Cách xoa bóp khớp thái dương hàm

Hẳn là trong sinh hoạt hằng ngày, hầu như bạn sẽ chẳng bao giờ để ý đến “khớp thái dương – hàm” của mình dù trên thực tế bạn sử dụng chúng rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn không cẩn thận có thể sẽ làm tổn thương khớp này. Cũng đừng lo lắng, các bài tập được trình bày trong bài viết này sẽ giúp bạn tránh những cơn đau hay tổn thương khớp thái dương-hàm.

Khớp thái dương – hàm [hay gọi tắt là TMJ] là các khớp nối xương hàm với hộp sọ của bạn. Các khớp này sẽ hoạt động mỗi khi bạn nói chuyện, nhai và nuốt thức ăn.

Hội chứng rối loạn khớp thái dương – hàm xảy ra khi khớp hàm và cơ hàm hoạt động sai lệch. Thông thường, tình trạng này do một chấn thương hàm, chứng viêm như viêm khớp hoặc sử dụng các khớp quá mức gây nên.

Hội chứng rối loạn khớp thái dương – hàm có thể gây ra các triệu chứng suy nhược nhẹ bao gồm:

  • Đau khi nhai;
  • Đau ở tai, mặt, hàm và cổ;
  • Có âm thanh lách cách do rung hàm khi bạn mở hoặc ngậm miệng;
  • Khóa khớp hàm;
  • Đau đầu.

Các bài tập giúp giảm cơn đau do rối loạn khớp thái dương – hàm

Các bài tập sau sẽ có thể giúp:

  • Tăng cường cơ hàm;
  • Kéo giãn hàm;
  • Thư giãn cơ – khớp hàm;
  • Tăng tính linh hoạt của hàm;
  • Giảm tình trạng hàm rung;
  • Thúc đẩy phục hồi chức năng hàm.

Những bài tập sau đây chính là các bài tập được các chuyên gia khuyến khích có thể giúp giảm đau nhức do chứng rối loạn TMJ đồng thời cải thiện sự vận động của khớp hàm. Tùy vào các bài tập khác nhau mà sẽ có những khuyến nghị tần suất thực hiện khác nhau. Đối với các bài tập không có đề xuất tần suất, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ để được hướng dẫn thêm.

Giữ lưỡi nhẹ nhàng đụng vào khoang miệng trên phía sau răng phía trên của bạn. Mở miệng ra để răng giãn ra trong khi thư giãn các cơ hàm.

Gập hàm

Với tư thế vai hướng ra sau và ngực ưỡn thẳng lên, bạn hãy đưa cằm thẳng lên sau đó hướng xuống cổ, tạo thành hình “cằm đôi.” Giữ yên trong ba giây và lặp lại 10 lần.

Tư thế đẩy ngăn miệng mở ra

Đặt ngón tay cái của bạn dưới cằm của bạn. Mở miệng ra chậm rãi, đồng thời dùng ngón cái đẩy cằm trở ngược lại. Giữ yên từ 3-6 giây rồi ngậm miệng từ từ.

Tư thế kéo ngăn miệng đóng lại

Bóp cằm của bạn lại bằng ngón trỏ và ngón cái bằng một tay. Sau đó, ngậm miệng chậm rãi khi bạn đang tạo áp lực nhẹ giữ cằm lại. Bài tập này sẽ giúp tăng cường cơ hàm của bạn giúp bạn thực hiện các hoạt động nhai – nuốt.

Nhướn lưỡi

Dùng lưỡi chạm vào khoang miệng trên phía sau răng hàm trên, sau đó vẫn giữ lưỡi như vậy và từ từ mở và ngậm miệng lại.

Chuyển động hàm về hai bên

Đặt một vật có độ dày 14 inch [rửa sạch và không bén] giữa hai hàm răng trước, sau đó từ từ cắn nhẹ và di chuyển vật đó bằng hàm của bạn từ bên này sang bên kia. Khi bạn cảm thấy bài tập này trở nên dễ dàng nghĩa là bạn nên tăng thêm độ dày của vật giữa hai hàm răng bằng cách xếp chồng lên nhau.

Chuyển động hàm về phía trước

Đặt một vật dày 14 inch giữa hai hàm răng trước. Sau đó, di chuyển hàm dưới của bạn về phía trước sao cho răng hàm dưới đưa ra phía trước so với răng hàm trên của bạn. Khi bạn cảm thấy bài tập này trở nên dễ dàng nghĩa là bạn nên tăng thêm độ dày của vật giữa hai hàm răng.

Không chỉ bằng những bài tập, các cơn đau do rối loạn khớp thái dương – hàm cũng có thể thuyên giảm bằng cách thực hiện những thay đổi lối sống đơn giản bao gồm:

  • Có một chế độ ăn uống các thực phẩm mềm để khớp thái dương – hàm thư giãn;
  • Hạn chế nhai kẹo cao su;
  • Bỏ thói quen cắn móng tay;
  • Tránh cắn môi dưới;
  • Giữ hàm ở tư thế chuẩn.
  • Hạn chế các cử động khiến hàm vận động nhiều như ngáp và hát.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tại phòng khám chuyên khoa phẫu thuật hàm mặt và tạo hình, Bệnh viện TWQĐ 108 thống kê cho thấy số lượng bệnh nhân đến khám với tình trạng viêm khớp thái dương hàm [VKTDH] ngày càng nhiều với các lứa tuổi khác nhau.


