Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc
Phóng to
Thuốc nhuộm tóc tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe người tiêu dùng. Nguy cơ trước mắt là gây dị ứng

Những hậu quả khôn lường

Từ chỗ còn xa lạ với các màu tóc, nay thuốc nhuộm tóc với đủ các sắc độ màu đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường mỹ phẩm nội địa, len lỏi trong từng ngõ phố trên khắp cả nước. Những người có tuổi cũng thường nhuộm tóc. Người ta nhuộm tóc ở các lứa tuổi với mục đích làm đẹp, làm trẻ.

Bà Trần Thị D., ở Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, giáo viên, 70 tuổi. Không biết do dùng thuốc nhuộm nhiều quá (14 năm liên tục) hay do cơ địa dị ứng mà lần này, sau khi nhuộm tóc bà bị dị ứng nặng. Bà nhớ lại: “Tôi bắt đầu bị ngứa sau một năm nhuộm tóc (năm 1993) nhưng chỉ gội đầu hai lần là hết ngứa".

"Mới đây tôi được cô con dâu gửi cho thuốc nhuộm tóc Revlon từ Mỹ về, trước tôi đã từng dùng thuốc nhuộm của Hàn Quốc, Nhật, Đức... Hai lần đầu dùng thuốc mới tôi cũng bị dị ứng nhưng đều nhẹ. Đến lần thứ ba, thứ tư thì bị nặng. Mặt và đầu sưng vù, hai mắt sưng húp, tôi bị ngứa hết hai hàng mi mỗi sáng ngủ dậy, nước mắt chảy ra, mụn nổi đầy mặt như lên sởi, mặt lúc đỏ lúc đen, hai tai chảy nước suốt ngày".

Bà cho biết thuốc mới tuy lâu phai nhưng có lẽ cũng chính vì thế mà nó tác động mạnh làm bà bị dị ứng nặng, mặc dù bà đã bảo thợ làm đầu chỉ quệt cách chân tóc 0,5cm trở ra.

Ông Lê Tiến T., 68 tuổi, doanh nhân, dùng thuốc nhuộm tóc của Nhật hơn chục năm nay không sao, lần này sau khi nhuộm, tóc ông lại bị dị ứng. Ông kể: “ Ngủ dậy tôi thấy mặt mình to béo, hai mắt sưng vù, da đỏ như gà chọi, ngứa đến nỗi chỉ muốn cào thịt, gãi tứa máu, đầu chảy nước vàng, nước chảy đến đâu sưng tấy đến đấy". Sau này qua các bác sĩ ông mới biết là càng ngứa càng gãi càng kích ngứa.

Có đôi vợ chồng ở Hà Nội, vợ nhuộm tóc cho chồng, cả hai vợ chồng đều bị dị ứng nặng phải đi cấp cứu. Vậy là người gián tiếp nhuộm tóc cũng bị, thậm chí còn nặng hơn.

Người ta xếp thuốc nhuộm tóc vào loại mỹ phẩm như kem dưỡng da, son, phấn, nước hoa, dầu gội, xà phòng thơm... Thế nhưng nếu so với các loại mỹ phẩm khác thì thuốc nhuộm tóc lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn vì nó chứa nhiều thành phần hoá học không tốt đối với sức khoẻ người sử dụng. Đa số những người bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc đều tự chữa như ngừng không dùng thuốc một thời gian, thay thuốc khác, uống thuốc chống dị ứng... sau đó bệnh cũng tự khỏi. Chỉ người nào dị ứng nặng với thuốc mới đến bệnh viện.

Tại phòng khám của Viện da liễu Việt Nam, hàng tuần chỉ có từ 1 - 2 trường hợp dị ứng với thuốc nhuộm tóc đến khám, một năm có khoảng 30 - 40 trường hợp. Cũng có người chỉ bị dị ứng với thuốc này mà không dị ứng với thuốc khác do thành phần hoá chất trong các thuốc nhuộm khác nhau. Có người lại bị dị ứng với tất cả các thuốc nhuộm. Trong bất kỳ loại thuốc nhuộm tóc nào đều có 2 hộp, một hộp thuốc màu và một hộp thuốc pha (thuốc trợ - hydrogen peroxide).

Người bị dị ứng với mọi loại thuốc là do dị ứng với thuốc trợ. Thuốc trợ là một chất oxy hoá rất không tốt đối với sức khoẻ người sử dụng nhưng trong nhuộm tóc lại được coi là “ chìa khoá” để mở lớp biểu bì cho phép các chất nhuộm màu thấm sâu vào chân tóc và không bị phai sau nhiều lần gội. Theo một nghiên cứu khoa học gần đây thì chất paraphenylenediamin - PPD có trong thuốc nhuộm màu chính là thủ phạm gây dị ứng cho một số người sử dụng.

