-19 bị kẹt lại chưa về nước được.

II. Trường hợp thực tập sinh mắc kẹt do covid-19

1.   

1.1. Thực tập sinh bị mất việc làm do công ty phá sản, thu hẹp sản xuất hoặc thực tập sinh hoàn thành giai đoạn thực tập kỹ năng số 1 [Hợp đồng 1 năm]:

Được chuyển sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” để duy trì việc làm, tối đa trong 1 năm, được phép đi làm, được chuyển công ty, chuyển việc trong 14 ngành nghề.

Đi vi trường hp này, nghip đoàn qun lý cũ không có trách nhim h tr sau khi chuyn đi tư cách lưu trú

a]     

Đơn xin chuyển đổi tư cách lưu trú;

b]    

Bản giải thích của công ty tiếp nhận;

c]     

Giấy tờ liên quan đến Hợp đồng lao động;

d]    

Giấy tờ liên quan đến việc trả lương của công ty tiếp nhận;

e]     

Bản giải thích của nghiệp đoàn quản lý cũ về tình trạng của thực tập sinh [đối với trường hợp thực tập sinh mắc kẹt chưa về nước được].

1.2. Thực tập sinh hoàn thành giai đoạn thực tập kỹ năng số 2, 3 bị mắc kẹt do covid-19 chưa thể về nước, được chuyển sang một trong các tư cách lưu trú sau:

1.2.1. “Hoạt động đặc định” trong thời gian mắc kẹt: 6 tháng, cho phép đi làm, được chuyển công ty khác trong nhóm ngành nghề liên quan.

Đối với trường hợp này, nghiệp đoàn quản lý tiếp tục có trách nhiệm hỗ trợ cho đến khi về nước.

A. Trường hợp tiếp tục làm tại công ty cũ [cùng công việc cũ hoặc chuyển việc khác trong cùng nhóm ngành nghề]:

a]     

Đơn xin chuyển đổi tư cách lưu trú;

b]    

Giấy tờ thể hiện việc về nước khó khăn;

c]     

Bản giải thích lý do của nghiệp đoàn quản lý [trường hợp thực tập tại công ty mẹ con: nộp bản giải thích lý do của công ty đang thực tập].

B. Trường hợp chuyển công ty khác cùng công việc hoặc chuyển việc khác trong nhóm ngành nghề liên quan:

a]     

Đơn xin chuyển đổi tư cách lưu trú;

b]    

Giấy tờ thể hiện việc về nước khó khăn;

c]     

Hợp đồng lao động;

d]    

Đơn trình bày lý do của nghiệp đoàn quản lý [trường hợp thực tập tại công ty mẹ con: nộp đơn trình bày lý do của công ty đang thực tập].

1.2.2. “Hoạt động đặc định” chuẩn bị chuyển sang visa kỹ năng đặc định: 4 tháng, cho phép đi làm, áp dụng đối với thực tập sinh hoàn thành thực tập, tiếp tục làm cùng ngành nghề, cùng công ty. [Thời gian chuẩn bị chuyển visa này được tính gộp vào tổng thời gian tối đa 5 năm của kỹ năng đặc định số 1].

Đối với trường hợp này, nghiệp đoàn quản lý cũ không có trách nhiệm hỗ trợ sau khi chuyển đổi tư cách lưu trú.

a]     

Đơn xin chuyển đổi tư cách lưu trú;

b]    

Bản giải thích lý do;

c]     

Cam kết của công ty tiếp nhận;

d]    Hợp đồng lao động.

1.2.3.“Kỹ năng đặc định số 1”: tối đa 5 năm, được chuyển công ty, chuyển ngành nghề. Trường hợp chuyển ngành nghề mới cần thi đỗ kỳ thi kỹ năng tay nghề và tiếng Nhật của ngành nghề mới. Nghiệp đoàn quản lý cũ không có trách nhiệm hỗ trợ sau khi chuyển đổi tư cách lưu trú.

1.2.4. “Thực tập sinh giai đoạn 3” [chỉ áp dụng đối với thực tập sinh hoàn thành giai đoạn 2]: được chuyển công ty nhưng không được chuyển ngành nghề. Nghiệp đoàn quản lý cũ tiếp tục có trách nhiệm quản lý, hỗ trợ.

2. Thực tập sinh mắc kẹt do covid-19 không có nguyện vọng đi làm, được chuyển sang tư cách:

“Hoạt động đặc định” trong thời gian mắc kẹt: 6 tháng, không cho phép đi làm. Nghiệp đoàn quản lý tiếp tục có trách nhiệm hỗ trợ cho đến khi về nước. Tuy nhiên, để hỗ trợ việc trang trải chi phí trong thời gian chờ về nước, người lao động được cho phép đi làm thêm 28h/tuần kể từ 01/12/2020.

a]     

Đơn xin chuyển đổi tư cách lưu trú;

b]    

Giấy tờ thể hiện việc về nước khó khăn;

c]     

Giấy tờ liên quan đến việc chi trả chi phí trong thời gian lưu trú.