Theo các bác sĩ Trung tâm phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện TWQĐ 108 thì rối loạn khớp thái dương hàm hay còn gọi là loạn năng khớp thái dương hàm [Temporomandibular disoders – TMD] là thuật ngữ sử dụng chính xác cho tình trạng này. TMD là một nhóm các tình trạng gồm: đau và rối loạn chức năng của khớp thái dương hàm hoặc cơ quanh khớp  thái dương. Khớp thái dương hàm [TDH] kết nối xương hàm dưới đến xương của hộp sọ ở mỗi bên, là khớp có cấu tạo rất phức tạp, di chuyển 3 chiều. Chỏm lồi cầu xương hàm dưới và xương thái dương khớp với nhau như là quả bóng nằm trong hốc với đĩa khớp ở giữa, các cơ vùng má và thái dương mỗi bên mặt giúp vận động xương hàm dưới. Bất kỳ thành phần nào của khớp TDH như xương, sụn khớp, dây chằng đều có thể trở thành nguyên nhân gây ra VKTDH. Thông thường triệu chứng của VKTDH khá khó để nhận biết vì nó hay bị nhầm lẫn với các triệu chứng của các bệnh khác  như  đau đầu do bệnh lý tai mũi họng, bệnh nội thần kinh. Bệnh thường tiến triển từ từ sau nhiều tháng thậm chí hàng năm các triệu chứng của bệnh mới phát tác rõ ràng.

VKTDH khá phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, vùng miền. Bệnh không quá  nguy hiểm đến tính mạng nhưng các cơn đau kéo dài dẫn đến ăn uống kém khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, kiệt sức ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu xuất công việc và chất lượng cuộc sống .

Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như;

+ Sau chấn thương vùng hàm mặt.

+ Thói quen há miệng quá lớn [khi ăn nhai, ngáp…]

+ Bệnh thoái hóa xương khớp, viêm khớp dạng thấp.

+ Nhai cắn 1 bên khiến hàm bị lệch.

+ Khớp cắn lệch răng mọc không đều.

Hình ảnh khớp thái dương hàm bình thường và bị viêm

Khi bệnh nhân có các triệu chứng sau cần đến ngay cơ sở y tế khám để được tư vấn và điều trị:

+ Mỏi cơ khi ăn nhai há miệng.

+ Đau vùng góc hàm, thái dương, vùng duới hàm.

+ Đau có thể lan sang gáy, cổ, hay  xuống dưới cánh tay.

+ Đau trước tai, trong tai.

+ Há miệng có tiếng khớp kêu lục cục hoặc không há được, ăn nhai khó khăn, có thể đau các răng.

Tùy thuộc nguyên nhân gây rối loạn cơ khớp thái dương hàm của bệnh nhân mà có phương pháp điều trị cụ thể cho từng nguyên nhân kèm theo đó là giảm đau cơ khớp, giãn cơ, tập vật lý trị liệu như xoa bóp, chiếu tia hồng ngoại, tập vận động dưới hàm, đeo máng nhai. Kết hợp với hướng dẫn bệnh nhân các biện pháp đơn giản tại nhà như:

+ Chế độ ăn mềm ví dụ: các món canh ninh hầm, cháo sữa, sinh tố trong 2 đến 4 tuần đầu.

 +Tránh cử động mạnh như ngáp quá to, nhai kẹo cao su, cấm đưa hàm sang 2 bên, ăn quá cứng – quá to – quá dai – quá nhiều.

Điều quan trọng nhất  khi tập các bài tập ở nhà là không được làm tổn thương thêm các cơ hàm. Khi có dấu hiệu đau tăng phải đi khám chuyên khoa càng nhanh càng tốt.

Cùng với việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học hàng ngày sẽ giúp hạn chế sự phát triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Để phòng bệnh các bác bỹ khoa PTTH – Hàm mặt khuyến cáo:

+ Hạn chế mở miệng đột ngột hoặc quá rộng nhất là khi ăn hoặc ngáp.

+ Tuyệt đối không cắn chặt răng, nghiến răng khi ngủ.

+ Từ bỏ thói quen cắn móng tay.

+ Vệ sinh răng miệng thường xuyên.

+ Không ăn thức ăn quá cứng, quá dai.

+ Nếu có bệnh lý về răng hãy đi khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Hãy lưu tâm nếu bạn có các dấu hiệu của đau khớp thái dương hàm, hãy đến ngay cơ sở y tế khám và được hướng dẫn điều trị. Để chắc chắn bạn nên đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách .

Việc phòng tránh bệnh cũng vô cùng quan trọng, cần nâng cao nhận thức các hành vi liên quan có lợi cho sức khỏe bản thân. Đặc biệt các trường hợp bệnh nặng đã được bác sỹ chỉ định phẫu thuật phục hồi chức năng thì cần tuân thủ phương pháp điều trị không tự ý điều trị tại nhà có thể làm bệnh tiến triển nặng thêm.

ĐD. Nguyễn Thị Nhung – ĐD. Nguyễn Thúy Dinh

Trung tâm phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện TWQĐ 108

Video liên quan

Chủ Đề