Trong nhiều năm nay, tại các cơ sở y tế, số người bị dị ứng do nhuộm đen nhiều hơn nhuộm màu. Bởi những người nhuộm đen thường là người có tuổi, sức đề kháng kém, hay có bệnh mạn tính, hơn nữa những người này thường nhuộm trong thời gian dài và mua loại thuốc rẻ tiền chứa nhiều nguy cơ gây dị ứng để dùng.

Thuốc nhuộm tóc cũng chứa rất nhiều nguy cơ cho người sử dụng bởi những thành phần hoá chất có trong nó. Chính vì vậy người sử dụng cần có kiến thức, hiểu biết về cách sử dụng cũng như sản phẩm mà mình lựa chọn để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Lời khuyên của các chuyên gia:

- Chỉ nhuộm khi cần thiết.

- Trước khi nhuộm, nên thử một vùng ở mặt trong cánh tay để 1 giờ nếu không có phản ứng gì mới tiến hành nhuộm lên tóc.

- Những người có cơ địa dị ứng như nổi mề đay, viêm da cơ địa, hen, chàm, eczema, dị ứng thức ăn, thuốc... cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc nhuộm tóc.

- Không nên nhuộm quá 3 lần/tháng.

- Không nên sử dụng các loại thuốc nhuộm "dỏm", không rõ nguồn gốc.

- Cần dùng các loại nước gội đầu, dầu xả có chất lượng đảm bảo giữ màu cho tóc nhuộm.

- Khi có bất kỳ phản ứng nào với thuốc nhuộm, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc dị ứng để xử lý kịp thời, tránh tự chữa hoặc nghe theo sự mách bảo của người khác.

Theo Đại đoàn kết

Hoạt chất paraphenylendiame (viết tắt là PPD) có trong hơn 5.000 loại hóa chất thường được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc. Hoạt chất này đã được sử dụng với các chất oxy hóa hydrogen peroxide và tạo ra các phân tử colourant. Đây chính là lý do chính dẫn tới sự mẫn cảm và gây các phản ứng dị ứng trên da đầu. Chúng làm cho da bị phồng rộp, lở loét và nếu không điều trị đúng cách sẽ để lại sẹo.

Các hoạt chất như là amoniac- 1 loại chất kích thích có thể gây tử vong nếu dùng liều cao, hydrogen peroxide - chất gây tổn hại đến phổi nếu hít phải ở liều cao hay ethoxydiglyco – chất dung môi gây kích ứng lên da, tác nhân làm tổn thương da nghiêm trọng.

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc

Một số hoạt chất có trong thuốc nhuộm như amoniac, hydrogen peroxide gây phản ứng dị ứng trên da đầu

2. Dấu hiệu biểu hiện của bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc

Khi bị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc, người nhuộm sẽ có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu trên da đầu cũng như các vùng da xung quanh đầu. Các vùng ấy bắt đầu ửng đỏ, sưng nề và có mụn nước li ti. Khi các mụn nước này vỡ ra thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào và gây bệnh nguy hiểm cho cơ thể.

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc

Bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc có biểu hiện rõ ràng là da đầu ngứa rát, khó chịu

Các loại thuốc nhuộm tóc còn có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến tóc ngoài phản ứng trên như gây rụng tóc, viêm da, lở loét các vùng da đầu, thậm chí còn có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh ung thư.

3.Phải làm gì khi bị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc?

Phải làm gì khi bị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc?

Nếu không may bị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc, bạn nên làm những bước dưới đây để sớm khắc phục tình hình:

-Cắt tóc ngắn để loại bỏ tối đa những hóa chất còn ở trên đầu.

-Dùng các thuốc kem, thuốc mỡ theo chỉ định để điều trị dị ứng. Một số thuốc tiêu biểu như là corticoid nhẹ hoặc các loại thuốc nồng độ vừa Betamethasone dipropiomate (0,01%) hoặc là hydrocortisone 0.05%. Những thuốc này dùng để bôi ngoài da. Ngày bôi từ 1-2 lần và 3 ngày sau khi bị dị ứng đã bôi thuốc mà không khỏi hoặc triệu chứng dị ứng nặng hơn thì bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu, để kiểm tra kĩ hơn. Lưu ý: Cách trị bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc bằng thuốc corticoid chỉ được dùng trong thời gian ngắn, nếu quá lạm dụng sẽ dẫn mỏng da, teo da hoặc nặng hơn là nhiễm trùng.

-Chú ý giữ gìn vệ sinh vùng da đầu nếu bị dị ứng thuốc nhuộm thật tốt, không dùng các loại dầu gội có tính tẩy mạnh vì sẽ làm vết thương bị loét nhiều hơn.