III. Trường hợp du học sinh [có nguyện vọng đi làm], được chuyển sang một trong các tư cách lưu trú sau:

- “Hoạt động đặc định” để duy trì việc làm: 1 năm, được phép đi làm, dùng cho trường hợp bị huỷ quyết định tuyển dụng.

- “Hoạt động đặc định” trong thời gian tìm việc: 6 tháng, cho phép đi làm thêm, dùng cho trường hợp không tìm đc việc làm.

- “Hoạt động đặc định” trong thời gian mắc kẹt: 6 tháng, cho phép đi làm thêm.

IV. Trường hợp visa lao động [có nguyện vọng đi làm], được chuyển sang một trong các tư cách lưu trú sau:

- “Hoạt động đặc định” để duy trì việc làm: 1 năm, được phép đi làm, dùng cho trường hợp bị mất việc hoặc vừa mất việc vừa hết thời hạn lưu trú hoặc hết thời hạn hợp đồng.

- Giữ visa lao động, được xin cấp phép hoạt động ngoài tư cách: 6 tháng, được đi làm thêm, dùng cho trường hợp bị mất việc.

- “Hoạt động đặc định” trong thời gian tìm việc: 6 tháng, cho phép đi làm thêm, dùng cho trường hợp vừa bị mất việc vừa hết thời hạn lưu trú.

* Ghi chú:

Trường hợp visa lao động, không có nguyện vọng đi làm: được chuyển sang tư cách “Hoạt động đặc định” trong thời gian mắc kẹt, 6 tháng, không cho phép đi làm. Từ 1/12/2020, được cho phép đi làm thêm 28h/tuần.

Download tài liệu tại đây.

Trong những năm gần đây, lượng người đổ sang Nhật Bản với tư cách du học sinh rất đông. Theo thống kê đầu năm Số liệu mới nhất của Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản [JASSO] cho biết số lượng du học sinh nước ngoài tại Nhật Bản tính đến ngày 1/5/2014 tăng 9,5%, thêm 16.010 người lên mức 184.155 người so với cùng kỳ năm trước. Trong số du học sinh này, lượng du học sinh Việt Nam tăng 91,6%, thêm 12.640 người lên mức 26.439 người, gần gấp đôi chỉ sau 1 năm, một con số kỷ lục. Nếu như những Senpai đi trước vào thời kì năm 2009-2013, họ xác định được rõ mục tiêu của mình sang Nhật, học tốt rồi làm tốt. Thì những Kouhai đi sau, đặc biệt là trong những năm 2014-2016, đại đa số họ coi trọng làm việc hơn là học. Đối với họ, đi học chỉ để có visa, visa đi làm hợp pháp ở Nhật với tư cách du học sinh. Tại sao số lượng du học sinh tới Nhật lại đông như vậy ? Có rất nhiều lý do, có bạn yêu thích nền văn hoá Nhật, có bạn muốn học hỏi, có bạn muốn trải nghiệm tuổi trẻ... Nhưng có nhiều bạn, sau khi tìm hiểu qua các công ty môi giới về việc vừa học vừa làm ở Nhật với mức lương 40 - 60 triệu/ tháng đã quyết định muốn thay đổi tương lai bằng việc sang Nhật với tư cách du học sinh. Vừa có bằng vừa có tiền vừa có tiếng, rất lợi đúng không?

Vậy sự thật có dễ dàng như vậy không?

Đúng, trong những năm gần đây, do nhu cầu thiếu lao động trong nhiều ngành nghề khác nhau nên Nhật khá thoáng với du học sinh trong việc làm thêm. Nếu như ở Mỹ, du học sinh có visa F-1 sẽ được làm thêm khoảng 20h/ tuần. Tương tự đó, Úc, Tây Ban Nha cũng cấp phép cho sinh viên quốc tế là 20h/ tuần, ở Anh là 10-20h/ tuần tuỳ thuộc vào chương trình học. Thì ở Nhật, các bạn được phép làm thêm 28h/ tuần. Nhưng thường thì hiếm bạn tuân thủ quy tắc này. Để tồn tại ở Nhật với đủ chi phí cá nhân và tiền học, cả tiền gửi về để bớt nợ cho bố mẹ, thì đa số các bạn đều làm từ 2-3 công việc trong khoảng từ 40-60 tiếng/ tuần.

Một số hình ảnh dưới đây có lẽ là hình ảnh quen thuộc của những bạn du học Nhật Bản tự túc làm việc quá nhiều.