Để phòng ngừa tình trạng bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc, bạn nên lưu ý:

-Chỉ nhuộm tóc trong trường hợp cần thiết, không lạm dụng và tuyệt đối không được vừa nhuộm vừa uốn tóc cùng lúc.

-Không nhuộm tóc khi da đầu đã bị tổn thương.

-Sử dụng các loại thuốc nhuộm có nguồn gốc rõ ràng để tránh những tổn thương không đáng có.

-Trước khi nhuộm tóc,bạn nên thử phản ứng trên da bằng cách: cho ít thuốc nhuộm vào mặt trong cẳng tay - nơi vùng da non để khoảng 10 phút, nếu không có phản ứng ngứa và đỏ hay rát da ở vùng thử thì sử dụng được. Còn ngược lại, nếu da đỏ và ngứa thì phải rửa kĩ bằng nước sạch và tuyệt đối không dùng nữa.

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc

Để an toàn nhất, bạn nên thử phản ứng trên da trước khi bôi thuốc nhuộm lên da đầu

Làm đẹp không xấu nhưng bạn phải biết làm đẹp thông minh, phù hợp để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe. Phụ nữ có thể bị các bệnh như bệnh dị ứng son môi, dị ứng mỹ phẩm, ...Nếu có sở thích là nhuộm tóc thì bạn phải chắc chắn rằng mình không gặp phải căn bệnh dị ứng thuốc nhuộm tóc nhé.

Thanh Hoa

Khá nhiều người thường xuyên quan tâm đến cách chữa dị ứng do thuốc nhuộm tóc, vì không hiếm những người lâm vào tình trạng này.

Nhuộm tóc ngày nay đã là một việc khá phổ biến, không chỉ các chị em ưa chuộng, mà ngay cả các chàng trai cũng không chối từ việc làm đẹp này. Tuy nhiên, việc dị ứng với thuốc nhuộm tóc là vấn đề không ít người quan tâm. Hãy tìm lời giải đáp ngay bài viết dưới đây:

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc
Dị ứng thuốc nhuộm tóc phải điều trị như thế nào?

I. Vì sao lại bị dị ứng thuốc nhuộm tóc?

Nhuộm tóc sẽ giúp bạn thay đổi diện mạo và làm mới chính mình, giúp bạn trở nên tự tin hơn vào bản thân và những gì mình đang có. Không thể phủ nhận “phép màu” của công nghệ làm đẹp này góp phần rất lớn trong cuộc cách mạng thời trang và làm đẹp.

Tuy nhiên, đã có khi nào bạn tự hỏi bản thân về sự an toàn của thuốc nhuộm tóc đối với cơ địa của mình? Nếu bạn không nắm chắc thì vô tình đã mang đến những nguy hại cho sức khỏe của mình khi cứ vô tư sử dụng chúng.

Các chuyên gia của Hoa Kỳ nhận định, thành phần có trong thuốc nhuộm tóc phần lớn có chứa chất Paraphenylenediamin có khả năng gây dị ứng rất cao. Hóa chất này được các chuyên gia đánh giá là chất gây nguy hiểm nhất trong hơn 6000 loại chất hóa học trong thuốc nhuộm tóc.

Ngoài ra, mỗi loại thuốc nhuộm tóc đều chứa khá nhiều chất phụ gia như Prophylenglycol, chất isoprophyl alcohol… gây nên những ảnh hưởng không nhỏ tới gan và não khiến bạn đau đầu, trầm cảm. Nhiều hóa chất trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ung thư máu hoặc bàng quang.

Hiện nay vấn đề nhuộm tóc đã quá đỗi quen thuộc với khá nhiều người, tuy nhiên đa số người sử dụng hoàn toàn không phát hiện ra các thành phần độc hại, lại thiếu kiến thức nên dễ dàng bị kích ứng khi sử dụng.

Có nhiều trường hợp người bị dị ứng thuốc nhuộm tóc là do cơ địa quá mẫn cảm với các hóa chất có trong thuốc, cũng có người bị dị ứng với loại thuốc khác khi điều chế. Vì thế, nếu bạn có quan niệm sử dụng loại thuốc nhuộm tóc “xịn”, thì nguy cơ bị dị ứng vẫn rất cao.

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc
Triệu chứng dị ứng thuốc nhuộm tóc gây ngứa ngáy và đau rát cho bệnh nhân

Người bị dị ứng thuốc nhuộm tóc thường ngứa ngáy dữ dội ở vùng đầu, nổi lên các nốt sừng đỏ và chảy dịch. Thậm chí xuất các mẩn ngứa, mề đay ở trán, mặt và những vùng tiếp xúc với thuốc. Tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc có thể gây viêm loét hoặc bội nhiễm nếu không điều trị kịp thời.

Không những thế, những trường hợp bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc khiến da mẩn đỏ, nhạy cảm hơn với nắng, lở loét, mặt sưng phù… Thậm chí, đã có người tử vong vì bị nhiễm độc nặng.

II. Cách chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc bằng nguyên liệu quen thuộc

Khi bạn có những dấu hiệu dị ứng thuốc nhuộm tóc thì bạn nên bình tĩnh và cẩn thận xử lý tình trạng của mình. Đầu tiên, bạn cần cắt bớt tóc để loại bỏ tối đa các tại hại do hóa chất gây ra, sau đó hãy áp dụng một số nguyên liệu quen thuộc sau để chữa dị ứng:

1. Gội đầu bằng các thảo dược thiên nhiên

Khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc, bạn hãy dùng các nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc như bạc hà, lá bưởi, bồ kết, xả, vỏ cam… để cấp cứu cho tình trạng dị ứng của mình.

Bạn nên dùng các loại lá trên đun sôi để gội đầu thay dầu gội nhằm cải thiện tình trạng ngứa da đầu, giảm viêm, giúp cho các vết thương do dị ứng nhanh chóng bình phục. Bạn cũng chỉ nên thực hiện 2 – 3 lần một tuần, không nên quá lạm dụng để tránh phản tác dụng.

2. Dùng giấm gạo và chanh để chữa dị ứng

Để giảm các triệu chứng khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc, bạn có thể dùng 3 thìa canh giấm gạo hòa chung với nước cốt vắt ra từ 1 quả chanh. Sau khi làm sạch tóc sơ qua với nước ấm thì bôi hỗn hợp này lên da đầu.

Sau đó lấy khăn bông mềm và sạch để ủ tóc trong một tiếng đồng hồ và gội sạch lại với nước ấm. Làm theo công thức này một lần mỗi ngày để diệt khuẩn và giúp da đầu bớt tình trạng ngứa ngáy, giảm dần triệu chứng dị ứng.

3. Dùng lô hội

Khi bạn bị dị ứng thuốc nhuộm tóc, có thể lấy một nhánh nha đam, gọt vỏ lấy phần thịt đem đun sôi chung với 3 lít nước. Cho thêm vào 1 muỗng cà phê muối và 2 muỗng nước cốt chanh, đun thêm 2 phút rồi nhắc xuống.

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc
Lô hội được đánh giá cao trong việc chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc.

Khi hỗn hợp thuốc còn ấm, đem đi gội đầu rồi xả lại với nước sạch. Duy trì gội mỗi ngày một lần để đẩy lùi nhanh chóng tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc.

Đọc thêm: Tổng hợp các triệu chứng dị ứng da thường gặp nhất

4. Dùng thuốc chữa dị ứng

Bên cạnh các phương pháp vừa kể trên, bạn có thể dùng thêm một số loại thuốc Tân dược để bôi thêm vào chỗ dị ứng để nhanh khô vết thương sau mỗi lần gội đầu như dung dịch Jarish, Dalibour…

Khi thấy da đã khô thì bạn có thể sử dụng một số chế phẩm chứa Steroid như: Fuciort, Gentrisone, Fluciar… mỗi ngày 1 – 3 lần cho đến khi khỏi hẳn.

Khi có cảm giác ngứa ngáy khó chịu nhiều thì bạn nên uống thêm kháng sinh như: Phenergan hoặc Loratadin.

#Những lưu ý khi chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc:

  • Trước khi dùng bất kì phương pháp gì để chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc, người bệnh cũng cần phải cắt bỏ phần tóc nhuộm ngắn hơn để điều trị dễ dàng. Việc này còn giúp giảm thiểu tối đa lượng tóc dính hóa chất gây tổn hại cho các vùng da khác nhiều hơn.
  • Trong quá trình chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc, người bệnh chỉ nên chọn các phương pháp dân gian. Nếu trong trường hợp dùng lần đầu tiên mà cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, da xuất hiện những tổn thương nhiều hơn… thì nên ngưng sử dụng ngay lập tức và đến ngay trung tâm y tế để thăm khám.
  • Không tùy tiện sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ. Luôn lắng nghe theo lời dặn dò của bác sĩ để sử dụng thuốc đúng cách và phù hợp nhất, không chủ quan để tránh gây viêm nhiễm, biến chứng không nên có.

Tuy việc làm đẹp là nhu cầu tất yếu của mỗi người, hưng bạn phải luôn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân. Hy vọng với những thông tin mà Chuatrimedaymanngua vừa cung cấp ở trên sẽ có ích, giúp bạn trang bị thêm cho bản thân một số kiến thức chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc.

Đỗ Phong

Độc giả tìm hiểu thêm:

Cập nhật lúc 09:55 - 03/10/2021