Ảnh du học sinh ngủ trên tàu

Du học sinh ngủ trên tàu

Du học sinh ngủ trên lớp

Một điểm lưu ý đó là: Dù trong giấy tờ bạn khai là chỉ làm một việc, hoặc không làm việc gì, bố mẹ gửi tiền sang. Nhưng lên Nyukan, họ hoàn toàn có thể check được ngày giờ địa điểm nơi bạn làm việc. Khi nhập cảnh tới Nhật, bạn sẽ được cấp thẻ ngoại kiều, mà trong quy trình xin việc hay ký hợp đồng, công ty sẽ nhập thẻ ngoại kiều của bạn vào để lưu thông tin, và điều này sẽ được báo lên Nyukan. Quá tiếng không nhiều, họ có thể bỏ qua. Nhưng bạn nào không may mắn, bị soi tới tên, mà làm quá tiếng, nếu không giải trình được tại sao, hay viết tờ cam kết, thì khả năng về nước là rất cao. Mình cũng một người bạn, mặc dù seki đi học là 97%, nhưng vì làm tới 53 tiếng/ tuần, không may mắn bị check, nên khi xin visa phải viết đơn giải trình lý do làm quá tiếng. "Chúng ta còn trẻ mà, chúng ta có thời gian và sức khỏe, tại sao không cho chúng ta làm việc nhiều, mà chỉ có 28 tiếng/ tuần?" Có một chị Senpai của mình, con gái, làm ba việc, đã đặt lên câu hỏi này. Thực ra quy tắc làm 28 tiếng/ tuần cũng khá mâu thuẫn. Vì hầu hết các bạn sang đây đều tầm từ 18-30 tuổi, khả năng lao động có, thời gian và sức khỏe cũng đều có. 28 tiếng/ tuần là khoảng thời gian ít cho những người cần lao động. Tuy nhiên... Bạn đi với tư cách tu nghiệp sinh, bạn hoàn toàn có thể tăng ca, kiếm thu nhập, nghiệp đoàn hoàn toàn khuyến khích, nếu bạn đủ sức khỏe. Nhưng với du học sinh, 28 tiếng/ tuần là hoàn toàn hợp lý. Đơn giản vì trong tờ khai và visa, bạn đang đi với tư cách du học sinh, không phải tu nghiệp sinh.

Vậy nên với tư cách du học sinh, chúng ta sang đây để học, không phải để đi làm, vì giấy tờ chứng minh tài chính, chúng ta đều có người bảo lãnh với thu nhập cao, đó là những gì Nhật Bản biết. Nếu Nhật Bản không giới hạn việc làm thêm, và phần trăm seki để xin visa, thì mình nghĩ du học sinh sẽ chỉ có khoảng một nửa tới lớp mỗi ngày. Số còn lại sẽ dùng visa du học sinh để đi làm, và chỉ có đi làm. Bạn làm vừa sức thì không sao, nhưng thử nghĩ xem nếu bạn làm quá sức, nơi đất khách quê người? Điều gì sẽ xảy ra. Vừa rồi ở một nhà máy cơm hộp tại xưởng Chiba ca đêm cách đây mấy tháng, mình nghe một chuyện, một bạn Nepan du học sinh chết trong nhà vệ sinh do làm việc quá sức. Các bạn không quản thức đêm, phí hoài sức khỏe tuổi trẻ thức trắng nhiều đêm để làm việc. Hãy nghĩ thử, tiền bây giờ liệu có mua được sức khỏe cho mai sau?

Nếu chúng ta chỉ mải làm, mà không học, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang bán rẻ tuổi trẻ và sức lao động tạm thời cho Nhật Bản. Đồng ý với việc bố mẹ đã mất tiền cho chúng ta đi sang đây, số tiền lớn, làm con phải có nghĩa vụ trả và lo cho bố mẹ. Nhưng nghĩ ra sao nếu có những ngày bạn không còn đủ sức về nước bằng chính bản thân mình nữa, vì những ngày đã làm việc quá sức và bán rẻ sức lao động cho nơi này ? Hãy làm, nhưng đừng quá sức. Hãy lao động, nhưng đừng quên mình còn trẻ. Hãy cố gắng, nhưng đừng để nó quá sức. Hãy học hỏi, chứ đừng chỉ làm. Và hãy sống, chứ đừng tồn tại như một bộ máy.

Tác giả: Nguyễn Thu Phương - Du học sinh tại Nhật Bản

Mời bạn cùng tham gia cộng đồng du học để cùng trao đổi nhằm hiểu hơn cuộc sống của du học sinh

Link group tham gia trao đổi hoặc click ảnh: //www.facebook.com/groups/hotroduhocnhatban

Rất vui khi được trao đổi và trả lời những câu hỏi của các bạn về việc du học hiện nay

Video liên quan

Chủ Đề